Hiện nay, môi trường khởi nghiệp Việt Nam còn rất non trẻ so với thế giới nhưng chúng ta vẫn có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ: còn đang ở trong (cuối) thời kì dân số vàng, nền kinh tế đang phát triển, hơn nửa triệu doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm trường đại học và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động trên khắp cả nước. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra lâu nay là chúng ta đang thiếu những giải pháp căn cơ về đổi mới nền giáo dục; thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp từ chính quyền các cấp; đặc biết thiếu những giải pháp tạo dựng nền văn hóa khởi nghiệp, văn hóa chấp nhận “thất bại” cho người dân, đặc biệt cho giới trẻ.
Trước hết, cần phải hình thành tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bài học từ các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, ý chí tự làm chủ của con người phải được tôi luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, việc cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn giáo dục – đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi
trình cụ thể để nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho người dân nói chung trong tất cả các định chế xã hội.
Thứ hai là cần có các chính sách nhất quán và đồng bộ từ chính phủ và các cấp chính quyền, tạo môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động khởi nghiệp. Hiện nay, các chính sách, mô hình hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn quá thiếu và yếu kém. Theo số liệu công bố của nhà nước, trong những năm gần đây, số lượng các công ty mới thành lập bình quân khoảng 80.000 doanh nghiệp/năm (riêng năm 2016 có thể tăng đến gần 100.000 công ty); nhưng cũng đã có bình quân khoảng 50.000 công ty ngừng hoạt động/mỗi năm. Điều này chứng tỏ tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển, thị trường khởi nghiệp Việt Nam đang có sức sống nhưng vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và sự đầu tư đúng mức, hỗ trợ cần thiết từ nhà nước và xã hội nên những doanh nghiệp mới hoạt động, những người khởi nghiệp không trụ lại được với tỷ lệ khá lớn.
Thứ ba là trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn, đã bộc lộ những dấu hiệu phát triển thiếu bền vững, khu vực kinh tế nhà nước đã lộ rõ sự yếu kém nghiêm trọng, đóng góp của doanh nghiệp FDI vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nước nhà còn nhiều vấn đề phải xử lý. Đã quá chậm để ban hành đầy đủ các chính sách thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trong nước tăng trưởng. Nhà nước phải thực sự xem kinh tế tư nhân là động lực phát triển xã hội. Cùng với đó, cần nhanh chóng và kiên quyết cải cách thể chế theo hướng giảm mạnh thủ tục hành chính, triệt bỏ tệ nạn sách nhiễu doanh nghiệp từ các cơ quan công quyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình khởi nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp được thông suốt và hiệu quả.
Tác giả tin chắc rằng một khi tinh thần khởi nghiệp, văn hóa khởi nghiệp nở rộ trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là trong thế hệ trẻ Việt Nam thì nó sẽ thực sự trở thành động lực mạnh mẽ nhất, chủ yếu nhất thúc đẩy phát triển nền kinh tế, phát triển xã hội, đưa đất nước tiến lên.
Trên cơ sở thực trạng tình hình Startup công nghệ của Việt Nam và xu hướng phát triển Startup công nghệ trong tương lại tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Startup như sau:
Thứ nhất, phải rà soát, tổng hợp đề xuất việc sửa đổi, thay thế hoặc xây dựng
mới các văn bản quy phạm pháp luật để vừa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống, vừa hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Startup.
Thứ hai, Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính liên quan
đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại cơ quan, đơn vị cũng như trên cổng thông tin điện tử của bộ, ban ngành và địa phương, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho các Startup.
Thứ ba, Phát hiện và nhân rộng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp Startup hiệu
quả, tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp Startup với đại diện cơ quan Nhà nước. Qua đó, 2 bên cùng nhau lắng nghe, trao đổi và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Thứ tư, đề xuất phát triển Quỹ đầu tư của Chính phủ, trung ương, các cấp, các
ngành cho khởi nghiệp ĐMST. Những Quỹ đầu tư này có thể giống như các Quỹ đầu tư mạo hiểm khác hoặc có thể đầu tư song hành với các Quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần. Cụ thể là, đề xuất sử dụng Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để đối ứng đầu tư hoặc cho các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân vay để đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST.
Thứ năm, Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành
nghề, phát huy vai trò cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Thực hiện tốt vai trò là kênh quan trọng phản biện chính sách về doanh nghiệp, cho phép cộng đồng doanh nghiệp được giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ quan chính quyền để làm cơ sở cải thiện chất lượng dịch vụ. Kịp thời và chủ động tiếp nhận, xử lý thông tin về việc phản ánh những vụ việc cụ thể, những vấn đề “nóng”
đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
Thứ sáu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua phát triển cơ sở dữ liệu bảo hộ
sở hữu trí tuệ, đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ; thiết lập mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ, tư vấn, tra cứu, khai thác thông tin công nghệ, sáng chế, sở hữu trí tuệ.
Thứ bảy, chú trọng đầu tư, phát triển các khu tập trung dịch vụ dành riêng cho
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp làm việc trong các không gian này với giá ưu đãi, phát triển và liên kết, phối hợp với các tổ chức nước ngoài tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu, đào tạo, tập huấn thường xuyên dành cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các không gian này.
Thứ tám, phát triển, hỗ trợ các kênh tư vấn với chi phí ưu đãi dành cho khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo về luật pháp, cơ chế, chính sách, phát triển kinh doanh, đầu tư khởi nghiệp, tài chính, kế toán và các dịch vụ cần thiết khác.
3.3.3. Giải pháp và một số lưu ý
Môi trường và hệ sinh thái Startup tại Việt Nam còn non trẻ so với thực tế phát triển của thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần Startup mạnh mẽ, với bối cảnh nền kinh tế phát triển cùng mục tiêu thực hiện quốc gia khởi nghiệp với cơ cấu dân số vàng.
Vấn đề được đặt ra hiện nay là Việt Nam đang thiếu những giải pháp căn bản và đồng bộ để kết nối giáo dục với hoạt động kinh doanh và khởi nghiệp; Thiếu các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp từ các bên liên quan và đặc biệt là thiếu những giải pháp tạo dựng văn hóa khởi nghiệp cho giới trẻ.
Để xây dựng được tinh thần và văn hóa khởi nghiệp tại Việt Nam, cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:
Một là, có chương trình chuẩn về giáo dục đào tạo về khởi nghiệp ngay từ bậc
phổ thông để giúp cho giới trẻ hình thành tinh thần khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời, hệ thống giáo dục cần được điều chỉnh theo
cao tinh thần tự chủ và thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp cho mỗi bản thân người học. Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình, lộ trình cụ thể để nâng cao nhận thức và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho toàn dân là điều cần thiết để hoạt động khởi nghiệp tiếp cận được mọi đối tượng dân cư.
Hai là, có các chính sách nhất quán, đồng bộ và liên tục từ cơ quan quản lý
các cấp trong việc tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò là người điều chỉnh và kết nối để những người có mong muốn, nhu cầu khởi nghiệp có thể tìm đến nhau hoặc kết nối được với những đối tác sẵn sàng hỗ trợ về nguồn lực để họ khởi nghiệp. Thực hiện được điều này sẽ đảm bảo cho hoạt động khởi nghiệp diễn ra một cách bền vững và liên tục.
Ba là, phát huy tinh thần chủ động và vai trò tích cực của khu vực kinh tế tư
nhân. Đây là khu vực giúp giải quyết chủ yếu các vấn đề xã hội và việc làm cho nền kinh tế. Bản thân của những người làm chủ các các DN tư nhân được đánh giá là những nhà doanh nhân khởi nghiệp thành công. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho nhóm DN này phát triển, được nhận hỗ trợ về chuyên môn và nguồn lực để tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả cũng được đánh giá là một giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh phong trào Startup trên toàn đất nước.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền
thông để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội về tầm quan trọng của hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Thứ năm, cần nhanh chóng và kiên quyết cải cách thể chế theo hướng giảm
mạnh thủ tục hành chính, triệt bỏ tệ nạn sách nhiễu doanh nghiệp từ các cơ quan công quyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình khởi nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp được thông suốt và hiệu quả.
Sáu là, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu
viện nghiên cứu, cá nhân trong nước với các đối tác nước ngoài. Thu hút nguồn kinh phí từ nước ngoài thông qua các dự án nghiên cứu tại Việt Nam. Tăng cường tổ chức và chủ trì các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài. Tổ chức triển lãm giới thiệu các thành tựu khoa học và công nghệ mới, tiên tiến của các nước và Việt Nam.
Bảy là, xây dựng mạng lưới chuyên gia tìm kiếm công nghệ, xây dựng báo
cáo về thông tin công nghệ quốc tế, hồ sơ công nghệ quốc tế và các báo cáo khác liên quan đến xu hướng phát triển công nghệ ở nước sở tại và thế giới. Tổ chức nhóm chuyên gia theo từng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên của quốc gia, kết hợp giữa chuyên gia công nghệ với chuyên gia quản trị công nghệ; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học; sinh hoạt chuyên đề, giao lưu giữa các nhóm chuyên gia tìm kiếm công nghệ với các doanh nghiệp, tổ chức cơ quan trong nước có nhu cầu tìm kiếm công nghệ nước ngoài; Tiến hành thí điểm cử các nhà khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam vào làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ của thế giới.
Tám là, hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp. Các địa phương cần có nguồn vốn hỗ trợ
trực tiếp cho các Startup ở giai đoạn “ươm mầm” (seeds), ý tưởng hoặc giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm. Đồng thời, cũng cần mạnh dạn đứng ra bảo lãnh các khoản tín dụng dành cho khởi nghiệp từ các quỹ, tổ chức tín dụng của Nhà nước hoặc các biện pháp bảo lãnh cho các Startups vay tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng tư nhân; nguồn vốn cho vay đối với doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; mạng lưới nhà đầu tư thiên thần….
Chín là, tiến hành các hoạt động kết nối quốc tế như phát triển các hoạt động
như kêu gọi và hỗ trợ (visa, địa điểm) cho các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam; tổ chức các chuyến công tác, nghiên cứu, học tập, tham dự sự kiện khởi nghiệp lớn quốc tế; cử cán bộ thực tập làm việc tại các khu hỗ trợ khởi nghiệp ở nước ngoài và tiếp nhận chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài vào các khu hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam; thiết
nghiệp ĐMST tại các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty công nghệ, khu khởi nghiệp ở các nước trên thế giới và kết nối với các cơ sở trong nước..
Mười là, Đối với các doanh nghiệp Startup, cần có sự chuẩn bị sẵn sàng các
yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp. Chủ động nghiên cứu, cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật để kịp thời nắm bắt, tiếp nhận, tận dụng các cơ hội, ưu đãi từ chính sách, Nhà nước và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tận dụng được tối đa nguồn vốn, nguồn nhân lực cũng như công nghệ hay thị trường.
Cuối cùng là, hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Các địa phương trong vùng cần quan tâm
hỗ trợ về mặt bằng hoạt động cho các Startup; thiết lập các khu làm việc chung, các công viên công nghệ, vườn ươm khoa học của địa phương, từ đó cung cấp không gian làm việc và trang thiết bị với giá cả hợp lý; có thể miễn giảm phí thuê cho các khởi nghiệp; xúc tiến kiến tạo và định hướng hệ sinh Startup, phát triển vườn ươm tư nhân.
Chương 3 của Luận văn đã đề cập tới xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai trên cơ sở định hướng tới năm 2030, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Startup công nghệ của Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0. Tiếp đến là dự đoán những sản phẩm xuất hiện vào năm 2025 và định hướng của Việt nam trong những năm tiếp theo. Cuối cùng, Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất và giải pháp lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả cho việc phát triển khởi nghiệp sáng tạo nói chung của Việt Nam. Đồng thời xây dựng 1 hệ sinh thái khởi nghiệp lớn mạnh nhằm mang lại nhiều thành công hơn nữa cho cộng đồng Startup công nghệ ở Việt Nam nói riêng.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít những rủi ro cạnh tranh tiềm ẩn, Startup công nghệ được coi là một cách thức hiệu quả để xử lý các vấn đề xã hội và đồng thời tạo ra các giá trị mới cho nền kinh tế. Việc thúc đẩy Startup tại Việt Nam là vấn đề mang tính cấp thiết, có tính quyết định đến tiềm năng phát triển kinh tế lâu dài của cả đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh một số thành quả khá khiêm tốn, Startup công nghệ của Việt Nam thời gian qua còn nhiều hạn chế, điển hình nhất là các ý tưởng, dự án khởi nghiệp còn thiếu chất xám, tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong ý tưởng, đề án còn thấp, sản phẩm thiếu thực chất; phần lớn các ý tưởng, dự án chỉ là những giải pháp kinh doanh đơn thuần. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là các Startup không có khả năng sử dụng sự đổi