1.2. Tổng quan về Starup công nghệ ở Việt Nam
1.2.1.2. Nền tảng công nghệ để chuyển đổi số
Chuyển đổi số tạo cơ hội cho một doanh nghiệp chuyển đổi từ một hệ thống đóng với đầu ra là sản phẩm, dịch vụ sang “doanh nghiệp như một nền tảng”.
Nguồn: Phan Thanh Sơn, 2018, Nền tảng công nghệ để doanh nghiệp tổ chức chuyển đổi số, tại địa chỉ: https://techinsight.com.vn, truy cập ngày 15/04/2019.
Hình 1.3: Chuyển đổi sang “doanh nghiệp như một nền tảng”
Cũng theo quan điểm Gartner, một doanh nghiệp số hoàn chỉnh cần được hỗ trợ bởi năm nền tảng công nghệ:
Nền tảng Hệ thống thông tin (information systems platform): Hỗ trợ back office, vận hành như ERP và các hệ thống core.
Nền tảng Trải nghiệm khách hàng (customer experience platform): Gồm các thành phần chính tiếp xúc với khách hàng như customer portal, customer apps…
Nền tảng Dữ liệu và Phân tích (data and analytics platform): Có khả năng quản lý và phân tích thơng tin/dữ liệu.
Nền tảng IoT (IoT platform): Kết nối các tài sản vật lý phục vụ giám sát, tối ưu hóa, điều khiển và tạo ra doanh số/giá trị. Bao gồm kết nối, phân tích và tích hợp các hệ thống core và các hệ thống OT.
Nền tảng Hệ sinh thái (ecosystems platform): Hỗ trợ việc tạo và kết nối đến hệ sinh thái, sàn thương mại/ giao dịch và các cộng đồng. Các thành phần chính gồm hệ thống quản lý API, hệ thống điều khiển và hệ thống an ninh – an toàn.
Từ chiến lược kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần nhận định nền tảng nào trong năm nền tảng công nghệ số ở trên cần được triển khai hay cải tiến. Quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp đòi hỏi thời gian, nguồn lực và cả điều kiện khách quan. Để đảm bảo thành cơng, doanh nghiệp có thể duy trì cả hai quá trình. Một là, chuyển đổi sang nền tảng cơng nghệ doanh nghiệp số theo lộ trình dài hạn ứng với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, triển khai theo mơ hình outsidein, phi truyền thống các nền tảng, ứng dụng nào mang lại sự khác biệt, giúp đổi mới sáng tạo nhanh chóng. Hai q trình này cần được kết nối, tích hợp với nhau để tối đa hóa giá trị mang lại.