Giao dịch TMĐT B2B ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn TMĐT B2B tổ chức theo hình thức cổng thơng tin về cơ hội giao thương hoặc các trung tâm thương mại. Thông qua những sàn giao dịch TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thơng tin về các đối tác tiềm năng, tìm kiếm cơ hội giao thương và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngồi. Năm 2005, số lượng sàn TMĐT B2B của Việt Nam vẫn chỉ ở mức trên dưới 20, với đa phần là những website đã được xây dựng từ trước. Hầu hết các website này đều chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, nguồn nhân lực hạn chế, vốn kinh doanh nhỏ, v.v…
nên chủ yếu mới dừng ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm. Do tính năng hỗ trợ giao dịch trực tuyến chưa cao, các sàn TMĐT hiện mới chỉ dừng ở mức các website thông tin xúc tiến thương mại, chứ chưa thực sự là những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp triển khai TMĐT B2B ở tầm chuyên nghiệp. Giá trị giao dịch thực tế còn rất thấp. Tiếp cận Internet băng thông rộng, đặc biệt là ADSL, ngày càng dễ dàng với chi phí hợp lý và yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam thực sự bước vào sân chơi toàn cầu là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm tới TMĐT. Trong năm 2012 phương thức giao dịch TMĐT B2B phát triển nhanh. Năm 2012 số doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT B2B của Việt Nam cũng như của nước ngoài tăng rất nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới qua các chợ “ảo” này. Việc sử dụng thư điện tử (email) trong giao dịch kinh doanh đã trở nên phổ biến. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Internet để cho mục tiêu mua bán hàng hoá và dịch vụ. Số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang tên miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh trong khi số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng TMĐT lớn hơn so với những năm trước.
2.2.1.3. Thực trạng về tốc độ xử lý giao dịch trong hoạt động bán hàng trực tuyến trên website của Công ty cổ phần mỹ nghệ Viễn Đông
Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn Đông (FEH) được thành lập vào năm 1996, với sự hợp nhất của một công ty thương mại và hai nhà sản xuất thủ công. FEH tự thiết lập như là một công ty xuất khẩu thủ công hàng đầu của Việt Nam, với sự tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 25% trong suốt 5 năm gần đây.
Hoạt động xuất khẩu của công ty được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà máy thuộc quyền sở hữu của công ty. Các sản phẩm của công ty như đồ tre hay sơn mài tương ứng được sản xuất ở Nam Định, Hà Tây, Bát Tràng, Ninh Bình và các tỉnh khác – những nơi khởi đầu làng nghề làm tre, sơn mài. Cơng ty có hơn 200 cơng nhân làm tồn thời gian và hơn 500 cơng nhân làm bán thời gian làm việc tại nhà máy.
Thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta trong thời kỳ kinh tế đang hội nhập và là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởngcao nhất. Chính vì vậy có rất nhiều doanh nghiệp trong nước
tham gia vào lĩnh vực này, đó cũng chính là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cơng ty.
Có thể kể ra một số công ty cũng quy mô và ngành nghề với FEH như: Xưởng sản xuất Đá Mỹ nghệ và Điêu khắc Tiến Hiếu, Công ty TNHH Mây tre đan Phương Anh, Công ty TNHH Đổi Mới; Công ty TNHH Thủ công Mỹ nghệ Tư Duy, Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Hoa Lư, Xưởng sản xuất Thủ công Mỹ nghệ Hội An, …. Đó đều là những cơng ty lớn và có uy tín trên thị trường.
So sánh với các cơng ty đối thủ cạnh tranh thì bên cạnh những điểm mạnh từ việc liên doanh, liên kết với các làng nghề truyền thống Cơng ty vẫn cịn tồn tại một số điểm yếu kém cần khắc phục như giao dịch với các khách hàng là cá nhân cịn hạn chế vì vậy cũng bỏ lỡ mọt lượng khách hàng tiềm năng không nhỏ.
Ngay từ những năm đầu khi tham gia kinh doanh công ty đã xác định khách hàng thường xuyên của công ty là những doanh nghiệp thương mại chứ không phải là khách hàng cá nhân, vì vậy mà những đơn hàng của công ty là những đơn đặt hàng xuất khẩu với giá trị đơn hàng cao. Vì vậy mà giao dịch diễn ra cũng khá phức tạp và thường mất 4 ngày để hoàn thành một đơn hàng cho khách hàng.
Những giao dịch của công ty chủ yếu được thực hiện thông fax hoặc email điện thoại. Tốc độ giao dịch của cơng ty trên website www.fehandicraft.com cịn chậm.
Khi vào website và có bất kỳ những thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, mức giá, hình thức giao hàng, thanh tốn, … khách hàng có thể trực tiếp gửi thắc mắc của mình tới đội ngũ tư ấn viên trực tiếp trên website thông qua Yahoo chat, Skye hoặc email. Mọi thắc mắc của khách hàng sẽ nhanh chóng được phản hồi và gửi tới khách hàng.
Bên cạnh đó trên website cịn có một mục riêng về tin tức, sự kiện giúp khách hàng cập nhật tin tức, thông tin không chỉ trong lĩnh vực thủ cơng mỹ nghệ mà cịn rất nhiều lĩnh vựa hay và thú vị khác từ cuộc sống. Ngồi ra website cịn liên kết với các website khác như: dantri.com.vn và www.vnnetsoft.com.
Nói chung, dịch vụ chăm sóc khách hàng của Cơng ty chưa được thực hiện nhiều trên website, bên cạnh đó chưa chỉ được ra cho khách hàng thấy được những điểm mạnh của Cơng ty cũng như những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được. Các
điều khoản về thanh toán, vận chuyển và các dịch vụ sau bán cũng chưa được Công ty đề cập đến trên website.
2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài tới tốc độ xử lý giao dịch trong hoạt động bán hàng trực tuyến