Hệ sinh thái Startup

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 38 - 41)

1.2. Tổng quan về Starup công nghệ ở Việt Nam

1.2.2. Hệ sinh thái Startup

Khái niệm về hệ sinh thái Startup ra đời lần đầu tiên tại Hoa kỳ khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, khi Thung lũng Santa Clara (tiền thân của Thung lũng Silicon) được hình thành và phát triển, sang thế kỷ 21 khái niệm này ngày càng được quan tâm không những trong các nghiên cứu: Moore (1993), Isenberg (2011), Mason & Brown (2014)… mà cịn trong chính sách của các tổ chức quốc tế và quốc

gia. Có 3 tác phẩm nói về hệ sinh thái Startup và kết cấu tạo nên hệ sinh thái này được nhiều nước thừa nhận thể hiện trong bảng 2.

Bảng 1.2: Khái niệm và kết cấu hệ sinh thái Starup STT Tác giả Khái niệm STT Tác giả Khái niệm

1 OECD (2010)

Hệ sinh thái Startup thực chất là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư cơng,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương”

2

Diễn đàn kinh tế Thế giới WEF (2013)

Một hệ sinh thái Startup có tác động đến sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển phát triển của các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển chính phủ; (ii) Khung luật pháp và cơ sở hạ tầng; (iii) Nguồn vốn, tài chính; (iv) Văn hóa; (v) Các nhà tư vấn, cố vấn, hệ thống hỗ trợ; (vi) Các trường đại học đóng vai trị xúc tác; (vii) Giáo dục và đào tạo; (viii) Nguồn nhân lực; (ix) Các thị trường trong nước và quốc tế.

3 Mason và Brown, 2014

Hệ sinh thái Startup thực chất là môi trường kinh doanh bên ngồi DN được hình thành có hệ thống tác động đến sự hình thành và phát triển của DN, bao gồm 04 thành phần sau: (i) Chủ thể thực hiện Startup trong hệ sinh thái; (ii) Các nhà cung cấp nguồn lực Startup trong hệ sinh thái; (iii) Các nhà kết nối Startup trong hệ sinh thái; (iv) Định hướng Startup trong hệ sinh thái.

Nguồn: GS. TS Võ Thanh Thu, 2018, trong bài nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo.

Về cơ bản các khái niệm về hệ sinh thái Startup và các thành phần thể hiện trong biểu đồ 1 và bảng 3. Dựa vào các khái niệm này nhiều cơng trình nghiên cứu thực nghiệm đánh giá thực trạng Startup của một địa phương hoặc Quốc gia.

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Feld (2012); Isenberg (2010) và WEF (2013).

Hình 1.4: Các trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Bảng 1.3: Các trụ cột cơ bản và các yếu tố của hệ sinh thái Startup STT

Những trụ cột cơ bản

của hệ sinh thái Startup Các yếu tố của trụ cột cơ bản hệ sinh thái Startup

1 Chính sách – Luật lệ Quốc gia về Startup

+ Chiến lược, đề án, kế hoạch Startup của QG, địa phương.

+ Chính sách hỗ trợ Startup: Thuế, hỗ trợ đầu tư, đất đai, hỗ trợ xác lập quyền Sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu.

+ Chính sách phát triển khoa học công nghệ QG, Địa phương

2 Hướng dẫn triển khai và cơ sở hạ tầng

+ Các văn bản cụ thể hóa để các chủ trương chính sách của QG, địa phương về hỗ trợ Startup được triển khai

+ Cơ sở hạ tầng: Điện, nước, đường truyền Internet.

+ Các quỹ đầu tư mạo hiểm

+ Các quỹ đầu tư của nhà nước cho phát triển Startup

3 Các nguồn và quỹ tài trợ tài chính

+ Nguồn vốn từ gia đình người Startup

+ Nguồn vốn từ nhà đầu tư thiên thần (angel investors)

+ Chính sách cho vay vốn của NH và các cơng ty tài chính.

+ Các quỹ tài chính hỗ trợ phát triển KHCN.

4 Văn hóa Startup

+ Khao khát làm chủ kinh doanh; đam mê phát triển ý tưởng công nghệ mới.

+ Văn hóa chấp nhận rủi ro, thất bại

5

Hệ thống tư vấn và sự ủng hộ Startup của cộng đồng và XH

+ Hệ thống cố vấn (Mentors), tư vấn (advisors) cho Startup; Lồng ấp (incubators); không gian làm việc chung cho những người Startup. + Các cuộc thi Startup

6 Các trường ĐH – các vường ươm khoa học

+ Các trường ĐH lớn có vườn ươm cho các ý tưởng Khoa học sáng tạo.

+ Các phịng thí nghiệm

+ Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển Startup

7 Huấn luyện đào tạo

+ Các trung tâm, trường học cung cấp kiến thức Startup lập đề án kinh doanh, kiến thức tiếp thị; kỹ năng trình bày các ý tưởng kinh doanh, hạch toán tài chính…

+ Các cuộc hội thảo, hội nghị cung cấp kiến thức, kinh nghiệm truyền cảm hứng Startup. 8 Nguồn nhân lực và lực

lượng lao động Nguồn nhân lực có chất lượng, đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án Startup. 9 Thị trường trong và ngoài

nước

+ Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. + Triển vọng phát triển của thị trường

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Feld, 2012; Isenberg, 2010 và WEF, 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)