Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 92 - 93)

SỔ THEO DÕI QUỸ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1%

4.4.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng

4.4.1.1 Đối với Bộ LĐ và TBXH

Thứ nhất: Thường xuyên ban hành các văn bản pháp luật, các chuẩn mực quy

định về các khoản chi phí như tiền đặt cọc, phí dịch vụ, vé máy bay, phí môi giới...và mức lương cho NLĐ sát với thực tế. Vì hiện nay có một số thị trường lao động mà mức phí môi giới được phép thực hiện theo quy định ít hơn so với thực tế mà các doanh

nghiệp phải trả cho đối tác nước ngoài để có thể khai thác được đơn hàng.

Thứ hai: Thường xuyên đưa ra những đề án chiến lược phát triển XKLĐ theo

từng giai đoạn, từng thị trường và từng địa phương trình lên Chính Phủ, Quốc hội để làm cơ sở cho việc đưa ra các chính sách XKLĐ

Thứ ba: Đầu tư, xây dựng các trung tâm dạy nghề, dạy tiếng, trung tâm giới

thiệu việc làm tại các vùng trọng điểm để tạo nguồn lực cho XKLĐ. 4.4.1.2 Đối với Cục quản lý LĐNN

Thứ nhất: Cần thành lập ban kiểm soát thường xuyên tăng cường công tác

thanh kiểm tra các đơn vị XKLĐ là 1 năm 1 lần chứ không phải như hiện nay 3 năm một lần. Đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp XKLĐ vi phạm quy định hoạt động XKLĐ. Cương quyết thi hành các biện pháp như kỷ luật người lãnh đạo, đình chỉ tạm ngừng XKLĐ đến thị trường vi phạm hoặc hơn thế nữa là rút giấy phép XKLĐ.

Thứ hai: Hiện nay, mức học phí theo quy định của Cục quản lý LĐ NN cho

phép các Công ty XKLĐ thu là 350.000 đồng/ tháng, với thời gian đào tạo là 03 tháng thì các công ty XKLĐ thu 1.050.000 đồng. Mức học phí này không còn phù hợp nữa, nó không đủ để bù đắp được các khoản chi phí như là tiền thuê giáo viên, trường học, cơ sở vật chất để đào tạo người lao động. Vì vậy, Cục quản lý LĐNN nên có văn bản thay đổi lại mức tiền đóng học phí đối với người lao động để các công ty XKLĐ có thể trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Thứ ba : Thường xuyên thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn các cán

bộ làm công tác XKLĐ và cấp chứng chỉ.

Thứ tư: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với các công ty XKLĐ trong

việc xin giấy chứng nhận được phép thực hiện các đơn hàng.

Thứ năm: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động tại các địa

phương, đồng thời giới thiệu các doanh nghiệp với đối tác nước ngoài đang có nhu cầu cần tuyển dụng lao động.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 92 - 93)