Theo thống kê từ Statistic Brain, 25% số công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ thất bại ngay trong năm đầu tiên hoạt động. Còn theo thống kê của CB Insights thì 70% các Startup công nghệ sẽ đóng cửa sau 20 tháng hoạt động. Vậy đâu là những nguyên nhân chủ yếu khiến Startup “bại trận”. Từ những thực trạng, phân tích, đánh giá đã trình bày ở các phần trước, tác giả đưa ra các bài học kinh nghiệm như sau:
- Bài học 1: Nghĩ rằng gọi được vốn là thành công
Nguồn vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng, đóng vai trò kéo dài “sự sống” cho một Startup. Dù vậy không phải nguồn vốn sẽ quyết định cho sự thành bại của Startup. Theo bà Trương Lý Hoàng Phi, Phó Chủ tịch hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, nhiều Startup nghĩ rằng gọi được vốn là đã thành công nhưng gọi được vốn cũng như lấy được vợ, “nếu nói lấy được vợ là thành công, đó là sai lầm. Quan trọng là tìm được người đồng hành đủ dài, hiểu mình, tôn trọng nhau”, bà Hoàng Phi ví von. Sự thành công của một Startup gồm nhiều yếu tố hợp lại, trong đó bên cạnh việc nhận được vốn từ nhà đầu tư, người khởi nghiệp còn cần có sản phẩm độc đáo, tiếp thị tốt, đội ngũ bản lĩnh và hướng kinh doanh đúng.
- Bài học 2: Nghĩ rằng có ý tưởng, một sản phẩm độc nhất trên thị trường là thành công
Giám đốc điều hành công ty Ba Lá Xanh, ông Lê Đăng Khoa, khuyên rằng các Startup đừng cố chứng minh sản phẩm của mình là duy nhất, độc nhất. Không nhất thiết sản phẩm phải là độc nhất thì mới thành công. Ông Khoa nói rằng với những sản phẩm rất bình thường, nhưng nếu có cách tư duy khác, có cách bán hàng khác cũng sẽ giúp Startup thành công.
- Bài học 3: Nghĩ rằng có thể vay vốn ngân hàng để phát triển Startup
Nhiều người khi mới khởi nghiệp nghĩ rằng mình có thể trình bày ý tưởng, sản phẩm của mình với ngân hàng để vay tiền, nhưng các ngân hàng sẽ không cho vay
chia sẻ rằng mình đã tích cóp được 2.000 USD để đầu tư khởi nghiệp, sau đó tích cóp tiếp để phát triển, để đầu tư tiếp chứ không dùng nguồn vốn ngân hàng. Ông Kiên cũng chia sẻ rằng số tiền đầu tư ban đầu để khởi nghiệp chắc chắn sẽ mất, vì vậy đừng tạo gánh nặng cho mình bằng việc vay ngân hàng.
- Bài học 4: Không có một nguồn tiền dự trữ để đề phòng sự cố
Hãng CB Insights (Mỹ) đã khảo sát Startup thất bại và nhận ra rằng một trong số các nguyên nhân là họ đã không dự trữ một khoản tiền để đề phòng sự cố. 29% Startup được khảo sát đã tiêu hết số tiền mặt mà họ có, 18% gặp những sai lầm trong tính toán giá cả chi phí, 8% không chú trọng đến yếu tố tài chính. Đa phần các Startup thất bại do không có sự “nhìn xa trông rộng”, không có sự chuẩn bị trước cho những rủi ro.
- Bài học 5: Bạn không thể tự mình làm mọi thứ
Lúc ban đầu, đội ngũ của bạn chỉ có một người – là chính bạn. Bạn là nhân viên tài chính. Bạn là người phát triển. Bạn là người kiểm thử. Bạn cũng là người tự lo những điều lặt vặt khác. Không cần phải nói, có quá nhiều thứ cần bạn đảm nhiệm.
Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề này là vì ngân sách hạn hẹp của bạn. Bạn chẳng thể xoay sở để thuê thêm nhân nhân viên. Và bạn cũng không muốn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của bạn bè. Nhưng bạn nên nhớ rằng, khi muốn tạo dựng một thứ gì đó lớn, bạn phải cần nhiều người. Tôi chắc chắn rằng đền Taj Mahal là công sức của hàng chục ngàn người. Và dĩ nhiên không như startup của bạn, địa danh này thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi ngày. Vấn đề trầm trọng ở đây chính là bạn đã đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ, thậm chí có những điều bạn không thật sự thông thạo.
Thay vì tự mình làm hết mọi thứ, bạn cần có thêm những chuyên gia ở một vài lĩnh vực, đồng thời có tài năng truyền thông để giải thích sản phẩm một cách tốt hơn. Tôi nhận ra đây là một lời khuyên đúng đắn khi những nỗ lực của một mình bản thân không đem lại kết quả như ý.
Một số Startup vào thời điểm khởi nghiệp đã có một đội ngũ những người rất giỏi chuyên môn, nhưng dần dần sự khác biệt về quan điểm cũng như tính cách, lối sống đã làm cho Startup tan rã. Để khởi nghiệp thành công, bạn phải có một đội ngũ làm việc ăn ý, phối hợp tốt với nhau. Rich Karlgaard và Michael S. Malone, đồng tác giả cuốn sách Team Genius đã nói rằng để có được một nhóm làm việc lý tưởng, khi tuyển người phải xem xét thật kỹ. Đúng như vậy, thống kê của CB Insights cho thấy trong số các Startup thất bại thì 23% có đội ngũ làm việc không phù hợp, 13% xảy ra bất hòa giữa các thành viên và nhà đầu tư.
- Bài học 7: Tưởng rằng chọn thị trường nhỏ là sẽ thành công
Khi mà các doanh nghiệp lớn đã chiếm trọn miếng bánh thị phần thì các doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp thường phải tìm thị trường ngách để phát triển. Nhưng đây chỉ là giai đoạn phát triển ban đầu. Theo ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO Tiki, các công ty khởi nghiệp cần có một tầm nhìn dài hạn. Hãy nghĩ đến một ngày sản phẩm của bạn có mặt ở các thị trường ngoài Việt Nam, thậm chí ngoài Đông Nam Á.
FastGo là một ví dụ cho việc doanh nghiệp khởi nghiệp có tham vọng vượt ra ngoài thị trường Việt Nam. Quyết tâm nhảy vào cạnh tranh khi thị trường đã có một ông lớn là Grab, FastGo không thua mà hiện nay đã vươn cánh tay của mình sang Myanmar và sắp tới là Indonesia, Singapore và Thái Lan.
Cũng theo ông Trần Ngọc Thái Sơn, nguyên tắc hoạt động của Startup phải là tăng trưởng nhanh, đột phá và tạo giá trị gia tăng cho xã hội. Nếu chọn thị trường nhỏ thì Startup sẽ khó đạt được điều này.
- Bài học 8: Tạo sứ mệnh vì khách hàng
WeWork xây dựng không gian làm việc chung cho công ty vừa và nhỏ, đáp ứng được 2 yếu tố là riêng tư và chia sẻ. Hiện, WeWork có mặt ở 20 thành phố nội địa Mỹ và cũng có mặt tại 20 quốc gia trên thế giới, định giá đến 20 tỷ đô. WeWork đã làm được điều này nhờ vào chiến lược hoạt động khơi dậy mục tiêu của
“Làm tất cả những gì bạn muốn” (Do what you love) và treo nó ở không gian làm việc chung.
- Bài học 9: Thị trường luôn nhiều cơ hội
Lyft thành lập sau Uber 3 năm, lúc đó đơn vị này không thể cạnh tranh với Uber trong lĩnh vực chia sẻ phương tiện. Tuy vậy, đến 2017 thì Lyft đã được định giá 11 tỷ đô và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn Uber. Từ đó ta thấy, thị trường đủ lớn để đón nhận các ý tưởng mới và các công ty đi trước không có nghĩa là họ độc chiếm thị trường. Chỉ cần có phương thức cùng chiến lược đúng, thương hiệu mới ra đời có thể phát triển hơn các đơn vị tiên phong.
- Bài học 10: Tỉnh táo đúng thời điểm
Atlassian lập trình phần mềm kinh doanh nổi tiếng như Jiri, Confluence…Những phần mềm của Startup này nhằm giúp các doanh nghiêp hoàn thành nhiệm vụ với tốc độ nhanh và chính xác hơn. Đầu năm 2017, đơn vị chi 425 triệu đô mua lại đối thủ - Trello. Trello đã tạo dựng được công cụ quản lý dự án có sức mạnh lớn ngang bằng và có thể cạnh tranh cùng sản phẩm của Atlassian. Tuy nhiên, Atlassian đã nhanh hơn và mua lại Trello trước khi công ty này kịp thống lĩnh thị trường.
- Bài học 11: Luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”
Trong đó, câu hỏi tại sao quan trọng nhất chính là “Tại sao bạn làm việc này?” Lý do, mục đích của bạn là gì? Và câu trả lời sẽ làm sáng tỏ khát khao và ước mơ của bạn. Một ví dụ điển hình chính là Steve Jobs. Ông quay trở lại Apple khi đã mất đi quyền kiểm soát công ty do mình tạo nên và nhận chỉ một đô la lương cho công việc của mình. Nhưng ông vẫn dành hết dức mình cho công ty, bởi vì Steve Jobs thực sự quan tâm tới việc truyền tải sự vĩ đại. Đây dường như là điểm khác biệt hoàn hảo giữa những founder thành công tột bậc với đa số những nhà kinh doanh thành công nhỏ lẻ còn lại. Hãy đào sâu hơn nữa vào trí óc của bạn và tìm thấy nguồn gốc, động lực sâu nhất thúc đẩy bạn mở một công ty. Nếu bạn chỉ làm vì một vài lợi ích nhỏ như là giàu có hơn một chút, tự do hơn một chút hay là độc lập hơn
khỏi cuộc chơi mà thôi.
- Bài học 12: Đừng mất quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định cuối cùng
Khởi nghiệp là biến ý tưởng thành hiện thực, và theo đuổi giấc mơ. Làm gì có doanh nhân nào lại muốn dập tắt ước mơ của mình.
Mọi nhà sáng lập các công ty đều biết phải mất bao nhiêu thời gian, nỗ lực, và tiền bạc để ra mắt và phát triển một công ty. Nhưng thật không may, như đã đề cập ở phía, phải mất trung bình ba năm để một công ty phá sản. Là một doanh nhân, bạn đang đi trên một con đường đầy cạm bẫy có thể chết bất cứ lúc nào trên hành trình của mình.
Và hãy luôn luôn cân nhắc thời gian để tránh khỏi những cạm bẫy đó trước khi rơi vào khủng hoảng tài chính và khủng hoảng của chính mình. Càng ra quyết định nhanh, bạn sẽ tránh được càng nhiều những tổn thương trong tương lai.
Một CEO chia sẻ: “Con người rất cảm tính. Vì công ty chính là đứa con của chúng ta nên chúng ta không nỡ đóng cửa nó chóng vánh để hạn chế thiệt hại. Chúng ta tự lừa dối mình rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thôi trong khi thực ra chúng ta không thể khiến mọi thứ trở lại hoạt động như bình thường”.
Gây dựng nên một công ty start up là một việc khó chứ không phải trò đùa, cần phải dồn tâm trí vào nó. Đó có thể là điều tuyệt vời nhất hoặc tệ hại nhất trong cuộc đời bạn. Phá sản là việc không dễ dàng gì, nhưng tôi vẫn sẽ tiêu đồng đô la cuối cùng và những giờ làm việc cuối cùng của mình để có cơ hội thêm một lần nữa.
- Bài học 13: Sẵn sàng để thất bại trong ba năm đầu
Một công ty startup không sụp đổ sau 1 đêm. Thông thường sẽ có một sự suy giảm dần dần và rất dễ thấy trong một hoặc một vài thời điểm. Những sự suy giảm này thường bị bỏ qua và không sửa chữa kịp thời cho đến khi đã quá muộn để cứu vãn tình thế.
ty start up B2B thất bại, và ba năm cho một công ty B2C phá sản. Bạn có cảm nhận như thế nào về quãng thời gian này?
- Bài học 14: Đối mặt với hiện thực tàn nhẫn
Phần lớn những công ty khởi nghiệp thất bại đều miệt mài làm việc để chứng minh cho quy trình kỹ thuật của mình, nhưng lại bỏ qua mô hình kinh doanh và những bước xác nhận ý tưởng.
Hãy bước chân ra khỏi cửa công ty bạn! Trong hầu hết các trường hợp, ý tưởng của bạn thường đi ngược với nhu cầu của thị trường. Đó là lý do tại sao ngay từ đầu, bạn phải tự nhìn nhận một các nghiêm khắc nhất về ý tưởng của chính mình. Hãy xem xét ý tưởng của bạn từ càng nhiều góc độ càng tốt.
Đừng ảo tưởng về giá trị sản phẩm của mình mà hãy chắc chắn rằng bạn đang sản xuất một thứ mọi người không chỉ muốn nó mà còn cần đến nó.
Một nhà sáng lập đã chia sẻ kinh nghiệm sau khi thất bại thế này: “Hãy sớm xác minh mô hình kinh doanh của bạn trước khi sản xuất một sản phẩm. Trong toàn bộ quá trình của mình, bạn phải luôn có một câu hỏi rõ ràng: Tại sao tôi lại làm việc này? Tôi sản xuất cái này cho ai?
Trong khi tìm hiểu những khách hàng tiềm năng, hãy hỏi họ: “Liệu bạn có bỏ tiền ra cho một giải pháp như thế này không? Nếu có thì bao nhiêu?”
Bạn sẽ không chứng minh được điều gì hết cho đến khi có mười khách hàng đầu tiên chi tiền ra cho bạn.
- Bài học từ một số quốc gia
Israel - Quốc gia khởi nghiệp: Nếu so sánh với quốc gia hình mẫu về khởi
nghiệp là Israel, khởi nghiệp ở Việt Nam thiếu những yếu tố căn bản. Một công dân Israel hội tụ đủ yếu tố của quân nhân, doanh nhân và nông dân. Họ có tinh thần chiến đấu tới cùng, có đầu óc tinh tường của doanh nhân và sự cần cù, chịu khó của
điểm này. Hãy nhìn thẳng vào sự thật để không ảo tưởng.
Estonia - Cải cách giáo dục hội tụ vào công nghệ thông tin: Là một quốc
gia rất nhỏ, với dân số trên một triệu người (khoảng 1,3 triệu). Trước Thế chiến 2, là một nước nông nghiệp nhỏ với tài nguyên giới hạn. Sau Thế chiến 2, thuộc Liên Xô. Năm 1991, Estonia giành độc lập (Liên Xô tan rã) với hiện trạng là máy tính cá nhân chỉ có ở Văn phòng Chính phủ hoặc tại công ty lớn. Không mấy ai biết tới Internet hay các tập đoàn như Apple hoặc Microsoft. Nhưng sau 20 năm, tên của đất nước này đã đứng đầu trong ngành CNTT ở châu Âu. Ngày nay, Estonia có GDP đầu người nhanh chóng đuổi kịp Pháp, Đức; và được xếp hạng thuộc nhóm một số ít nước có thu nhập cao - tiêu chuẩn sống tương tự với các cường quốc Hoa Kì, Anh, Đức (John Vu, 2013).