QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing dịch vụ vận tải (Trang 75 - 81)

Bài 4 : CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI

3. QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

Bước Công việc Nội dung Cách thực hiện Ghi chú

1

Xử lý đơn đặt

hàng

Việc phân phối sản phẩm vật chất bắt đầu từ đơn đặt hàng của khách hàng. Ngày nay các doanh nghiệp đang cố gắng rút ngắn chu kỳ đặt hàng - chuyển tiền, tức là khoảng thời gian từ khi đưa đơn đặt hàng đến khi thanh toán.

Chu kỳ này càng kéo dài thì mức độ hài lịng của khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp càng thấp.

Chu kỳ này bao gồm nhiều bước:

- Nhân viên bán hàng chuyển đơn hàng,

- Đăng ký đơn đặt hàng và đối chiếu công nợ của khách hàng,

- Lên kế hoạch dự trữ và tiến độ sản xuất,

- Gửi hàng và hóa đơn tính tiền,

- Nhận tiền thanh toán. Lượng hàng đặt thêm tối ưu có thể xác định được bằng cách xem xét tổng chi phí xử lý đơn đặt hàng và thực hiện lưu kho ở mỗi mức đặt hàng khác nhau.

quản hàng trong khi chờ bán. Việc lưu kho sản phẩm là cần thiết vì các chu kỳ sản xuất và tiêu thụ ít khi trùng khớp với nhau. Doanh nghiệp phải quyết định số lượng và qui mô những địa điểm cần thiết để bảo quản sản phẩm.

cho khách hàng nhanh hơn. Tuy nhiên, nó lại làm tăng chi phí lưu kho. Số lượng địa điểm bảo quản phải đảm bảo cân đối giữa mức độ phục vụ khách hàng và chi phí phân phối. 3 Hàng tồn kho Mức dự trữ hàng là một quyết định quan trọng về phân phối vật chất và nó có ảnh hưởng tới việc thỏa mãn khách hàng. Các nhân viên bán hàng muốn doanh nghiệp của họ luôn tồn trữ đủ hàng để đáp ứng được ngay các đơn đặt hàng của khách hàng.

Tuy nhiên về chi phí sẽ kém hiệu quả nếu doanh nghiệp dự trữ hàng quá nhiều. Chi phí dự trữ hàng tăng lên với tốc độ nhanh dần khi mức độ phục vụ khách hàng tiến gần đến 100%. Việc thông qua quyết định dự trữ hàng đòi hỏi phải biết khi nào thì cần đặt thêm hàng và đặt thêm bao nhiêu. Khi mức dự trữ cạn dần, ban lãnh đạo cần phải biết nó giảm tới mức nào thì phải đặt thêm hàng mới. Mức tồn kho đó gọi là điểm đặt hàng hay (tái đặt hàng).

Điểm đặt hàng là 50 có nghĩa là phải tái đặt hàng khi lượng tồn kho còn 50 đơn vị sản phẩm. Điểm đặt hàng phải càng cao nếu thời gian chờ thực hiện đơn hàng càng dài, tốc độ sử dụng càng lớn và tiêu chuẩn dịch vụ càng cao. Nếu thời gian chờ đợi thực hiện đơn hàng và tốc độ tiêu hao của khách hàng thay đổi, thì phải xác định điểm đặt hàng cao hơn để đảm bảo lượng tồn kho an toàn. Điểm đặt hàng cuối cùng phải đảm bảo cân đối rủi ro cạn nguồn hàng dự trữ với chi phí dự trữ quá mức.

Một quyết định tồn kho khác nữa là đặt thêm bao nhiêu hàng. Mỗi lần đặt hàng khối lượng càng lớn thì số lần đặt hàng càng ít. Doanh nghiệp cần cân đối chi phí xử lý đơn đặt hàng và chi phí dự trữ hàng. Chi phí xử lý đơn đặt hàng gồm chi phí chuẩn bị và chi quản lý của mặt hàng đó.

4

Xác định lượng đặt hàng tối

ưu

Lượng đặt hàng tối ưu có thể xác định bằng cách theo dõi tỏng chi phí xử lý đơn hàng và chi phí dự trữ hàng tương ứng với các mức đặt hàng khác nhau. Hình trên cho thấy chi phí xử lý đơn hàng trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống khi số đơn vị sản phẩm đặt mua tăng lên vì chi phí đặt hàng chia đều cho nhiều đơn vị sản phẩm hơn. Chi phí dự trữ trên một đơn vị sẽ tăng lên khi số đơn vị đặt mua tăng lên vì mỗi đơn vị sẽ tồn tại trong số dự trữ lâu hơn. Hai đường cong chi phí này cộng lại theo phương thẳng đứng sẽ cho đường cong tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Điểm thấp nhất trên đường cong tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm chiếu thẳng xuống trục hoành sẽ cho số lượng đặt hàng tối ưu.

Ngày nay càng có nhiều doanh nghiệp chuyển từ mạng lưới cung ứng đón đầu sang mạng lưới cung ứng theo yêu cầu. Mạng lưới đầu liên quan đến những doanh nghiệp sản xuất với khối lượng sản phẩm theo dự báo mức tiêu thụ. Doanh nghiệp tạo ra và dự trữ tại các điểm cung ứng khác nhau, như tại nhà máy, tại các thị trường phân phối và các cửa hàng bán lẻ. Mỗi điểm cung ứng đều tự động tái đặt hàngkhi đạt tới điểm đặt hàng.

Nếu tình hình tiêu thụ chậm hơn dự kiến, doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm bớt lượng dự trữ hàng bằng cách bảo trợ cho các hợp đồng và các biện pháp khuyến mãi. Mạng lưới cung ứng theo yêu cầu do khách hàng chủ động trong đó có phần sản xuất liên tục và phần dự trữ khi có đơn hàng về. Ví dụ các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản tiếp nhận các đơn đặt hàng mua ôtô, sản xuất rồi gửi đi trong vòng bốn ngày. Benetton, một nhà thời trang Italia, kinh doanh theo hệ thống đáp ứng nhanh, nhuộm những chiếc áo len của mình theo những màu đang bấn chạy thay vì cố gắng dự đoán trước những màu sắc mà công chúng sẽ ưa thích. Việc sản xuất theo đơn hàng chứ không phải theo dự báo đã giảm được rất nhiều chi phí dự trữ và

rủi ro. 5 Vận chuyển Những người làm marketing cần quan tâm đến những quyết định của doanh nghiệp về vận chuyển sản phẩm. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm, việc bảo đảm giao hàng đúng hẹn hay không và tình trạng của sản phẩm khi tới nơi, tất cả những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng.

Trong việc vận chuyển hàng đến các kho của mình, cho các đại lý và khách hàng, doanh nghiệp có thể chọn trong năm phương tiện vận chuyển: đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường ống và đường hàng không. Người gửi hàng phải xem xét các tiêu chuẩn như tốc độ, tần suất, độ tin cậy, năng lực vận chuyển, khả năng sẳn có, đặc điểm sản phẩm và chi phí để chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, kể cả phương tiện riêng hay hợp đồng thuê vận chuyển.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Hãy nêu vai trị, chức năng của kênh phân phối?

2. Kênh phân phối có bao nhiêu loại? Theo anh/chị nếu là sản phẩm vận tải thì nên lựa chọn kênh phân phối nào cho phù hợp?

3. Chọn một sản phẩm vận tải sau đó hãy tổ chức hoạt động kênh phân phối trong vận tải hàng hóa?

4. Dựa vào quy trình phân phối sản phẩm đã học, anh/chị hãy lập kênh phân phối cho một sản phẩm cụ thể mà anh/chị biết?

THỰC HÀNH 1. Mục đích, yêu cầu

a. Mục đích:

Giúp học viên củng cố và ghi nhớ được những nội dung kiến thức đã học.

b. Yêu cầu

- Trình bày được các kiến thức, khái niệm về kênh phân phối.

- Lựa chọn được kênh phân phối phù hợp cho từng loại sản phẩm vận tải.

2. Phương tiện thực hành

- Giáo trình, bài giảng mơn học Marketing dịch vụ vận tải và những tài liệu tham khảo khác mà học viên thu thập được.

- Những thiết bị phục vụ thu thập thông tin như máy vi tính hoặc điện thoại có kết nối internet, sổ tay ghi chép, giấy, bút bi.

3. Nội dung thực hành

Thiết lập kênh phân phối cho một sản phẩm cụ thể mà anh/chị biết?

4. Cách tiến hành

Chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 3 - 5 thành viên) để thực hiện bài thực hành

8. Báo cáo kết quả và đánh giá

Báo cáo kết quả: Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày kết quả mà bài thực hành của nhóm mình thực hiện.

Đánh giá: Giảng viên căn cứ vào phần thực hành và trình bày kết quả của từng nhóm để đánh giá mức độ đạt/khơng đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing dịch vụ vận tải (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)