Sự khác nhau giữa khởi nghiệp và Startup

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 26 - 28)

1.1. Tổng quan về Starup ở Việt Nam

1.1.2.4. Sự khác nhau giữa khởi nghiệp và Startup

Khởi nghiệp và Startup là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn và sử dụng 2 khái niệm này thay thế cho nhau.

Về mặt câu chữ, bản thân “khởi nghiệp” là một động từ (“khởi” là ngoại động từ + “nghiệp” là tân từ bổ nghĩa cho ngoại động từ) nói về việc bắt đầu hoạt động kinh doanh riêng, trong khi đó “Startup” (lưu ý: “Startup” chứ ko phải “start up”) là một danh từ nói về một nhóm người hoặc một cơng ty.

Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Khái niệm “khởi nghiệp” đã tồn tại từ rất lâu và đã diễn ra ở nhiều quốc gia từ hàng trăm năm nay, trong khi đó khái niệm “Startup” chỉ mới xuất hiện gần đây.

Trong vài năm gần đây, Startup thường bị nhầm lẫn là một công ty công nghệ. Tuy nhiên, đây chỉ là một đặc tính tiêu biểu của Startup bởi mục tiêu tăng trưởng cao, ý tưởng thành lập mới mẻ. Như Graham giải thích, Startup được thiết kế để tăng trưởng khơng giới hạn và nhanh nhất có thể.

Qua đó để phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này tác giả xem “Khởi nghiệp” là “Khởi nghiệp truyền thống”, còn “Startup” là “Khởi nghiệp sáng tạo”.

- Điểm giống giữa khởi nghiệp truyền thống và khởi nghiệp sáng tạo :

 Đều là sự bắt đầu của hoạt động kinh doanh: Tự làm chủ, tự tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tự tổ chức triển khai kinh doanh, tiếp thị, thuê nhân công... tự hưởng lợi (hoặc chịu rủi ro) về kết quả kinh doanh.

 Quy mô doanh nghiệp: Đều khởi đầu bằng quy mô nhỏ và vừa. Ở Việt Nam cả 02 hình thức khởi nghiệp đều được hưởng lợi từ Luật số 04/2017/QH14 về Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành ngày 12/06/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

 Những người khởi nghiệp dù truyền thống hay sáng tạo đa số là những người trẻ, có đam mê nhiệt huyết kinh doanh, có khát vọng làm chủ sự nghiệp. Với

đặc điểm này phát động khởi nghiệp nên tập trung vào đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên với các hình thức tun truyền thích hợp.

- Những điểm khác giữa khởi nghiệp truyền thống và khởi nghiệp sáng tạo:

Bảng 1.1: So sánh giữa khởi nghiệp truyền thống (KNTT) và khởi nghiệp sáng tạo (KNST)

STT Tiêu chí so sánh

Khởi nghiệp truyền thống (Entrepreneur)

Khởi nghiệp sáng tạo

(Startup) 1 Cơ sở nền tảng tiến hành khởi nghiệp Phát triển các mơ hình đã

thành cơng trên thị trường Phát triển những ý tưởng khoa học công nghệ Phát huy truyền thống gia

đình

Cơng nghệ độc đáo chưa hề có trên thị trường (như công nghệ in 3D)

2

Hình thức thành lập theo quy định của luật Việt nam

Doanh nghiệp Thành lập doanh nghiệp để phát triển ý tưởng công nghệ mới

Kinh doanh cá nhân không cần đăng ký (bán hàng, cung cấp dịch vụ qua mạng, bán hàng đa cấp, nhượng quyền TM...) 3 Vốn ban đầu

phục vụ cho Tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh

Phát triển các ý tưởng dựa vào khoa học công nghệ

4 Nguồn vốn Gia đình, bản thân, cổ phần, vay ngân hàng

Chủ yếu gọi vốn từ các quỹ đầu tư (crowdfunding), nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).

5

Tính rủi ro của khởi nghiệp

Ít rủi ro vì triển khai dựa vào truyền thống và các bài học kinh nghiệm đã có trong thực tế

Rủi ro cao vì đa số dựa vào các ý tưởng khoa học chưa được kiểm định thực tế. 6 Tốc độ tăng trưởng khi kinh doanh thành công

Tốc độ tăng trưởng nhanh

Tốc độ tăng trưởng cao , mang tính đột biến, thị trường có thể mở rộng TG

Nguồn: tác giả tổng hợp, 2019.

Tóm lại, trong khi “Khởi nghiệp” là khái niệm chỉ việc bắt đầu tạo dựng công việc, sự nghiệp riêng thì “Startup” là một trong những loại hình, cách thức mà

người ta có thể lựa chọn để “Khởi nghiệp”. Sự phân biệt này giúp xác định chính xác đối tượng cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)