Đối với các công ty XKLĐ

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 93 - 95)

SỔ THEO DÕI QUỸ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1%

4.4.2 Đối với các công ty XKLĐ

liên quan đến các khoản chi phí đi để NLĐ nắm được trên cơ sở quy định của pháp luật. Đặc biệt là các khoản tiền phí dịch vụ, tiền môi giới, tiền vé máy bay, visa, khám sức khỏe...Đưa ra những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ trong công ty đưa ra những mức phí trái với quy định pháp luật.

Thứ hai: Các công ty XKLĐ tìm kiếm thị trường cũng như đối tác đáng tin cậy,

mức lương tốt, điều kiện làm việc cũng như sinh hoạt cho NLĐ tốt, ký hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng lao động để giảm tối thiểu chi phí trước khi đi cho NLĐ. Đối với các thị trường mới thì cần phải thẩm định kỹ các đơn hàng về điều kiện sống cũng như là mức lương, cần tìm hiều kỹ về pháp luật, văn hóa xã hội của nước sở tại để giáo dục định hướng cho NLĐ trước khi xuất cảnh. Cần phải có văn bản hỏi ý kiến cục quản lý LĐNN đối với thị trường mới mà công ty khai thác được đơn hàng.

Thứ ba: Đối với bộ máy kế toán thì cần tạo điều kiện hỗ trợ các khoản kinh phí đào tạo cho cán bộ công ty được học thêm ngoại ngữ và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình công tác.

Thứ tư: Công ty có thể giám thiểu các khoản tiền đặt cọc chống trốn hoặc không đóng tiền đặt cọc đối với NLĐ bằng cách: Các công ty XKLĐ có thể sử dụng như là gia đình NLĐ ủy quyền cho Công ty XKLĐ tạm giữ bìa đỏ nhà đất trong thời gian thực hiện hợp đồng, các văn bằng chứng chỉ của NLĐ có như bằng đại học, cao đẳng hoặc trung cấp và nhận lại khi kết thúc hợp đồng lao động NLĐ về nước đúng thời hạn.

Thứ năm: Các công ty nên trích lập các khoản quỹ dự phòng để bù đắp những rủi ro cho NLĐ trong trường hợp bị về nước trước hạn do những lý do bất khả kháng. Với nguồn quỹ này mà công ty có thể giải quyết tốt về quyền lợi cho NLĐ và NLĐ cũng yên tâm về nước hoặc là ở lại nước sở tại.

Thứ sáu: Công ty nên có chính sách ưu đãi đối với những NLĐ đã đi làm việc

tại công ty và nay giới thiệu người trong gia đình đi tiếp: Có thể hỗ trợ các khoản tiền học ngoại ngữ hoặc tiền khám sức khỏe cho họ, tiền giáo trình.

Thứ bảy: Bằng các phương tiện thông tin đại chúng mà tuyên truyền về hoạt động xuất khẩu đến các địa phương, để NLĐ nắm rõ và lựa chọn đơn hàng cũng như thị trường lao đông phù hợp với bản thân mình.

Thứ tám: Để đứng vững trong thị trường lao động quốc tế thì các công ty cần phải tích cực đầu tư, xây dựng, cơ sở vật chất để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng

cao trình độ năng lực cho cán bộ công ty không chỉ về ngoại ngữ mà cả về kiến thức xã hội như am hiểu tâm lý NLĐ, quản trị nhân sự, xây dựng quy trình làm việc một cách khoa học, tạo môi trường làm việc thân thiện, có chính sách đãi ngộ cho những cán bộ có năng lực. Từ đó mà tăng được thị phần XKLĐ đối với thị trường truyền thống và thâm nhập vào các thị trường mới.

Thứ chín: Cùng với chủ sử dụng lao động, cơ quan quản lý lao động của Việt Nam tại nước ngoài tăng cường quản lý NLĐ, giải quyết một cách kịp thời những phát sinh cho NLĐ, giải quyết một cách dứt điểm đối với những lao động bỏ trốn, trục xuất về nước theo đúng quy định

Thứ mười: Cần phải xây dựng cơ sở đào tạo tại đơn vị thực hiện XKLĐ, xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ giỏi về ngoài ngữ mà am hiểu luật cũng như văn hóa xã hội các nước mà lao động đến làm việc. Hiện nay một số đơn vị do không có cơ sở đào tạo tại chỗ mà vẫn thu tiền học phí của NLĐ nhưng lai cho họ đến học tại cơ sở khác. Điều này không tốt đến việc quản lý NLĐ về việc học tập cũng như ý thức NLĐ.

Thứ mười một: Các công ty XKLĐ nên sử dụng hình thức đặt cọc bằng sổ tiết

kiệm của NLĐ tại Công ty hơn là đặt tiền bằng cách là ký các cam kết ba bên. Trong trường hợp NLĐ vi phạm các điều khoản trong hợp đồng lao động thì bằng bản cam kết ba bên và giấy ủy quyền rút tiền tiết kiệm của NLĐ cho Công ty XKLĐ trước khi xuất cảnh thì các công ty XKLĐ rút khoản tiền trên sổ tiết kiệm để bù đắp chi phí cho phía đối tác.

Với hình thức này thì NLĐ về được rút cả lãi và gốc, lãi suất thì có kỳ hạn là 3 năm nên rất có lợi đối với NLĐ. Trường hợp đặt tiền mặt tại công ty thì NLĐ về rút tiền gốc về nhưng lãi suất thường là không kỳ hạn tại thời điểm rút, như thế thì rất thiệt thòi đối với NLĐ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 93 - 95)