1.2. Tổng quan về Starup công nghệ ở Việt Nam
1.2.3. Startup với cuộc cách mạng 4.0
Chưa bao giờ Đảng và Nhà nước quan tâm đến phát triển Startup (khởi nghiệp sáng tạo), đến cuộc cách mạng 4.0 như hiện nay: nhiều cơ chế chính sách được ban hành và nhiều cơ chế hỗ trợ được đưa ra. Tuy nhiên, nhưng việc triển khai xây dựng
kế hoạch hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của ở Việt Nam rất chậm và chất lượng chưa cao.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR –The Fourth Industrial Revolution) theo Schwab (2016) thực chất là phát triển đan xen công nghệ thực - ảo trên cơ sở phát triển cơng nghệ nano, cơng nghệ thần kinh, robot, trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ sinh học, hệ thống lưu trữ thông tin là vô tận, máy bay không người lái và máy in 3D, công nghệ của trí tuệ nhân tạo, internet của vạn vật (Internet of Things- IoT) tạo sự kết nối rộng lớn, máy tính lượng tử … Và theo báo cáo của PMG (2017), trên thế giới hiện nay trên 50% số lượng DN khởi nghiệp sáng tạo có liên quan đến cuộc cách mạng 4.0 và 5 công ty khởi nghiệp thành công hàng đầu thế giới trong thập niên qua cũng liên đến IoT: Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft. Dựa vào các báo cáo nghiên cứu có uy tín, khi đánh giá hoạt động khởi nghiệp sáng tạo người ta thường có đánh giá riêng hoạt động Khởi nghiệp sáng tạo gắn với cuộc cách mạng 4.0.
Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo là hoạt động khởi nghiệp dựa trên nền tảng khoa học cơng nghệ, trong đó hầu hết gắn liền với ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng 4.0. Sự phát triển của hoạt động Khởi nghiệp sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái khởi nghiệp, do vậy tìm kiếm các giải pháp phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh khởi nghiệp trong đó có Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.