Lãnh đạo Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF) cho rằng, đa số doanh nghiệp được gọi là khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn đang ở quy mô vừa và nhỏ do chưa có cơng nghệ và chưa có khả năng bùng nổ.
Khởi nghiệp hay còn gọi là Startup cần sự bùng nổ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên tư duy về khởi nghiệp hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chỉ theo kiểu lối mịn như trồng cây gì, ni con gì kể cả ở Hà Nội và TP. HCM là những nơi hoạt động khởi nghiệp diễn ra rất sôi động.
Nhiều doanh nghiệp Việt đang chứa đựng yếu tố sao chép nhiều hơn là đổi mới sáng tạo; họ thường có xu hướng đi tìm các mơ hình kinh doanh đã được chứng minh là thành công ở các quốc gia khác, đưa về và cắt gọt cho phù hợp với Việt Nam.
Mặc dù có mang lại những kết quả nhất định nhưng đó vẫn chỉ là ‘copy, paste’ chứ không phải là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hay phá vỡ. Những doanh nghiệp bắt chước Startup nước ngồi có thể thành cơng ở giai đoạn đầu nhưng về lâu dài thì sẽ tụt hậu.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp khởi nghiệp đó sẽ khơng thể cạnh tranh và dần mất đi thị trường bởi lẽ các doanh nghiệp nước ngồi đã có thời gian dài phát triển, mạng lưới quan hệ và đối tác rộng khắp.
“Chúng ta đang ở một giai đoạn quá sớm khi nhiều người đang đổ dồn đi khởi nghiệp nhưng lại chưa thực sự hiểu đúng thế nào là khởi nghiệp. Do đó, những chương trình nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong tư duy của mỗi người là hết sức quan trọng. Nếu khơng có bước này, khởi nghiệp sáng tạo cuối cùng vẫn chỉ là mô phỏng, bắt chước và sao chép”, lãnh đạo SVF khẳng định.
giá là một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.
Thứ nhất, đứng sau một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công là một người lãnh đạo trưởng thành có khả năng học hỏi, khả năng vấp ngã. Thứ hai là yếu tố công nghệ kỹ thuật, tiêu chí làm nên sức mạnh của Startup và thứ ba là mô hình kinh doanh.
Theo đó, nếu như yếu tố cơng nghệ làm nên sức sống của một cái cây thì mơ hình kinh doanh được xem như là phương thức trồng. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại vẫn đang lẫn lộn hai yếu tố này, cho rằng mơ hình kinh doanh là một dạng cơng nghệ mềm.
Để các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, bền vững, ông Hiếu chỉ ra điều quan trọng nhất là cần bắt chước các nhà khởi nghiệp đã thành cơng ở nước ngồi trong việc tạo ra một môi trường sáng tạo và trải nghiệm.
Ở một góc độ khác, luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group cho rằng, tạo dựng một hành lang pháp lý rõ ràng và vững chắc là điểm nhấn và điểm ưu tiên để tạo một môi trường khởi nghiệp tốt, khuyến khích đầu tư vào các Startup đặc biệt trong bối cảnh thị trường mới nổi đang thiếu vắng nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tốt và có khả năng tăng trưởng mạnh.
Theo ơng Lộc, hiện nay, Việt Nam đã có Luật hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định 38/2018/NĐ-CP về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên cần xem xét đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay chưa.
Chẳng hạn, đối với việc đầu tư vào Startup được quy định trong khoản 3 điều 18 của Luật hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhà đầu tư sẽ được miễn giảm thuế trong một giai đoạn nhất định.
như vậy câu hỏi được đặt ra là đến bao giờ các doanh nghiệp đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp mới được hưởng lợi.
Một ví dụ khác là tại khoản 3 điều 5 của Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có ghi đầu tư khơng quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư. Lãnh đạo LP Group cho rằng điều này sẽ gây ra một sự mơ hồ, không rõ ràng và quá nhập nhằng. Bên cạnh đó, với quy định nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, luật sư Lộc cho rằng giới hạn này là khơng cần thiết. Vì điều này vơ hình chung sẽ trở thành một rào cản trong việc đầu tư vào các Startup.
"Các văn bản luật sắp tới được ban hành cần tạo một hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư thiên thần tham gia vào quá trình đầu tư vào các Startup", ông Nguyễn Văn Lộc nhìn nhận.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), cần tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong việc cung cấp nguồn vốn - ‘bầu sữa’ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong vấn đề này, ông Lộc đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các hiệp hội cũng như các doanh nghiệp lớn đi trước, đã thành công; bởi lẽ đầu tư 1 đồng cho khởi nghiệp có thể tạo ra hàng trăm đồng để đầu tư cho các mục tiêu xã hội khác.
“Vốn đầu tư cho khởi nghiệp không chỉ là vốn tài chính mà cịn là vốn xã hội trong đó có mạng lưới kết nối từ các doanh nghiệp đã thành công, đi trước, dẫn đầu. Các doanh nghiệp này cần đặt các nhà khởi nghiệp trên vai mình”, Chủ tịch VCCI cho biết.
Đức và Mỹ
2.3.1. Giới thiệu
Tinh thần khởi nghiệp là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới của một quốc gia và nó mang lại nhiều cơ hội mới cho tất cả doanh nghiệp của quốc gia đó. Để cạnh tranh trên thị trường thế giới, các quốc gia cần phải có sự hỗ trợ nhiều hơn cho các cơng ty Startup. Hiện tại, Mỹ đang là nơi cung cấp môi trường khởi nghiệp cho các công ty Startup thuận lợi nhất trên thế giới, trong khi Đức thì vẫn chậm trễ theo sau.
Sự thành công của một Startup phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dựa vào số liệu nghiên cứu dưới đây tác giả sẽ thực hiện so sánh các yếu tố thành công đối với các công ty Startup công nghệ ở Mỹ và Đức. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu này mang tính chất chủ quan của tác giả, dựa trên nghiên cứu một bộ giả thuyết, thông qua việc khảo sát và phỏng vấn các chuyên gia.
2.3.2. Các yếu tố thành công
Yếu tố thành công quan trọng của Startup được định nghĩa là những đặc điểm, điều kiện hoặc biến số mà khi được duy trì, hoặc quản lý đúng cách thì có thể có tác động đáng kể đến sự thành công của một công ty Startup công nghệ.
Để xác định các yếu tố thành công quan trọng cho Startup là gì, Tác giả đã tiến hành đánh giá, tham khảo trên nhiều nguồn tài liệu rộng rãi để đưa ra một bảng dữ liệu gồm 25 yếu tố thành công quan trọng. Chúng được phân vào 3 danh mục (nhóm) yếu tố thành cơng gồm: Các yếu tố bên trong; Các yếu tố bên ngoài và Các yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy. Với danh mục các yếu tố bên trong đa phần liên quan đến nội tại của các công ty Startup qua đó các Startup có mức độ kiểm soát tốt hơn. Với danh mục các yếu tố bên ngoài liên quan và phụ thuộc và môi trường bên ngoài, các Startup thường khó kiểm sốt hoặc khơng kiểm soát được các yếu tố này. Danh mục cuối cùng là danh mục các yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy, đây là nhóm yếu tố được Startup quan tâm và mong muốn có được.
đóng vai trị quan trọng trong việc xác định liệu một Startup có thành cơng hay khơng?! Nó cũng cho phép so sánh dễ dàng giữa các Startup ở các nước trên thế giới với nhau. Danh sách các yếu tố thành công được xem xét đưa vào nghiên cứu của tác giả nằm trong Bảng 1 dưới đây:
Bảng 2.2: Phân loại các yếu tố thành công
STT Yếu tố bên trong STT Yếu tố bên ngoài STT Các yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy
1 Nhân viên/ Đội 1 Các chính sách
của chính phủ 1 Người cố vấn 2 Văn hóa làm việc 2 Ổn định chính trị 2 Khả năng mở
rộng mạng lưới 3 Người đồng sáng
lập 3 Vị trí 3 Hỗ trợ tài chính
4 Cấu trúc tổ chức 4 Thu hút tài năng 4 Hỗ trợ về thuế, pháp lý, kinh doanh
5 Tầm nhìn chiến
lược 5 Tiếp cận thị trường mới 5 Cơ sở hạ tầng 6 Chiến lược
marketing 6
Tiếp cận thị
trường hiện tại 6 Hội thảo/sự kiện 7 Mạng lưới khách hàng 7 Đối thủ cạnh tranh 8 Sản phẩm 8 Kinh nghiệm trước đây 9 Khả năng mở rộng quy mô
10 Kế hoạch của công
ty
11
Cân bằng công việc và cuộc sống gia đình
Nguồn: Tác giả sưu tầm và tổng hợp, 2019.
2.3.3. Phương pháp
Để xác định các yếu tố thành cơng cho một Startup là gì, nghiên cứu này được chia thành hai phần. Phần đầu tiên liên quan đến việc xác định và ánh xạ các yếu tố thành công khác nhau vào ba nhóm yếu tố. Phần thứ hai liên quan đến việc phát
nhau, giữa các công ty khởi nghiệp khác nhau trên toàn cầu. Sử dụng cơ chế tính điểm này, các công ty Startup ở Mỹ và Đức được yêu cầu chấm điểm cho các yếu tố thành cơng và qua đó cũng xác định mức độ đáp ứng được các yếu tố thành cơng. Điểm trung bình của các yếu tố thành cơng ở Mỹ và Đức sau đó được so sánh để xác định các vấn đề cần cải thiện. Bên cạnh đó, Điểm số của các cơng ty Startup ở Mỹ được sử dụng làm điểm chuẩn để xác định cách thức hoạt động các công ty Startup ở Đức.
- Cơ chế chấm điểm
Mỗi yếu tố thành cơng trong ba nhóm được ghi theo thang điểm từ 1 đến 10, với 1 điểm là ít quan trọng nhất và 10 điểm là quan trọng nhất. Ngoài ra, mỗi Startup cũng được yêu cầu chấm điểm theo thang điểm từ 1 điểm đến 10 điểm, các yếu tố được ưa thích/ hài lịng đối với Startup như thế nào, với 1 điểm được 0% hài lòng/Rất bất lợi và 10 điểm được 100% hài lòng/Cực kỳ thuận lợi.
Điểm số cho từng yếu tố thành cơng ở mỗi nhóm yếu tố, được tính trung bình cho tất cả các cơng ty Startup được chọn ở Mỹ. Cách tính tương tự được lặp lại cho các công ty Startup ở Đức. Ba yếu tố thành công được đánh giá là quan trọng nhất trong mỗi nhóm yếu tố sẽ được phân tích và đưa ra các khuyến nghị.
Hơn nữa, điểm tổng hợp của các yếu tố thành công trong một nhóm yếu tố được tính trung bình để đưa ra tổng điểm từng nhóm yếu tố cho Mỹ và Đức.
- Lựa chọn các công ty khởi nghiệp Mỹ
Với mục đích của nghiên cứu này, tác giả đã xác định một số công ty Startup thành công từ Hoa Kỳ, là một phần của các yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy hàng đầu như Techstars và Y-Combinator. Dữ liệu được thu thập từ 17 công ty khởi nghiệp thành công ở Thung lũng Silicon, New York, Boston, Texas. Số liệu lấy từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, thuộc University Fresenius of App. Sciences Competence Center Entrepreneurship Cologne, Germany (2017).
Cologne, do tầm quan trọng của nó như là một trung tâm Startup cùng với Berlin, London, Amsterdam và các thành phố khác ở châu Âu, trong bối cảnh GDP cao và hệ thống sinh thái Startup phát triển nhanh chóng. Cũng như các cơng ty Startup ở Mỹ, các công ty Startup ở Cologne (Đức) này đại diện cho nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ ở khu vực này.
2.3.4. Các kết quả
Dữ liệu từ cuộc khảo sát cho thấy các công ty Startup ở Mỹ và Đức đều xem tầm quan trọng của các nhóm yếu tố gần như bằng nhau. Trong đó các cơng ty Startup ở Đức nhận thức tầm quan trọng của nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy (7.35 điểm) cao hơn so với các công ty Startup ở Mỹ (7.2 điểm). Xem
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.1: Tổng quan điểm số cho việc nhận thức tầm quan trọng của các nhóm yếu tố
Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, 2017.
Tuy nhiên, hệ sinh thái Startup của Đức đang được các công ty Startup công nghệ ở đây đưa ra mức độ hài lịng khơng tốt như ở Mỹ (thể hiện ở cả 3 nhóm yếu tố). Do đó Đức cần tập trung hơn nữa vào việc cải thiện mức độ hài lòng đối với các Startup, đặc biệt là nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy đang có mức độ chênh lệch điểm số cao nhất trong 3 nhóm yếu tố (Đức 7.11 điểm so với Mỹ 7.6 điểm). Xem chi tiết biểu đồ 2.2.
Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, 2017.
Các con số ở Biểu đồ 2.1 và 2.2, tự chúng khơng nói lên được điều gì, đó chỉ là sự so sánh tương đối điểm số của các nhóm yếu tố.
- Yếu tố bên trong
Điểm số chi tiết được các Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố bên trong được hiển thị trong Biểu đồ 2.3 và Biểu đồ 2.4.
Từ biểu đồ 2.3 tác giả nhận thấy, có vẻ như các cơng ty khởi nghiệp ở Mỹ đánh giá rất cao tầm quan trọng đối với các yếu tố như: Người đồng sáng lập (Mỹ 9.9 điểm so với Đức 9 điểm), Văn hóa làm việc (Mỹ 9.1 điểm so với Đức 8.6 điểm) và Nhân viên/đội (Mỹ 9 điểm so với Đức 8.72 điểm). Trong khi các công ty Startup công nghệ ở Đức lại đánh giá tầm quan trọng không nhỏ đối các yếu tố thành công cho Startup như: Sản phẩm (9.45 điểm so với Mỹ 8.4 điểm), Chiến lược marketing (8.55 điểm so với Mỹ chỉ có 7.3 điểm) và Khả năng mở rộng quy mơ (8.2 điểm so với Mỹ chỉ có 6.95 điểm).
Biểu đồ 2.3: Điểm số chi tiết được các công ty Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố bên trong
Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, 2017.
Biểu đồ 2.4: Điểm số chi tiết về mức độ ưa thích/hài lịng của các Startup đối với nhóm yếu tố bên trong
Nguồn: Số liệu từ báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Richard C. Geibel, (2017).
Dựa vào Biểu đồ 2.4, tác giả cho rằng các công ty khởi nghiệp ở Mỹ rất hướng đến đội ngũ của họ, đầu tiên tập trung vào yếu tố Nhân Viên/ Đội và đồng thời xây dựng đội ngũ cộng sự mạnh mẽ trước khi phát triển các khả năng khác của họ. Cịn các cơng ty Startup ở Đức thì tập trung nhiều hơn vào sản phẩm/ý tưởng.
Hầu hết các nhà sáng lập ở Mỹ đều cảm thấy điều quan trọng là phải có người đồng sáng lập dày dạn kinh nghiệm, những người mà họ đã làm việc trong quá khứ và có chung sở thích, tầm nhìn về cơng ty.
Nhân viên
Tìm đúng người để chia sẻ tầm nhìn và đam mê của công ty, người mà có những tài năng phù hợp với cơng ty và họ sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo thành công của các công ty Startup. Qua các chỉ số ở Biểu đồ 4, tác giả nhận thấy, rõ ràng các Startup của Đức vẫn chưa quan tâm đến yếu tố Nhân viên của họ, bằng chứng là Startup ở Đức chỉ đánh giá 5.1 điểm cho mức độ quan tâm đến yếu tố này (còn Mỹ là 8 điểm). Trong khi, các nhà đầu tư mạo hiểm thì lại ln coi một đội ngũ tốt là một trong những yếu tố quan trọng khi đầu tư. Do đó, để đảm bảo kinh phí cần thiết cho việc tiếp thị và phát triển sản phẩm, các công ty Startup của Đức trước tiên cần tập trung vào việc xây dựng một đội ngũ Nhân viên lớn mạnh