.Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nhằm gia tăng tốc độ giao dịch trong hoạt động bán hàng trực tuyến trên website của công ty cổ phần mỹ nghệ viễn đông (Trang 45 - 47)

Nhận thức sâu sắc về vai trò của thương mại điện tử trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam đã có bước tiến đầu tiên trong việc xây dựng định hướng chiến lược phát triển cho thương mại điện tử. Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010. Với sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, đầu tư phát triển thương mại điện tử đã có những kết quả bước đầu. Hạ tầng cơng nghệ thơng tin đã có những kết quả tích cực nhất định. Cho đến năm 2011, tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ và internet tại Việt nam dẫn đầu khu vực châu Á. Tốc độ phát triển internet của Việt Nam luôn đạt trên 20% trong những năm gần đây. Nếu tính trong giai đoạn từ 2000 – 2010, Việt nam dẫn đầu khu vực châu Á về tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ người dùng internet/dân số, Việt Nam mới chỉ đứng thứ 8 trong khu vực châu Á.

Tại Việt Nam hiện nay có tới xấp xỉ 100 ngân hàng đang hoạt động. Mặc dù khác nhau về sở hữu, về quy mô và phạm vi hoạt động nhưng hầu hết các ngân hàng này đều hướng tới việc đầu tư cho cơng nghệ và hình thức thanh tốn hiện đại. Một số ngân hàng nước ngoài và ngân hàng hàng đầu trong nước đã dám chấp nhận đầu tư dài hạn nhằm mang lại ứng dụng đầy đủ và tiện ích nhất cho khách hàng.

Tính đến những năm cuối của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với số thuê bao Internet trên toàn quốc là 6 triệu, quy đổi gần 19,5 triệu người dùng Internet, đạt tỉ lệ 1/5 dân số dùng

Internet (theo Bộ Thông tin - Truyền thơng). Việt Nam cũng đã có khoảng 40% DN có website riêng và hơn 93% DN kết nối Internet để phục vụ sản xuất, kinh doanh (theo Bộ Công Thương).

Bên cạnh việc hình thành khung pháp lý bảo vệ doanh nghiệp và người dùng khi giao dịch mua, bán trên mạng internet, Bộ Thông tin - Truyền thông đã công nhận giá trị pháp lý của chữ ký số và chứng thực số trong giao dịch điện tử, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam. Ngồi ra, hàng loạt cơng ty chun về dịch vụ thanh toán điện tử đã kết hợp với các ngân hàng triển khai các dịch vụ “ví điện tử” dành cho đối tượng mua sắm những khoản vừa và nhỏ qua mạng Internet. Từ 2006, giao dịch chứng khoán bùng nổ và trở thành phổ biến trong các giao dịch điện tử về các tài sản chính. Đây cũng được coi là một bước tiến lớn trong giao dịch không dùng tiền mặt và giao dịch điện tử. Cho đến nay, hàng ngàn tỷ VNĐ giá trị giao dịch trong lĩnh vực chứng khốn đã thực thi góp phần làm cho tập qn giao dịch điện tử trở nên phổ biến hơn trong đời sống kinh tế của Việt Nam.

Điều tra của Bộ Công Thương về thương mại điện tử (2008) đã cho thấy kết quả rất khả quan với thông tin là gần 40 % doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử, và mức doanh thu ấy chiếm 15% tổng doanh thu. Đây là một con số rất là đáng khích lệ cho thấy thương mại điện tử đã thực sự đem lại những cái lợi ích cụ thể cho các doanh nghiệp bằng những giá trị cụ thể. Khoảng 50% số doanh nghiệp được hỏi cho biết đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại điện tử trong đơn vị mình. Hơn 60% doanh nghiệp tin rằng doanh thu của họ nhờ thương mại điện tử sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới chứng tỏ niềm tin và sự lạc quan của doanh nghiệp đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, hơn 40% doanh nghiệp đã lập website riêng và khoảng 15% doanh nghiệp có các hoạt động e-marketing.

Mặc dù đã có một số kết quả ban đầu nhưng thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải cân nhắc và giải quyết.

Thứ nhất, hạ tầng cơng nghệ thơng tin mặc dù có tốc độ phát triển nhanh nhưng yếu tố nhân lực vẫn chưa phát triển tương xứng (bao gồm cả kỹ năng và nhận thức về thương mại điện tử). Các dịch vụ thanh toán chưa phát triển. Hạ tầng về pháp lý chưa theo kịp yêu cầu phát triển của thực tế cuộc sống. Mặc dù số lượng

người dân sử dụng internet tăng rất khả quan nhưng thực tế người dân sử dụng thanh toán trực tuyến chỉ 4%, các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt dưới 20%. Người tiêu dùng chưa quen thuộc với dịch vụ thanh toán hiện đại của ngân hàng.

Thứ hai, mặc dù phần lớn các công ty đều nắm bắt được thương mại điện tử là xu thế tất yếu và chuẩn bị cho sự bùng nổ của thương mại điện tử và đã có đầu tư ứng dụng cơng nghệ cho giao dịch điện tử nhưng theo điều tra của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, tới cuối năm 2011 mới chỉ có khoảng 28% doanh nghiệp đã có trang web B2B hoặc B2C. Tuy nhiên, hầu hết các website này mới dừng ở mức giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm, mới có 32% website có chức năng giao dịch trực tuyến và 7% có chức năng thanh tốn trực tuyến.

Thứ ba, các công ty phân phối bán lẻ hiện nay như siêu thị điện tử, hàng tiêu dùng, thời trang... có lượng khách hàng rất lớn. Hầu hết các công ty này đều đã triển khai hình thức đặt hàng trực tuyến. Lượt truy cập vào trang web để xem hàng hóa khá cao nhưng hầu hết khách hàng mới chỉ dừng lại ở vào trang web các công ty để xem mặt hàng, tỷ lệ đặt hàng trực tuyến trên các trang web này rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là khách hàng chưa quen thuộc với dịch vụ thanh toán hiện đại: thanh tốn bằng thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử, ví điện tử; khách hàng chưa hoàn tồn tin tưởng về chất lượng thơng tin trên mạng; mức độ an toàn trong các giao dịch điện tử thấp nên chưa tạo ra được lịng tin của cơng chúng tiêu dùng. Tỷ lệ thơng tin sai, mang tính chất lừa đảo vẫn chiếm khoảng 5-7%, chẳng hạn như giá ảo, hàng giả, chất lượng thấp hay giao hàng khơng có người nhận… đã làm cho tâm lý người mua phải xem tận mắt, sờ tận tay vẫn còn tồn tại khá phổ biến.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nhằm gia tăng tốc độ giao dịch trong hoạt động bán hàng trực tuyến trên website của công ty cổ phần mỹ nghệ viễn đông (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)