Thực trạng Startup ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 51 - 52)

2.1. Thực trạng Startup công nghệ ở Việt Nam

2.1.2. Thực trạng Startup ở Việt Nam

Tại Việt Nam, 2016 đã được xác định là năm quốc gia khởi nghiệp. Và giai đoạn 2017 – 2020 được xem là thời kỳ vàng cho khởi nghiệp với sự ra đời của hàng loạt công ty khởi nghiệp như “nấm mọc sau mưa”; tuy nhiên, số lượng Startup thành công chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các Startup “chết yểu”.

Theo thống kê, nước ta đang có khoảng 1.500 Startup. Xét theo mật độ các cơng ty khởi nghiệp trên đầu người thì Việt Nam nhiều hơn cả các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.

Hiện có khoảng 2,100 cơng ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2,300 tại Trung Quốc và 7,500 tại Ấn Độ. Điểm đáng chú ý là số lượng Startup công nghệ vượt trội hơn hẳn so với các Startup trong lĩnh vực khác.

Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó, nhiều Startup Việt cũng đang chọn cho mình theo hướng công nghệ (Tech Startup). Đặc điểm của các Startup công nghệ là không cần quá nhiều vốn ban đầu nếu so với các ngành nghề khác và có thể dễ dàng học hỏi từ những mơ hình đi trước trên thế giới.

Các thống kê gần đây đều phản ánh một thực trạng đáng buồn, đó là Startup Việt ra đời thì nhiều, nhưng thất bại cũng lắm. Cụ thể: chỉ có 3% Startup Việt là thành công thực sự, tức là thỏa mãn được một trong các tiêu chí: được định giá từ 10 triệu USD trở lên; doanh thu từ 2 triệu USD; có từ 100 nhân viên; đã gọi vốn vịng 2 hoặc đã bán được cơng ty với giá tốt.

Trong số 3% công ty được xem là thành công này, kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho Startup đến lúc thành công là 5,7 năm và sẽ mất lâu hơn nữa để trở thành cơng ty có giá trị hàng trăm triệu USD; và 100% đều học hỏi và bản địa hố từ mơ hình tương tự đã thành công ở nước ngoài.

niệm lần sinh nhật thứ 2; chúng hoặc chết yểu hoặc chỉ tồn tại như một công ty “xác sống”. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các Startup Việt thất bại?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)