THỰC HIỆN CÁC CÔNG CỤ XÚC TIẾN TRONG DOANH NGHIỆP VẬN

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing dịch vụ vận tải (Trang 100 - 103)

Bài 6 : ÁP DỤNG MARKETING TRONG NGÀNH VẬN TẢI

4. THỰC HIỆN CÁC CÔNG CỤ XÚC TIẾN TRONG DOANH NGHIỆP VẬN

NGHIỆP VẬN TẢI

4.1. Chiến lược tiếp thị trong thị trường vận tải

Tiếp thị là một công tác quan trọng của ngành vận tải các nước có kinh tế thị trường. Công tác này phải được thực hiện, theo một kế hoạch có tính chiến lược. Chiến lược này được cụ thể hóa thành những bài bản cụ thể của công tác Marketing.

Để xây dựng chiến lược tiếp thị cho mỗi ngành vận tải, điều quan trọng là hiểu được thị trường, nắm được môi trường sản xuất kinh doanh của ngành. Cụ thể phải nắm được những vấn đề sau:

- Các nhu cầu, khả năng và sở thích của khách hàng - Các chế độ, chính sách kinh tế của Nhà nước.

- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường vận tải. Chỗ yếu, chỗ mạnh của các đối thủ.

- Đánh giá đúng khả năng, vai trị của đơn vị mình trên thị trường vận tải. - Xác định mục tiêu cần đạt trong sản xuất kinh doanh.

Thơng thường khi vận chuyển hàng hóa với cự ly xa các bạn hàng của ngành vận tải phải trả những chi phí sau cho q trình vận chuyển:

- Chi phí cho vận chuyển trên đường. Cơng việc này thường do đường biển, đường sông, đường sắt, hàng khơng thực hiện vì cự ly vận chuyển lớn.

- Chi phí cho vận chuyển ở hai đầu từ kho đến nơi xếp hàng và từ nơi dỡ hàng về kho của chủ nhận. Việc vận chuyển này thường do ô tô thực hiện vì cự ly vận chuyển nhỏ.

Hiện nay đa số các chủ hàng phải lo vận chuyển ở hai đầu, cịn đoạn chính do các loại phương tiện có khả năng vận chuyển đường xa như đường biển, đường sắt… thực hiện.

Ngồi những chi phí chủ yếu là chi cho vận chuyển trên đường dài thì chi cho vận chuyển hai đầu nhiều khi cũng rất lớn.

- Vận chuyển hành khách:

Để thực hiện một chuyến đi xa thông thường hành khách phải qua nhiều khâu vận chuyển. Ví dụ: những hành khách của đường sắt khi đi từ nơi này đến nơi khác phải thực hiện các bước sau:

- Đi từ nhà đến ga đường sắt - Đi trên tàu

- Đi từ ga đến địa điểm cần thiết.

Vấn đề thứ hai là các hành khách đi trên đường có tâm lý chung là mong chóng tới đích. Các chủ hàng cũng vậy, họ muốn hàng của họ đến một cách mau lẹ, đúng giờ. Để làm được việc này ngồi việc đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển ngành vận tải phải cải tiến cơng nghệ vận chuyển của mình. Đối với vận chuyển hàng hóa phải tổ chức các hành trình vận chuyển hàng cố định theo thời gian, đối với vận chuyển hành khách phải tổ chức các chuyến tốc hành, du lịch....

Trong quá trình cạnh tranh trên lĩnh vực vận tải các doanh nghiệp phải đánh giá được chi phí sản xuất của các đối thủ đang cạnh tranh với mình. Từ đó mới phát huy các mặt mạnh và biết nhường những chỗ không phải là sở trường của

mình cho các doanh nghiệp khác. Ngồi những yếu tố chi phí cịn có một điều rất quan trọng là việc tổ chức vận chuyển trọn gói sẽ giúp cho các chủ hàng, hành khách bớt những thủ tục phiền tối, chủ động được cơng việc của họ.

Để việc cạnh tranh có hiệu quả cần phải xây dựng một chiến lược tiếp thị. Chiến lược này bao gồm các nội dung sau:

- Nghiên cứu mơi trường sản xuất kinh doanh, tìm hiểu thị trường trên cơ sở đó xác định phần tham gia của doanh nghiệp trên thị trường. Xác định mục tiêu của chiến lược sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch chiến lược về giá cả sản phẩm trên thị trường.

- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá theo từng thời điểm để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Xây dựng các biện pháp đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

4.2. Công tác quảng cáo trong ngành vận tải

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Marketing của doanh nghiệp vận tải là cơng tác quảng cáo. Câu nói nổi tiếng "Quảng cáo là động cơ của buôn bán” đã cho thấy tầm quan trọng của công tác này. Các nhà xã hội học của Pháp đã chứng minh rằng 87% người tiêu dùng đã mua hàng sau khi nhìn thấy nhãn hiệu hay bao gói quen thuộc được quảng cáo trong các báo, trên phố hay tivi. Quảng cáo ở các nước phát triển chiếm khoảng 15-25% giá trị hàng hóa và dịch vụ. Nhưng các chi phí này bị xếp vào loại “mạo hiểm”.

Việc quảng cáo thường rất tốn kém nên không phải lúc nào cũng có ích. Trong thực tế có những doanh nghiệp q coi trọng cơng tác quảng cáo mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm. Họ quên rằng nâng cao chất lượng sản phẩm là một hình thức quảng cáo tốt nhất. Các đối thủ cạnh tranh có thể thay chi phí quảng cáo vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sẽ đưa ra cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Trong những trường hợp trên quảng cáo sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn mà kết quả sẽ ngược lại.

Trong ngành vận tải phải phân biệt rõ giữa quảng cáo với các thông tin về dịch vụ vận tải. Ví dụ như lịch chạy tàu. Đó khơng phải là quảng cáo nhưng nó và quảng cáo có thể bổ sung lẫn nhau. Ví dụ: trên một chuyến tàu khách, hành khách sẽ dễ chịu hơn nhiều nếu được thơng báo trên radio về tình hình của đoàn tàu, giới thiệu các địa danh, các danh lam thắng cảnh mà đồn tàu đang đi qua. Khơng bao giờ được cho rằng quảng cáo chỉ cần thiết khi hàng thừa ế. Tăng được số lượng khách hàng, ngành vận tải có thêm khả năng mở rộng sản xuất và cải thiện điều kiện tài chính của mình điều này bao giờ cũng rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing dịch vụ vận tải (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)