2.2.2.6 .Đơn vị tổ chức vận chuyển
3.3. CÁC GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM GIA TĂNG TỐC ĐỘ
3.3.2.1. Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về TMĐT B2B
Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Các Bộ, ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này như Thông tư số 09/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT, Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác,v.v…
Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực cịn mới mẻ lại dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu
và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hồn thiện mơi trường pháp lý về thương mại điện tử B2B.
Bên cạnh việc tiếp tục bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TMĐT, cần quan tâm đến việc rà soát các văn bản đã ban hành. Thực tế chỉ ra rằng nhiều hoạt động liên quan đến TMĐT B2B đã được quy định tại một số văn bản pháp quy, nhưng khi ban hành chưa tính đến những đặc thù của mơi trường mạng nên không đáp ứng được yêu cầu trong TMĐT và trở thành lực cản cho doanh nghiệp. Các quy định liên quan đến quản lý, chuyển nhượng tên miền, quản lý website, quản lý quảng cáo thương mại thông qua các phương tiện điện tử cần phải được thay đổi để tạo thuận lợi hơn nữa cho TMĐT B2B phát triển.