V. THÁNH ĐƯỜNG NGOẠI THỂ ĐÃ KHANG TRANG THÌ THÁNH ĐƯỜNG NỘI TÂM CŨNG
2. CÂU CHUYỆ NY KHOA
Tháng chín, 1980.
Khi khóa Y khoa năm 1980 khai giảng, tơi vẫn cịn khoác quân phục xanh ở qn trường Thành Ơng Năm, Hóc Mơn. Gia đình và bạn bè có báo tên tơi trúng tuyển đăng trước cổng trường. Tấm bảng trúng tuyển với những dòng chữ đơn sơ mà đẹp như huyền thoại, như cổ tích ấy, tơi khơng được một lần ngắm nhìn.
Ngày tựu trường, chắc là vui lắm. Hân hoan, tưng bừng, háo hức… Tơi chưa thử hình dung.
Tháng mười hai, 1980. Sau bốn tháng quân trường, đơn vị chuẩn bị thứ hai tuần sau qua K., thì thứ sáu tơi nhận được giấy giải ngũ. Những học sinh trúng tuyển đại học niên khóa 1980 được về đi học…
Nhập học trễ gần ba tháng so với bạn đồng khóa, tơi khơng kịp đón nhận cái háo hức nhập trường, chỉ biết thương quý màu áo trắng biết bao.
Năm Y khoa thứ nhất.
Ký ức về phòng xác để học anatomie ở lầu một thật ấn tượng và nguyên hình. Các tử thi hiến xác hoặc vô thừa nhận được ngâm trong thùng formol, rồi quay lên từ từ khỏi formol cho sinh viên học. Suốt lầu một, phịng xác có khoảng 40–50 xác như
vậy, đa phần đều tơi tả với gân, cơ và xương. Tơi có người bạn, thi bốn lần mới đậu Y. Vơ học Giải phẫu học có mấy tháng rồi nghỉ học ln, vì sợ…
Trường Y, phụ trách phịng xác lầu một là bác Út già, người đã gắn bó với phịng xác mấy chục năm. Bác nhận xác, vệ sinh xác, rồi cẩn thận đặt vào thùng inox formol. Bác thương quý từng cái xác, không như đa phần sinh viên tuổi nhỏ, cịn chưa hiểu vì về phận cát bụi kiếp người.
Bác Út nghe đồn, bên trường Kiến Trúc có cơ sinh viên năm nhất, mê vẽ, bị bỏ quên trong thư viện, bảo vệ khóa trái cửa. Đêm đó lại khơng may xảy ra hoả hoạn ngay thư viện, bàn thờ cô sinh viên trẻ cịn để n đó tới bây giờ… Nên bác cẩn thận lắm. Chiều nào trước khi khóa cửa, bác cũng đi một vịng phịng xác, coi có sót sinh viên nào khơng.
Tối hơm đó. Nghe tiếng lục đục trong phịng xác, bác Út hết hồn. Chuyện ma cỏ, bác đâu có tin, vì ma mà gặp bác chắc cũng lảng chỗ khác chơi. Vậy mà tay bác run tra chìa hồi khơng vơ lỗ khóa. Đến chừng mở được cánh cửa, bác la một tiếng lớn như đang cầm ba bốn cái micro:
– AAAA…Á!
Bác Út ù té chạy. Thầy cô trực ở lầu hai, lầu ba ùa xuống, thấy bác đang đứng run như mèo đi tắm. Hỏi chuyện gì, bác chỉ ú ớ chỉ về phía cửa phịng xác, lập bập:
– Cái xác!!
– Cái xác gì, ở đâu, bác? – Nó… nó đứng nga…ay cửa!
Mọi người kinh hoảng, rồi lấm la lấm lét, cùng nhau rón rén đi về phía cửa phịng xác. Bác Út vẫn đứng run, như hồn phách
vẫn chưa trở về run chung với thân thể. Cánh cửa phịng xác đã tự động đóng lại, im ỉm lạnh, chìa khóa vẫn cịn rung rung. Một thầy liều mạng đẩy cánh cửa…
Không thấy một cái xác nào biết đứng. Cả phịng xác lạnh lùng, khơng một hơi thở. Nhưng mọi người như một ban đồng ca nhà thờ cùng hợp xướng khi nhìn xuống ngay ngạch cửa:
– AAAA..Á!
Một vũng Formol với mùi đặc trưng, lấp loáng dưới ánh đèn (?!)
Hôm sau, bác Út nộp đơn xin nghỉ việc luôn…
Tôi biết, một sư huynh và nhiều bạn đạo, từng nghĩ và quyết tâm sẽ hiến xác cho Trường Thuốc sau khi lìa trần. Mỗi tâm ý có một chọn lựa, và mỗi linh hồn có một con đường. Đúng hay sai, trăm năm sau cũng hòa vào cát bụi. Nếu sự còn lại là hữu ích, thì có khi sự tan biến tức thì thành tàn tro, sự hịa tan tức thì vào sơng biển của một phận người, điều đã xảy ra với sư huynh thương kính của tơi, lại cũng vơ vàn hữu ích cho chúng tơi…
Để giữa thiên thu, chúng ta cùng nhau mặc niệm hai chữ vô thường!
Hai chữ vô thường ấy, chúng ta nghe hằng ngày, có khi lại thật kinh khủng, như phần đầu câu chuyện dưới đây.
3. CÂU CHUYỆN Y KHOA 2
Chúng tôi đậu vào Y khoa khi hơi thở nóng chiến cuộc Tây Nam cịn phả vào cuộc sống. Những năm đó, cuộc sống như là một cuộc chiến sinh tồn. Một cái trứng vịt luộc, được chia làm hai cho lon guigoz cơm bữa trưa, và tô cơm buổi chiều. Chúng tôi nằm ở
hành lang nghỉ trưa sau khi thu hoạch gần đầy nắp guigoz bơng cỏ sau bữa ăn…
Hơm đó, bạn Phước, sau hai ngày về thăm cha bị sốt kéo dài, từ Tây Ninh đánh điện lên cho người bạn thân là Thông:
“Ba tao đa mat hai ngay nua tao len hom truoc tao co thai do khong dung tui may bo di cho tao”
Bữa sau, LĐT vô lớp chuyển tin cho mấy đứa bạn thân: – Tội nghiệp quá, quả là hoạ vơ đơn chí mà phước nó bất trùng lai mờ! Tao xin đọc nguyên văn bức điện tín:
“Ba tao đã mất, hai ngày nữa tao lên. Hơm trước tao có thai do không dùng túi, mấy bồ đi chỗ tao.”
– Có thai là sao? Đi chỗ tao là sao?
– Chắc là chuyện riêng tư của nó. “Đi chỗ tao”, là đi đám ma ở Tây Ninh. Nhỏ Th thâu tiền, mua nhang đèn, mai tụi mình đi…
Sắp hàng rồng rắn từ sáng, gần trưa chúng tôi mới leo lên được xe đị. Gió thơm mùi dầu xe lộng vào mái tóc. Lúa hai bên đường đang địng địng, thơm lạ. Ít có dịp được đi đâu, nên dù trên chiếc xe đị cũ kỹ khua xóc như xe ngựa, rồi đi đám ma nữa, mà mặt đứa nào đứa nấy hí hửng tươi rói như đi du lịch.
Tới nơi, chúng tôi lựa một gương mặt sầu muộn thi ca nhứt, bạn Đ, cho ơm bốn bó nhang, gương mặt trẻ trung nhí nhảnh nhứt, nhỏ Th, cho ơm năm chùm bơng huệ trắng…
Khơng có Phước ở nhà, chỉ có… ba nó ra chào, cười toe toét: – Các cháu là bạn học Thuốc với thằng Phước hả?
Chúng tơi ngơ ngác ngó nhau. Bạn Đ ôm nhang đi trước đang chuẩn bị chia buồn với… hai họ, trễ cặp kính cận xuống, dịm kỹ coi kỹ, rồi tự nhiên cà lăm mắc phải:
– Dạ. Có phải bác là ba của Phước, tụi con nghe nói bác mới vừa… vừa…
– Ừ, đúng rồi con, bác bệnh mới hết, tụi con vô nhà uống nước, mà tụi con đi đâu ghé bác vậy?
Nhỏ Th ôm hoa hoè, ý lộn, hoa huệ bước lên: – Dạ, tụi con đi cúng ba… à, dạ cúng Bà… đó bác!
Lát sau Phước về, chúng tơi mới biết ngun tác bức điện tín: “Ba tao đã mát, hai ngày nữa tao lên. Hơm trước tao có thái độ khơng đúng, tụi mày bỏ đi cho tao.”