Sự phát triển của các cơng ty khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp trong lĩnh vực cơng nghệ nói riêng đã và đang có những đóng góp thiết thực vào sự thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới. Qua tìm hiểu và tham khảo tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả xin đưa ra 10 yếu tố thành công được cho là quan trọng của Starup công nghệ trên thế giới, cụ thể như sau:
(1) Có tầm nhìn
Chiến lược kinh doanh và tầm nhìn là hoạt động dự báo trước mơi trường kinh doanh. Nó đóng vai trị rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là Startup. Việc đề ra các chiến lược và tầm nhìn giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như các nguy cơ phát triển nguồn lực của doanh nghiệp, sử dụng hợp lý nguồn lực có sẵn để phát huy sức mạnh doanh nghiệp
(2) Có ý tưởng cơng nghệ tốt, sáng tạo, đồng thời tin tưởng nó có thể trở thành hiện thực
Khi có trong tay một ý tưởng mới nghĩa là bạn đã đi trước người khác một bước. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự tâm huyết với ý tưởng đó. Bởi trên con đường hiện thực hóa ý tưởng này, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nên. Việc có một đam mê cháy bỏng với ý tưởng của chính mình và quyết tâm thực hiện nó là một điều rất quan trọng.
(3) Kiên trì theo đuổi mục tiêu và chuẩn bị tinh thần ứng phó với những biến cố có thể xảy ra
Sở dĩ sự kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp khơng phải ai cũng có được thành cơng trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lịng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công về sau này của họ như câu nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân thành cơng là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những
trở ngại, có sự đam mê và kiên trì hơn người để đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.
(4) Team- Co-founder
Team (coach - mentor): Yếu tố đảm bảo cho Startup “sống sót” chính là nhóm nhân lực cốt lõi bao gồm người sáng lập - nhân viên chủ chốt và thành phần không thể thiếu là mentor/coach (tạm hiểu là người cố vấn và người huấn luyện). Vai trò mentor/coach mang lại những giá trị to lớn như nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo, xử lý tình huống, sự từng trải va chạm trên thương trường, các bài học thất bại, cuối cùng là kỹ năng cá nhân và các tri thức về ngành mà Startup đang hoạt động.
(5) Thời điểm
Một sản phẩm tốt, một sản phẩm chất lượng, nhưng lại được tung ra không đúng thời điểm cũng là một thất bại đáng kể đến. Thời điểm vào thị trường được nghiên cứu kĩ lưỡng, bởi nhu cầu của con người cũng thay đổi theo thời gian, nếu đánh đúng “mục tiêu” khách hàng, thì thành cơng sẽ ở tỉ lệ cao hơn.
(6) Marketing - Bán hàng
Thay vì chờ đợi thiết kế sản phẩm/dịch vụ hồn hảo theo suy nghĩ của mình, các Startup cần nhanh chóng thiết kế MVP - sản phẩm/dịch vụ tối giản và đưa nhanh ra thị trường. Các hoạt động marketing và bán hàng cần được thực hiện ngay từ ngày đầu tiên để mang sản phẩm tới khách hàng. Thơng qua q trình mang sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng, Startup có cơ hội lắng nghe, kiểm thử sản phẩm trên thực tế.
(7) Nguồn ngân sách ổn định (đảm bảo nếu có lỗi sai thì vẫn cịn nguồn lực
phát triển sản phẩm)
Thật vậy, theo 1 khảo sát của Hãng CB Insights (Mỹ), 1 trong những nguyên nhân khiến cho các Startup thất bại là họ đã không đã không dự trữ một khoản tiền để đề phòng sự cố, 29% Startup được khảo sát đã tiêu hết số tiền mặt mà họ có, 18% gặp những sai lầm trong tính tốn giá cả chi phí, 8% khơng chú trọng đến yếu tố tài chính. Đa phần các Startup thất bại do khơng có sự “nhìn xa trơng rộng”, khơng có sự chuẩn bị trước cho những rủi ro. Thường thì các Startup sẽ không
mạnh về nguồn vốn tự có, thay vào đó họ sẽ tìm kiếm nguồn vốn này thơng qua các hình thức kêu gọi vốn của các nhà đầu tư và đây cũng đang là xu hướng hiện nay của các Startup.
(8) Tập trung thị trường toàn cầu
Hiện nay các Startup về cơng nghệ, thực sự có nhiều lợi thế phát triển hơn rất nhiều lĩnh vực khác. Một thế giới phẳng, khi mà các sản phẩm công nghệ mới đưa ra thị trường thì nó có thể đến được người dùng ở khắp nơi trên thế giới gần như ngay lập tức. Do đó, nếu chỉ quan tâm đến thị trường địa phương thì chúng ta đã bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội phát triển hơn cho doanh nghiệp của mình, bởi vì sản phẩm khơng phù hợp với thị trường này thì có thể phù hợp với thị trường khác.
(9) Giảm thời gian mua sắm của khách hàng
Instacart chú trọng tự động hóa quy trình mua hàng của khách. Với nền tảng tự đặt hàng, những sản phẩm mà khách đặt mua sẽ có trong vịng 2 tiếng kể từ khi mua sắm kết thúc. Instacart đã biến việc mua sắm của khách hàng trở nên đơn giản. Đây cũng là yếu tố mà nhiều doanh nghiệp hướng tới cũng như được nhiều khách hàng kỳ vọng.
(10) Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt đến mức đáng ngạc nhiên
Khách hàng thường bị đối xử thiếu chu đáo. Hầu hết các công ty mà họ sử dụng dịch vụ gần như là độc quyền đi kèm với một dịch vụ chăm sóc khách hàng tồi tệ. Những ý tưởng của bạn có thể vơ tình bị hạ thấp bởi những trải nghiệm như vậy. Hãy cố gắng làm cho dịch vụ khách hàng của bạn không chỉ đơn thuần tốt, mà phải là tốt một cách đáng ngạc nhiên. Hãy bước ra khỏi con đường của bạn để làm cho mọi người hạnh phúc. Họ sẽ bị quá tải; bạn sẽ thấy điều đó. Trong những giai đoạn sớm nhất của một Startup, hãy nâng dịch vụ khách hàng lên một mức mà không thể tốt hơn được nữa, bởi vì đó là một cách để tìm hiểu về người dùng của bạn.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 của Luận văn đã nêu rõ cơ sở lý thuyết về các yếu tố thành công cho Startup công nghệ của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, làm rõ các khái niệm về sự thành công, khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và các lý thuyết, khái niệm, đặc điểm liên quan đến cuộc cách mạng 4.0. Bên cạnh đó, chỉ ra được các yếu tố thành công được đánh giá là quan trọng nhất của Startup công nghệ trên thế giới, điều đó làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo ở Chương 2.
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4.
Chương 2 trong luận văn với đề tài “Các yếu tố thành công cho starup công nghệ của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” sẽ giới thiệu sơ lược về hiện trạng Startup công nghệ ở Việt Nam cũng như việc đánh giá các yếu tố thành công đối với Startup công nghệ ở Việt Nam. Đồng thời, Tác giả sẽ so sánh với các Starup trên thế giới và phân tích các bài học kinh nghiệm.