Thực trạng thương mại điện tử Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 57 - 60)

2.1. Thực trạng Startup công nghệ ở Việt Nam

2.1.3.1. Thực trạng thương mại điện tử Việt Nam hiện nay

Việt Nam đang trong nền kinh tế số và TMĐT Việt Nam được các chuyên gia nhận định là lĩnh vực đầy tiềm năng và dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của TMĐT Việt Nam là rất lớn.

Theo kết quả khảo sát 4.147 doanh nghiệp trên cả nước của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) trong Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2018 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về TMĐT của Việt Nam năm 2017 ước tính tăng trên 25% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thơng tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Với lĩnh vực thanh tốn, theo thơng tin từ Cơng ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (N P S), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết (afiliate marketing) có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 100% đến 200%. Theo một báo cáo của diễn đàn TheLEADER vào tháng 11/2017, Việt Nam lọt vào top 3 thị trường TMĐT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Nguồn: Websolutions, 2017.

Hình 2.1: Việt Nam lọt vào top 3 thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất thế giới thế giới

cao cho thấy, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần (2,7%) so với năm 2017 (0,9%). Theo Internetworldstats - một website chuyên thống kê lượng người dùng Internet của các quốc gia trên tồn thế giới, tính tới giữa năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng Internet, tương ứng với 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Số lượng người sử dụng Internet tăng cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị kết nối đặc biệt là smartphone và máy tính bảng sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với TMĐT.

Hình 2.2: Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam

Nguồn: Internetworldstats, 2018.

Bên cạnh đó, với sự ra đời của hàng loạt các website TMĐT như Lazada, Shopee, Sendo, dayroi,…, việc mua sắm online đã quen thuộc hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Thị trường mua sắm trực tuyến trở nên sôi động hơn khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng trẻ hưởng ứng tham gia việc mua bán trên mạng xã hội.

Nguồn: Forbesvietnam, 2018.

Hình 2.3: Những doanh nghiệp lớn trong cuộc đua TMĐT ở Việt Nam

Tiềm năng của TMĐT Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy sự phát triển của TMĐT Việt Nam hiện đang thiếu sự bền vững. Người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ còn khá nghi ngại về thông tin cũng như chất lượng sản phẩm trên các website TMĐT Việt Nam trong khi khá ưa chuộng mua hàng qua các website TMĐT nước ngoài như mazon, eBay… Theo VECOM, ngun nhân là do hàng hóa của nước ngồi phong phú, đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng hơn, các nhà bán hàng trực tuyến tồn cầu có uy tín cao, chi phí hồn tất đơn hàng đối với các hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước ngoài thấp hơn,.. Ngồi ra, VECOM cịn phân tích: “Phần lớn doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngồi để bán hàng trực tiếp, không qua các nhà phân phối trung gian”.

Lợi nhuận thu được từ thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 đang là một con số khiêm tốn so với các quốc gia dẫn đầu trên thế giới. Cụ thể, năm 2018 Việt Nam chỉ đạt lợi nhuận hơn 2,7 tỉ USD từ các hoạt động kinh doanh trực tuyến trên Internet. So với các quốc gia ở Đông Nam Á, lợi nhuận TMĐT Việt Nam xếp thứ 4 trong khu vực.

Nguồn: Dammio, 2018.

So với các nước phát triển, lợi nhuận TMĐT của Việt Nam còn thua kém rất nhiều, chỉ bằng 0,4% thị trường Hoa ỳ và 0,5% thị trường Trung Quốc. Sự chênh lệch này cho thấy khoảng trống để TMĐT Việt Nam phát triển còn rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)