Tổ chức và hoạt động của các công ty XKLĐ

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 58 - 62)

3.1.3.1 Hình thức XKLĐ

Hoạt động XKLĐ thường diễn ra theo hai hình thức

Một là XKLĐ tại chỗ: là hình thức các tổ chức kinh tế của Việt Nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam bao gồm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, tổ chức, cơ quan ngoại giao, văn phòng nước ngoài .... tại Việt Nam.

Hai là đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Đi theo Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nhà nước. Hợp tác lao động và chuyên gia; Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động; NLĐ trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Các công ty XKLĐ thực chất là làm các dịch vụ hỗ trợ quá trình để đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Thực chất là nghiên cứu thị trường cần có nhu cầu lao động nhập khẩu, tìm kiếm đối tác, từ đó ký kết hợp đồng nguyên tắc giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các Công ty được phép cung cấp nguồn lao động.

Sau đó, các công ty XKLĐ tiến hành tìm kiếm nguồn lao động tại các địa phương thông qua các kênh như Hội nông nhân, hội cựu chiến binh, mặt trận từ các cấp huyện đến triển khai đến các xã. Từ việc tìm kiếm nguồn lao động, thực hiện tuyển dụng lao động cho phù hợp với từng đơn hàng cụ thể, tùy thuộc vào từng đơn hàng cụ thể mà có thể đối tác nước ngoài trực tiếp tham gia tuyển dụng hoặc là ủy quyền cho các công ty XKLĐ trực tiếp tuyển dụng. Sau khi đã trúng tuyển NLĐ được hướng dẫn khám sức khỏe, học tiếng, giáo dục định hướng và làm những công việc cần thiết khác theo quy định.

Trong thời gian học ngoại ngữ các công ty XKLĐ sẽ tiến hành làm Visa, ký kết hợp đồng với NLĐ, giải thích rõ về những quy định, những điều khoản, mức lương được hưởng trong quá trình làm việc tại nước ngoài.

Các công ty XKLĐ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền lợi và cũng như chịu trách nhiệm đối với NLĐ trong thời gian làm việc tại nước ngoài cho đến khi hết thời hạn và về nước.

Một số thị trường trọng điểm mà các công ty XKLĐ thuộc Cục quản lý LĐNN thực hiện

Hoạt động XKLĐ những năm gần đây chủ yếu một số nước truyền thống như: Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, một số nước Trung Đông như Ảrập, Quata, Dubai....

Thứ nhất thị trường Đài Loan:

Từ năm 1999 Đài Loan bắt đầu nhận lao động Việt Nam, NLĐ thường ký hợp đồng với chủ lao động làm tại các nhà máy, xí nghiệp đây được gọi là lao động công xưởng, làm tại các viện dưỡng lão được gọi là khán hộ công, hoặc giúp việc gia đình.

Thời gian ký hợp đồng chính thức với chủ sử dụng lao động là 2 năm, gia hạn 1 năm, những lao động làm việc tốt và không vi phạm hợp đồng thì có thể làm thêm được 3 năm nữa nhưng bắt buộc phảivề nước làm lại thủ tục xuất cảnh.

Thời gian làm việc cũng là 8 tiếng/ ngày, một tuần làm việc 5 ngày. Mức lương cơ bản của NLĐ được hưởng là 17.280 đài tệ/ tháng. Ngoài ra NLĐ còn được hưởng tiền làm thêm giờ, tùy thuộc từng đơn hàng cụ thể mà mức tiền làm thêm giờ khác nhau

Phí dịch vụ mà các công ty XKLĐ được hưởng theo quy định là mỗi năm công ty nhận được 1 tháng lương cơ bản từ phía NLĐ, một tháng là 1440 đài tệ /tháng. Phí dịch vụ này có thể được nộp trước cả 2 năm làm việc hoặc được khấu trừ hàng tháng sau khi lao động đến Đài Loan làm việc. Điều này, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa Công ty và NLĐ. NLĐ cũng được thông báo về khoản phí này trước khi xuất cảnh đồng thời cùng với phí môi giới và phương thức nộp phí môi giới.

Thị trường Nhật Bản:

Thị trường Nhật Bản là một thị trường đòi hỏi kỹ thuật cao trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam. Đặc điểm đặc biệt của thị trường này là chỉ tiếp nhận lao động có tay nghề không phải là lao động phổ thông như những thị trường khác. Chủ yếu là dưới hình thức Tu nghiệp sinh, đây là hình thức NLĐ đang làm việc tại Việt Nam và sang Nhật làm việc với cùng ngành nghề đã làm nhưng dưới hình thức là vừa học vừa làm. Nhật Bản nhận Tu nghiệp sinh Việt Nam từ năm 1993 theo "Chương trình phái cử và tiếp nhận Tu nghiệp sinh, Tu nghiệp sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản". Đây là chương trình của phía Nhật Bản giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Các tu nghiệp sinh sang Nhật chủ yếu làm một số ngành nghề như là dệt may, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm.

Hợp đồng ký giữa Tu nghiệp sinh và Công ty XKLĐ là 1 năm. Sau 1 năm thì phải thi ngoại ngũ và tay nghề do Cơ quan Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản tổ chức, các Tu nghiệp sinh qua đợt thi sát hạch này thì sẽ tiếp tục được ký hợp đồng gia hạn với chủ sử dụng lao động 2 năm nữa.

Mức phí dịch vụ mà phía công ty Việt Nam được hưởng là do chủ sử dụng lao động trả thay NLĐ thông qua Công ty môi giới tại Nhật Bản. Mức phí dịch vụ mà công ty Việt Nam được hưởng 6500 JPY/tháng, 7000 JPY/tháng hoặc 8000 JPY/ tháng. Tùy thuộc từng đối tác cụ thể mà phí dịch vụ phía công ty Việt Nam được hưởng theo từng hợp đồng nguyên tắc.

Thị trường Trung Đông

Trước đây thị trường Trung Đông là thị trường khá mới mẻ với lao động Việt Nam nhưng hiện nay lại là thị trường thu hút nhiều lao động nhất. Do thị trường này chịu ít ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái nền kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, thị trường Trung Đông được các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm vì chi phí đi rất thấp, yêu cầu của đối tác về lao động không cao. NLĐ được phía chủ sử dụng lao động hỗ trợ rất nhiều về các khoản tiền để làm các thủ tục Visa, cũng như việc đặt vé máy bay cho lao động xuất cảnh.

Vì vậy, mức lương mà NLĐ được hưởng khi đi làm việc ở thị trường này trung bình khoảng từ 200 đến 300 USD/ tháng đối với lao động làm giúp việc gia đình. Đối với các lao động có tay nghề cao hơn như là xây dựng, lái xe thì mức lương khoảng 500 đến 600 USD/tháng. Tuy nhiên, thị trường Trung Đông có những đặc thù riêng tương đối khó khăn mà NLĐ Việt Nam sang phải thích nghi như khí hậu tương đối nóng, khoảng cách địa lý thì tương đối xa và nền văn hóa chủ yếu là theo đạo hồi, thường ăn chay rất nhiều, nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ.

Trong thời gian vừa qua thì do các công ty Việt Nam giáo dục định hướng NLĐ chưa cao, cùng với ý thức chấp hành kỷ luật NLĐ còn hạn chế nên đã xảy ra một số các hành vi vi phạm pháp luật như: Đánh nhau, trộm cắp, đình công, giết chó ăn thịt, nấu rượi... Do đó mà một số thị trường đã tạm ngừng tiếp nhận lao động sang làm việc như Quata và yêu cầu phía Việt Nam phải có biện pháp can thiệp.

3.1.3.2 Đối tượng XKLĐ

Đối tượng XKLĐ là con người, con người là tế bào của của xã hội và là nền tảng của nền mọi kinh tế quốc dân. Hoạt động XKLĐ là xuất khẩu sức lao động. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt, do con người sở hữu và sử dụng, được quyền tự do mua bán, trao đổi trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, cùng với NLĐ, các công ty XKLĐ vừa là đối tượng bị quản lý của nhà nước, và lại vừa là chủ thể của hoạt động XKLĐ. Các công ty XKLĐ đưa NLĐ đi làm việc nước ngoài, quản lý NLĐ và đồng thời các công ty này chịu sự điều chỉnh của pháp luật, của các cơ quan quản lý trong nước như Cục quản lý LĐNN.

Hoạt động XKLĐ là hoạt động liên quan đến con người, đến các doanh nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Những yếu tố bất khả kháng như là do thiên tai mang lại, do khủng hoảng kinh tế dẫn đến một số các công ty tiếp nhận lao động lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐ cũng như các công ty XKLĐ.

Yêu cầu NLĐ có thể đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài là cả nam cả nữ, tùy thuộc vào tính chất của từng đơn hàng cụ thể mà đối tác nước ngoài lựa chọn là

nam giới hoặc nữ giới. Ví dụ như: Làm các công việc gia đình, vệ sinh nhà xưởng hoặc chăm sóc người già tại các viện dưỡng lão thì tính chất công việc này thường đối tác yêu cầu là nữ giới. Còn các công việc như lái xe, như cơ khí, hoặc xây dựng thì yêu cầu là nam giới.

Ngoài ra tuổi NLĐ đi làm việc là từ 18 đến 32 tuổi, đây là tuổi mà NLĐ làm chủ hành vi của mình, có thể đọc hiểu được những nội dung trong điều khoản của hợp đồng lao động. Hơn nữa, đây là khoảng cách tuổi năm trong độ tuổi lao động và có thể lực tốt nhất. NLĐ đi khám sức khỏe, không mắc một số bệnh xã hội và không mắc một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe trong qua trình làm việc tại nước ngoài.

Đối với trình độ học vấn thì tùy từng thị trường khác nhau cũng nhau là tùy từng đơn hàng cụ thể khác nhau mà yêu cầu NLĐ về trình độ học vấn. Như đi thị trường ảrập với đơn hàng giúp việc gia đình thì cũng không yêu cầu phải tốt nghiệp hết cấp 3. Nhưng đối với thị trường Nhật Bản thì bắt buộc các Tu nghiệp sinh khi đi tu nghiệp tại Nhật Bản phải tôt nghiệp hết cấp 3 và một số đơn hàng lại yêu cầu phải tốt nghiệp Trung cấp hoặc cao đẳng về ngành nghề mà sang Nhật làm việc.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w