Chiến lược phát triển thị trường XKLĐ đến năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 77 - 79)

t Tên các công y Chế độ kế oán áp dụng Hình hức sổ kế oán

4.1.1 Chiến lược phát triển thị trường XKLĐ đến năm

Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước ta đạt được những thành tựu đáng kể cả kinh tế lẫn xã hội điều đó thể hiện được tầm nhìn của Đảng và nhà nước về chiến lược phát triển nền kinh tế. Để đạt được điều đó XKLĐ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy mà XKLĐ luôn luôn được chú trọng cả trong hiện tại lẫn tương lai. Nước ta thuận lợi với số lượng dân số khá là đông và số lượng lao động nằm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn và số lượng này tăng dân qua các năm. Theo như dự báo, dân số nước ta sẽ đạt 87,89 triệu người năm 2011, 91,64 triệu người cho năm 2015 và 96,12 triệu người năm 2020, trong đó dân số trong độ tuổi lao động năm 2011 có 57,92 triệu người, năm 2015 có 60,33 triệu người, năm 2020 có 20,63 triệu người, chiếm 66% dân số, bình quân hàng năm có khoảng 0,8 triệu người bước vào độ tuổi lao động.

Với số lượng lao động như vậy nước ta lại đứng trước rất nhiều những cơ hội phát triển nguồn lao động dồi dào như là:

- Với xu hường toàn cầu như hiện này và một cơ chế mở là nước ta đã trở thành thành viên của những tổ chức như Asean, Apec, WTO ....từ những tổ chức này mà chúng ta xâm nhập vào thị trường lao động quốc tế một cách mạnh mẽ hơn. Hơn thế nữa chúng ta ngày càng tuân thủ một cách rõ ràng những quy luật kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lợi nhuận đồng thời với điều đó chúng ta cải cách nền kinh tế vĩ mô, vi mô, tăng cường quản lý nhà nước, đổi mới thể chế pháp luật, chính sách, biện pháp thuế, hợp đồng lao động và chế độ tài chính nhằm hoàn thiện hơn môi trường và trật tự pháp lý để phát triển XKLĐ.

- Trong thời gian tới với mục tiêu ổn định kinh tế, tăng trưởng nhanh bền vững và đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại và mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 2011- 2020 đạt từ 6,5 % đến 7,0%/năm.

- XKLĐ ngày càng được Đảng và Chính phủ quan tâm một cách tích cực, được chỉ đạo ở tất cả các cấp từ tuyến trung ương đến địa phương và ngày càng hoàn thiện các chính sách về XKLĐ.

- Nhu cầu về thị trường lao động quốc tế ngày càng trở nên ngay gắt, đang cần đến một số lượng lớn lao động nhập khẩu. Nhất là hiện nay một số nước đang có xu hướng già hóa dân số nên dẫn đến tình trạng thiều lao động một cách trầm trọng.

- Chúng ta có một đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ khá phong phú, với đội ngũ cán bộ am hiểu về thị trường lao động, về pháp luật

Từ những cơ hội đó mà Đảng và nhà nước đã đưa ra các chiến lược phát triển XKLĐ năm 2020 như là:

- Xây dựng Việt Nam một thương hiệu về XKLĐ đó là tới năm 2020 , tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 70%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiểm 55%. Với mục tiêu đó thì đến năm 2020 cả nước sẽ có 540 trường cao đẳng và trung cấp dạy nghề, thêm vào đó có 670 trung tâm dạy nghề tuyến huyện. Như vậy công suất dạy nghề đến năm 2020 tăng lên khoảng 2,5 triệu người một năm.

- Xây dựng chiến lược là hỗ trợ đặc biệt những hộ gia đình người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; chủ động mở rộng, phát triển thị trường lao động.

- Ưu tiên đưa lao động đến thị trường có thu nhập cao, ổn định chính trị, có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam, có môi trường sống và lao động an toàn, có luật pháp bảo vệ quyền lợi NLĐ nước ngoài.

- Chiến lược năm sắp tới chúng ta vẫn là ổn định và tăng dần thị phần tại các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia...

- Tăng cường XKLĐ thuyền viên, ưu tiên đưa các thủy thủ đoàn lên làm việc tại các tàu vận tải biển quốc tế.

Dự báo số lượng lao động trong thời gian tới: THỊ TRƯỜNG LAO

ĐỘNG

Năm 2012 Năm 2015 Năm 2020

Nhật Bản 8.000 11.000 15.000

Đài Loan 34.000 32.000 32.000

Hàn Quốc 12.000 15.000 18.000

Trung Đông 11.000 8.000 8.000

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài và tài liệu của Bộ lao động và TBXH

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty xuât khẩu lao động thuộc cục quản lý lđnn - bộ lao động thương binh xã hội (Trang 77 - 79)