Giới thiệu chung về hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 55 - 57)

Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, còn gọi là hợp tác lao động quốc tế hay xuất khẩu lao động bắt đầu từ năm 1980. Cùng với sự biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài của nước ta có những chuyển biến đáng kể, cả về chiều rộng và chiều sâu. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ta được chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1980 - 1990: Hợp tác lao động và chuyên gia

Đây là giai đoạn đầu tiên chúng ta đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hợp tác lao động và chuyên gia của nước ta trong giai đoạn này dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau thông qua Hiệp định, thỏa thuận giữa Chính phủ với các nước tiếp nhận lao động. Trong giai đoạn này do đặc điểm cơ cấu kinh tế của nước ta và các nước trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp nên hoạt động đưa lao động và chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài đều là các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện tuyển dụng, đưa đi, quản lý lao động ở nước ngoài và làm thủ tục, giải quyết chế độ cho họ sau khi về nước. Mục tiêu của đưa người đi lao động ở giai đoạn này nhằm giải quyết việc làm, qua đó đào tạo, nâng cao tay nghề cho một bộ phận người lao động đồng thời bù đắp những thiếu hụt về mặt nguồn lực ở các nước tiếp nhận lao động.

Trong những năm cuối của giai đoạn này là năm 1988 - 1990 theo tinh thần đổi mới xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, hợp tác lao động quốc tế đã có những bước đổi mới ngoài mục tiêu trước đây thì còn có mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh hình thức cung ứng lao động và chuyên gia do cơ quan nhà nước đảm nhận trước đây, bước đầu đã hình thành các tổ chức kinh tế cung ứng lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.

Trong 10 năm thực hiện hợp tác lao động và chuyên gia với các nước, nước ta đã đưa được gần 300.000 lượt người đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 244.186

lao động, 7.200 lượt chuyên gia và 23.713 dưới hình thức Tu nghiệp sinh. Ngân sách nhà nước thu được 800 tỷ đồng, hơn 300 triệu USD.

Giai đoạn 1991 - 2000: Xuất khẩu lao động và chuyên gia

Những năm đầu của thập kỷ 90, do có những biến động về chính trị, kinh tế – xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước đang phát triển trên thế giới. Ngoài ra, do sự chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cơ chế kinh tế từ quản lý tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường ở các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước nhận lao động Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh đến hợp tác lao động của ta với các nước này. Hình thức hợp tác lao động và chuyên gia như trước đây không còn phù hợp, đòi hỏi phải được đổi mới một cách toàn diện cho phù hợp với tình hình đất nước và quốc tế trong giai đoạn này.

Theo đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung và xuất khẩu lao động nói riêng, một loạt các văn bản pháp lý về xuất khẩu lao động được ban hành. Việc thay đổi này đã đưa đến quản lý nhà nước tách khỏi hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động đã được hình thành và được cấp giấy phép.

Ở giai đoạn này, thị trường xuất khẩu lao động của nước ta từng bước được mở rộng từ thời kỳ đầu chỉ có khoảng 10 thị trường đến cuối giai đoạn lên đến hơn 30 nước và vùng lãnh thổ. Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài khoảng 10 vạn người, tăng dần hàng năm từ hàng nghìn đến hàng vạn. Bên cạnh đó, ngành nghề xuất khẩu lao động ngày càng đa dạng như một số ngành then chốt như là xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp....Thu nhập của người lao động cũng đã được tăng dần lên qua các năm, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn từ 6 đến 10 lần so với thu nhập từ việc làm trong nước. Đời sống người đi lao động và gia đình được cải thiện góp phần nhanh chóng xóa đói giảm nghèo.

Giai đoạn 2001 - nay: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia

Từ năm 2001 đén nay, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia tiếp tục được Chính phủ Việt Nam khẳng định là một hoạt động kinh tế, xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay

nghề, cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia cũng coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa....

Thực hiện chủ trương trên, Nhà nước đã cho phép nhiều loại hình doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu lao động. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành các quy định để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác mở rộng thị trường, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia mạnh, tăng cường đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu, giảm chi phí cho người lao động, quy định cơ chế kiểm tra, xử lý vi phạm trọng xuất khẩu lao động chặt chẽ hơn.

Trong giai đoạn này, việc xây dựng văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động đã được chú trọng nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới nhằm tạo ra hệ thống văn bản pháp luật tương đối đồng bộ, đầy đủ, điều chỉnh được mọi hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc tế, tăng cường được công tác quản lý xuất khẩu lao động và góp phần phát triển xuất khẩu lao động một cách bền vững trong những năm tới, đồng thời thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động xuất khẩu lao động đã thông thoáng hơn, cơ chế kiểm tra, xử lý chặt chẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời cũng tăng cường quản lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 55 - 57)