Phân loại các yếu tố thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 73 - 136)

STT Yếu tố bên trong STT Yếu tố bên ngoài STT Các yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy

1 Nhân viên/ Đội 1 Các chính sách

của chính phủ 1 Người cố vấn 2 Văn hóa làm việc 2 Ổn định chính trị 2 Khả năng mở

rộng mạng lưới 3 Người đồng sáng

lập 3 Vị trí 3 Hỗ trợ tài chính

4 Cấu trúc tổ chức 4 Thu hút tài năng 4 Hỗ trợ về thuế, pháp lý, kinh doanh

5 Tầm nhìn chiến

lược 5 Tiếp cận thị trường mới 5 Cơ sở hạ tầng 6 Chiến lược

marketing 6

Tiếp cận thị

trường hiện tại 6 Hội thảo/sự kiện 7 Mạng lưới khách hàng 7 Đối thủ cạnh tranh 8 Sản phẩm 8 Kinh nghiệm trước đây 9 Khả năng mở rộng quy mô

10 Kế hoạch của công

ty

11

Cân bằng cơng việc và cuộc sống gia đình

Nguồn: Tác giả sưu tầm và tổng hợp, 2019.

2.3.3. Phương pháp

Để xác định các yếu tố thành công cho một Startup là gì, nghiên cứu này được chia thành hai phần. Phần đầu tiên liên quan đến việc xác định và ánh xạ các yếu tố thành công khác nhau vào ba nhóm yếu tố. Phần thứ hai liên quan đến việc phát

nhau, giữa các công ty khởi nghiệp khác nhau trên toàn cầu. Sử dụng cơ chế tính điểm này, các cơng ty Startup ở Mỹ và Đức được yêu cầu chấm điểm cho các yếu tố thành cơng và qua đó cũng xác định mức độ đáp ứng được các yếu tố thành cơng. Điểm trung bình của các yếu tố thành cơng ở Mỹ và Đức sau đó được so sánh để xác định các vấn đề cần cải thiện. Bên cạnh đó, Điểm số của các cơng ty Startup ở Mỹ được sử dụng làm điểm chuẩn để xác định cách thức hoạt động các công ty Startup ở Đức.

- Cơ chế chấm điểm

Mỗi yếu tố thành cơng trong ba nhóm được ghi theo thang điểm từ 1 đến 10, với 1 điểm là ít quan trọng nhất và 10 điểm là quan trọng nhất. Ngoài ra, mỗi Startup cũng được yêu cầu chấm điểm theo thang điểm từ 1 điểm đến 10 điểm, các yếu tố được ưa thích/ hài lịng đối với Startup như thế nào, với 1 điểm được 0% hài lòng/Rất bất lợi và 10 điểm được 100% hài lòng/Cực kỳ thuận lợi.

Điểm số cho từng yếu tố thành cơng ở mỗi nhóm yếu tố, được tính trung bình cho tất cả các cơng ty Startup được chọn ở Mỹ. Cách tính tương tự được lặp lại cho các công ty Startup ở Đức. Ba yếu tố thành công được đánh giá là quan trọng nhất trong mỗi nhóm yếu tố sẽ được phân tích và đưa ra các khuyến nghị.

Hơn nữa, điểm tổng hợp của các yếu tố thành công trong một nhóm yếu tố được tính trung bình để đưa ra tổng điểm từng nhóm yếu tố cho Mỹ và Đức.

- Lựa chọn các cơng ty khởi nghiệp Mỹ

Với mục đích của nghiên cứu này, tác giả đã xác định một số công ty Startup thành công từ Hoa Kỳ, là một phần của các yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy hàng đầu như Techstars và Y-Combinator. Dữ liệu được thu thập từ 17 công ty khởi nghiệp thành công ở Thung lũng Silicon, New York, Boston, Texas. Số liệu lấy từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, thuộc University Fresenius of App. Sciences Competence Center Entrepreneurship Cologne, Germany (2017).

Cologne, do tầm quan trọng của nó như là một trung tâm Startup cùng với Berlin, London, Amsterdam và các thành phố khác ở châu Âu, trong bối cảnh GDP cao và hệ thống sinh thái Startup phát triển nhanh chóng. Cũng như các cơng ty Startup ở Mỹ, các công ty Startup ở Cologne (Đức) này đại diện cho nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ ở khu vực này.

2.3.4. Các kết quả

Dữ liệu từ cuộc khảo sát cho thấy các công ty Startup ở Mỹ và Đức đều xem tầm quan trọng của các nhóm yếu tố gần như bằng nhau. Trong đó các cơng ty Startup ở Đức nhận thức tầm quan trọng của nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy (7.35 điểm) cao hơn so với các công ty Startup ở Mỹ (7.2 điểm). Xem

Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1: Tổng quan điểm số cho việc nhận thức tầm quan trọng của các nhóm yếu tố

Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, 2017.

Tuy nhiên, hệ sinh thái Startup của Đức đang được các công ty Startup công nghệ ở đây đưa ra mức độ hài lịng khơng tốt như ở Mỹ (thể hiện ở cả 3 nhóm yếu tố). Do đó Đức cần tập trung hơn nữa vào việc cải thiện mức độ hài lòng đối với các Startup, đặc biệt là nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy đang có mức độ chênh lệch điểm số cao nhất trong 3 nhóm yếu tố (Đức 7.11 điểm so với Mỹ 7.6 điểm). Xem chi tiết biểu đồ 2.2.

Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, 2017.

Các con số ở Biểu đồ 2.1 và 2.2, tự chúng khơng nói lên được điều gì, đó chỉ là sự so sánh tương đối điểm số của các nhóm yếu tố.

- Yếu tố bên trong

Điểm số chi tiết được các Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố bên trong được hiển thị trong Biểu đồ 2.3 và Biểu đồ 2.4.

Từ biểu đồ 2.3 tác giả nhận thấy, có vẻ như các công ty khởi nghiệp ở Mỹ đánh giá rất cao tầm quan trọng đối với các yếu tố như: Người đồng sáng lập (Mỹ 9.9 điểm so với Đức 9 điểm), Văn hóa làm việc (Mỹ 9.1 điểm so với Đức 8.6 điểm) và Nhân viên/đội (Mỹ 9 điểm so với Đức 8.72 điểm). Trong khi các công ty Startup công nghệ ở Đức lại đánh giá tầm quan trọng không nhỏ đối các yếu tố thành công cho Startup như: Sản phẩm (9.45 điểm so với Mỹ 8.4 điểm), Chiến lược marketing (8.55 điểm so với Mỹ chỉ có 7.3 điểm) và Khả năng mở rộng quy mô (8.2 điểm so với Mỹ chỉ có 6.95 điểm).

Biểu đồ 2.3: Điểm số chi tiết được các công ty Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố bên trong

Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, 2017.

Biểu đồ 2.4: Điểm số chi tiết về mức độ ưa thích/hài lịng của các Startup đối với nhóm yếu tố bên trong

Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, (2017).

Dựa vào Biểu đồ 2.4, tác giả cho rằng các công ty khởi nghiệp ở Mỹ rất hướng đến đội ngũ của họ, đầu tiên tập trung vào yếu tố Nhân Viên/ Đội và đồng thời xây dựng đội ngũ cộng sự mạnh mẽ trước khi phát triển các khả năng khác của họ. Cịn các cơng ty Startup ở Đức thì tập trung nhiều hơn vào sản phẩm/ý tưởng.

Hầu hết các nhà sáng lập ở Mỹ đều cảm thấy điều quan trọng là phải có người đồng sáng lập dày dạn kinh nghiệm, những người mà họ đã làm việc trong q khứ và có chung sở thích, tầm nhìn về cơng ty.

Nhân viên

Tìm đúng người để chia sẻ tầm nhìn và đam mê của cơng ty, người mà có những tài năng phù hợp với công ty và họ sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo thành công của các công ty Startup. Qua các chỉ số ở Biểu đồ 4, tác giả nhận thấy, rõ ràng các Startup của Đức vẫn chưa quan tâm đến yếu tố Nhân viên của họ, bằng chứng là Startup ở Đức chỉ đánh giá 5.1 điểm cho mức độ quan tâm đến yếu tố này (còn Mỹ là 8 điểm). Trong khi, các nhà đầu tư mạo hiểm thì lại ln coi một đội ngũ tốt là một trong những yếu tố quan trọng khi đầu tư. Do đó, để đảm bảo kinh phí cần thiết cho việc tiếp thị và phát triển sản phẩm, các công ty Startup của Đức trước tiên cần tập trung vào việc xây dựng một đội ngũ Nhân viên lớn mạnh hơn.

Văn hóa làm việc

Văn hóa làm việc đặt ra các mục tiêu và nguyện vọng cho đội ngũ hiện tại và đội ngũ nhân viên sẽ tuyển dụng trong tương lai. Nó có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của nhân viên, khả năng tuyển dụng của tổ chức, hình ảnh cơng ty và sản phẩm của họ.

Yếu tố bên ngoài

Điểm số chi tiết được các Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố bên ngồi, xem Biểu đồ 2.5 và Biểu đồ 2.6.

Trong số các yếu tố bên ngoài, các yếu tố tiếp cận thị trường mới, tiếp cận thị trường hiện tại và tiếp cận tài năng được coi là ba yếu tố thành công hàng đầu của cả hai nhóm cơng ty Startup của Đức và Mỹ. Tuy nhiên, cả ba yếu tố này đều được các công ty Startup cả Đức và Mỹ đánh giá thấp về mức độ ưa thích.

Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, 2017.

Biểu đồ 2.6: Điểm số chi tiết về mức độ ưa thích/hài lịng của các Startup đối với nhóm yếu tố bên ngồi

Hầu hết các vùng Startup thành công ở Mỹ đều nằm ở Thung lũng Silicon, New York và Boston và nó có mối quan hệ chặt chẽ với các trường đại học hàng đầu trên thế giới như Đại học Stanford, MIT, Harvard, Đại học California, Berkley. Và Mỹ luôn tự hào là 1 trong những quốc gia có cộng đồng sinh viên phát triển mạnh mẽ và tài năng nhất trên thế giới. Điều này giúp các công ty Startup ở Mỹ dễ dàng tiếp cận với những tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Việc kém tiếp cận với các tài năng trên thế giới, khiến các cơng ty Startup ở Đức có tác động tiêu cực đến mức độ hài lòng đối với nhân viên của họ. Điều này được thể hiện bởi điểm số tương đối thấp ở yếu tố Nhân viên/Đội mà tác giả đã trình bày trong phần trước.

Tiếp cận thị trường hiện tại và tiếp cận thị trường mới

Đa số người Mỹ là những người đầu tiên dùng thử các tiện ích và dịch vụ mới của họ. Mỹ là nơi tập trung có nhiều người thích trải nghiệm sớm các dịch vụ cơng nghệ, khiến nó trở thành một trung tâm lý tưởng cho sự đổi mới và sáng tạo. Mặt khác, người Đức thường khơng thích rủi ro, điều đó khiến họ trở thành một phân khúc khách hàng khó tính để tiếp thị những ý tưởng mới. Các yếu tố này kết hợp với nhau dẫn đến các Startup của Mỹ ln có sự thuận lợi cao hơn khi khi so sánh với Đức.

- Nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy

Điểm số chi tiết được các Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy được thể hiện trong Biểu đồ 2.7 và Biểu đồ 2.8.

Trong khi khả năng mở rộng mạng lưới, hỗ trợ tài chính và người cố vấn được coi là rất quan trọng bởi cả hai nhóm cơng ty Startup đến từ Mỹ và Đức. Thì các yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy của Đức dường như lại thành công hơn trong việc cung cấp các yếu tố hội thảo/sự kiện, hỗ trợ về thuế/pháp lý và cơ sở hạ tầng.

nghiêng về mơ hình khơng gian làm việc chung hơn là mơ hình vườn ươm/thúc đẩy truyền thống của Mỹ, điều này có thể giải thích sự khác biệt về điểm số.

Tuy nhiên, xem xét nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy được đánh giá cao nhất trong số ba nhóm yếu tố, Đức cần phát triển một hệ thống cung cấp cho các công ty khởi nghiệp yếu tố hỗ trợ tài chính tốt hơn nếu họ muốn thành cơng.

Biểu đồ 2.7: Điểm số chi tiết được các Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy

Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, 2017.

Biểu đồ 2.8: Điểm số chi tiết về mức độ ưa thích/hài lịng về nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy

Điều này cung cấp cho người sáng lập những cộng tác viên và khách hàng tiềm năng mới, hiểu rõ hơn về ngành, các đối thủ cạnh tranh và kiến thức về công nghệ mới.

Hỗ trợ tài chính

Tài trợ ban đầu để khởi động ý tưởng và tài trợ dài hạn từ các nhà đầu tư đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo các cơng ty Startup có thể chuyển đổi thành công ý tưởng của họ từ bản vẽ thành các giải pháp thực tế. Trong khi hầu hết các công ty Startup ở Mỹ đều dễ dàng tiếp cận được nhiều nhà đầu tư mong muốn, thì điều tương tự lại bị hạn chế ở Đức. Điều này gây khó khăn cho việc tăng quy mơ của cơng ty, ở vòng gọi vốn thứ nhất và thứ 2, khiến cho những người sáng lập gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mơ cơng ty của họ một cách nhanh chóng.

Người cố vấn

Một người cố vấn tốt sẽ giúp các nhà sáng lập tránh khỏi nhiều sai lầm mà lần đầu tiên các doanh nhân có thể mắc phải. Bằng cách rút ra kiến thức và kinh nghiệm đến từ nhiều công ty khác nhau, những người sáng lập có thể học nhanh hơn và tránh những cạm bẫy tương tự trong khi phát triển các chiến lược tốt hơn và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, điều này đang dần cải thiện ở Đức và các doanh nhân đang đạt được những hiểu biết mới thông qua các cuộc thi Business Plan Competitions và họ dễ dàng tiếp cận hơn với các doanh nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ

2.3.5. Cải thiện cho các công ty Startup của Đức

Dựa trên các phần nghiên cứu ở trên, Ta có thể thấy rõ ràng hệ sinh thái khởi nghiệp Hoa Kỳ có một nền tảng cố vấn kinh nghiệm, nhóm tài năng, dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường, dễ dàng tiếp cận hỗ trợ tài chính, đồng thời có đội ngũ sáng lập mạnh mẽ, với tập khách hàng tiềm năng, luôn sẵn sàng để thúc đẩy môi trường Startup.

vào việc phát triển đội ngũ nhân viên nội bộ của mình, đặc biệt là xây dựng 1 nền tảng nhân viên và văn hóa làm việc mạnh mẽ hơn.

Về các yếu tố bên ngoài, Đức cần thu hút sinh viên quốc tế đa dạng hơn vào các trường đại học của mình, nơi sẽ hoạt động như một nhóm tài năng, từ đó các cơng ty Startup có thể thu hút những tân binh với bộ kỹ năng đa dạng. Một trong những trở ngại lớn nhất trong quá trình này là việc sử dụng rộng rãi tiếng Đức làm ngơn ngữ chính cho giảng dạy. Điều này ngăn cản sinh viên nước ngoài học tập tại Đức. Việc khuyến khích giảng dạy bằng tiếng Anh sẽ đóng vai trị kích thích thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn.

2.3.6. Kết luận

Phần lớn, các yếu tố thành cơng trong 3 nhóm yếu tố vẫn giống nhau cho cả công ty Startup ở Đức và Mỹ, mặc dù các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt chính trong thành cơng Startup phát sinh chủ yếu từ việc những người sáng lập có thể đáp ứng các tiêu chí nhất định và các yếu tố nhất định thuận lợi như thế nào đối với các công ty Startup. Trong khi, hiện nay Mỹ đã phát triển một hệ sinh thái rất thuận lợi cho sự phát triển các cơng ty Startup, thì Đức cần tập trung phát triển các hệ thống hỗ trợ tốt hơn để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo.

Chương 2 của Luận văn nêu ra các vấn đề về thực trạng Startup công nghệ ở Việt Nam, nhằm chỉ ra được khó khăn và rào cản đối với các Startup cơng nghệ ở Việt Nam nói chung và hiện trạng chuyển đổi số ở 1 số lĩnh vực cụ thể nói riêng. Trên cơ sở đó, Chương 2 của Luận văn cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế ảnh hưởng đến sự thành công của Startup công nghệ và đưa ra được những đánh giá chung về các yếu tố thành công của Startup công nghệ. Đồng thời thực hiện so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 73 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)