Hội nhập CMCN 4.0 tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 42 - 44)

1.2. Tổng quan về Starup công nghệ ở Việt Nam

1.2.4. Hội nhập CMCN 4.0 tại Việt Nam

CMCN 4.0 đang diễn ra âm thầm và ngày càng mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến doanh nghiệp toàn cầu. Doanh nghiệp không thay đổi hoặc chậm bắt kịp xu hướng này sẽ dần dần bị thay thế và đào thải. Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu lớn bị phá sản hoặc sáp nhập là một minh chứng cho điều đó. CMCN 4.0 đã, đang và sẽ thay đổi tồn bộ nền kinh tế với nhiều mơ hình kinh doanh mới ra đời. Nó thay đổi hồn tồn cách thức doanh nghiệp tương tác với khách hàng, tương tác với nhau, từ phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng, chuỗi cung ứng, hệ sinh thái. Nó cũng thay đổi cách thức quản trị doanh nghiệp và hoạt

động hằng ngày (theo ThS. Nguyễn Quang Huy trường Đại học Ngoại thương, 2018).

Việt Nam đã tham gia khá sâu rộng trong lĩnh vực Internet và truyền thông. Theo báo cáo công tác tổng kết năm 2015 của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thơng, tính đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam đã đạt 52% dân số. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về thời gian sử dụng Internet (5,2 giờ/ngày), và thứ 22 thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội. Hiện nay, 55% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại di động. Với điện thoại được kết nối Internet, người dùng có thể cập nhật các tin tức thời sự - kinh tế - xã hội Việt Nam cũng như thế giới. Người dùng cũng có thể đặt vé máy bay, taxi giá rẻ hay lên mạng xã hội trò chuyện với bạn bè. Việt Nam đang được tận hưởng những công nghệ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực truyền thơng di động. Đây chính là cơ sở bước đầu để Việt Nam tham gia CMCN 4.0.

Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển nhanh của công nghệ thế giới đã đem lại nhiều sản phẩm tối ưu hơn, phù hợp hơn cho tất cả nhu cầu doanh nghiệp. Những khái niệm như phần mềm quản trị doanh nghiệp, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources Planning - ERP) được doanh nghiệp Việt Nam biết đến và tiếp cận nhiều hơn. Nhờ ứng dụng cơng nghệ vào số hố doanh nghiệp, Thế giới di động hay The Coffee House đang dẫn đầu, vượt xa các doanh nghiệp cùng ngành. Nhưng đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam:

- Các nhà máy sản xuất ở mức dây chuyền cấp thấp bắt đầu tự động hóa, tuy nhiên chưa sử dụng robot trong công việc.

- Ứng dụng công nghệ thông tin mới được quan tâm và cịn ở mức trung bình.

- Tính kết nối tạo hệ sinh thái giữa các doanh nghiệp chưa được hình thành.

- Doanh nghiệp chưa hiểu rõ CMCN 4.0, cịn có tâm lý ngần ngại trong đầu tư ứng dụng công nghệ thơng tin vì lo lắng hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố thành công cho startup công nghệ của việt nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)