Phương thức kinh doanh chậm được đổi mới và cơ cấu kênh phân phối hàng hoá phát triển cịn mang nặng tính tự phát, lạc hậu, thiếu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ việt nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ (Trang 37 - 40)

- Về vốn: Nguồn vốn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng lên

2.1.2.2. Phương thức kinh doanh chậm được đổi mới và cơ cấu kênh phân phối hàng hoá phát triển cịn mang nặng tính tự phát, lạc hậu, thiếu

phân phối hàng hố phát triển cịn mang nặng tính tự phát, lạc hậu, thiếu tính chuyên nghiệp.

Hoạt động thƣơng mại đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua phƣơng thức giao dịch, mua bán theo kiểu truyền thống, hàng hố lƣu thơng chủ yếu vẫn qua các kênh truyền thống (cửa hàng của các công ty bán lẻ truyền thống, nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng).

Các phƣơng thức kinh doanh tiến bộ, hiện đại nhƣ liên kết "chuỗi", các hoạt động tổ chức giao dịch thƣơng mại hiện đại nhƣ sàn giao dịch, trung tâm

- 38 -

đấu giá, mua bán trung gian trên mạng, chợ "ảo" chỉ mới manh nha hình thành, chƣa nhiều và chƣa mạnh.

Qua khảo sát, hiện nay ở nƣớc có các dạng kênh phân phối sau:

- Kênh phân phối hàng nông sản - thực phẩm:

Nhà sản xuất ( hộ nông dân, HTX, nông trường,..…) → Bán buôn (thương lái, thu gom,…) → Bán buôn ( công ty, hộ kinh doanh,…) → Bán lẻ ( hộ kinh doanh tại chợ, siêu thị,…)

- Kênh phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng nhật dụng:

Nhà sản xuất ( nhà máy, HTX,…) → Bán buôn cấp 1→ Bán buôn cấp 2 → Bán lẻ (cửa hàng, tiệm tạp hóa, siêu thị, chợ,…)

- Kênh phân phối hàng công nghiệp lâu bền ( ti vi, tủ lạnh, xe máy,…): Nhà xản xuất ( nhà máy ) → nhà phân phối cấp 1 → nhà phân phối cấp 2 → nhà bán lẻ ( cửa hàng )

- Kênh phân phối hàng chuyên ngành ( sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu,…):

Nhà sản xuất ( nhập khẩu ) → Chi nhánh, công ty thương mại thành viên, nhà phân phối cấp 1 → nhà phân phối cấp 2 → cửa hàng bán lẻ ( trực thuộc, độc lập ).

Kênh phân phối hàng hoá sau nhiều năm vẫn chƣa đƣợc cải thiện, tồn tại nhiều bất hợp lý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Hàng hoá đến ngƣời tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống (44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thƣơng mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…) mới chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng [6, tr.18-20].

Ngoại trừ một số doanh nghiệp sản xuất quy mơ lớn có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (P&G, Unilever…) và một vài doanh nghiệp trong nƣớc (Tổng công ty xăng dầu…) có hệ thống phân phối đƣợc tổ chức chặt chẽ, có sự gắn kết giữa

- 39 -

các khâu, quản lý theo địa bàn, phát triển theo mục tiêu, còn lại đại bộ phận là hoạt động tự phát, mối liên kết giữa các thành viên trong kênh còn lỏng lẻo, tuỳ thuộc vào lợi nhuận kiếm đƣợc tại từng thời điểm.

Nhƣợc điểm chung của hệ thống phân phối hiện nay là:

- Có quá nhiều trung gian trong cùng một khâu (bán buôn, bán lẻ) với nhiều quy mơ khác nhau, dẫn đến chi phí tăng, hiệu quả thấp, đặc biệt là đối với các thành viên có quy mơ kinh doanh nhỏ.

- Trùng lặp trên cùng một khu vực địa lý. Có nhiều điểm bán thuộc nhiều chủ thể quản lý khác nhau (của đại lý, của công ty sản xuất thành viên, của công ty thƣơng mại thành viên và các nhà phân phối) cùng kinh doanh một sản phẩm của cùng một đơn vị sản xuất trên cùng một khu vực địa lý.

- Dù trực tiếp hay gián tiếp, dù mua đứt bán đoạn hay đại lý nhƣng nhà sản xuất khơng kiểm sốt đƣợc các chi phí chủ yếu và giá bán ra qua các khâu và cuối cùng là giá bán lẻ trên thị trƣờng. Đây là điểm khác cơ bản giữa nhà sản xuất trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các nhà sản xuất trong nƣớc nhận thức sau khi mua bán, việc định giá là quyền của ngƣời mua mà quên mất rằng chi phí và giá cả là một trong những yếu tố cần đƣợc kiểm soát để điều chỉnh kênh phân phối, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng liên quan với các đối thủ cạnh tranh khác. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi rất quan tâm đến các yếu tố chi phí và tỷ suất lợi nhuận qua các khâu phân phối để duy trì và phát triển hệ thống phân phối phù hợp với môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

- Có sự cạnh tranh nội bộ, giữa các cơng ty thành viên với nhau. Đây là một nhƣợc điểm lớn của hệ thống phân phối này. Ở các nƣớc, chỉ có cạnh tranh giữa hãng với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trƣờng liên quan, khơng có cạnh tranh, chiếm thị phần lẫn nhau ngay trong nội bộ một hệ thống phân phối.

- 40 -

- Các nhà phân phối lớn có mạng lƣới kinh doanh rộng (Tổng công ty thƣơng mại Sài Gịn, Tổng cơng ty thƣơng mại Hà Nội…) nhƣng do không tổ chức và điều hành kênh phân phối thống nhất chung trong toàn doanh nghiệp mà để các cơng ty thành viên, thậm chí các xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc của công ty thành viên tự phát tham gia vào các kênh phân phối khác nhau do các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu tổ chức nên không tạo ra đƣợc sức mạnh chung của hệ thống trong việc nghiên cứu thị trƣờng, tập trung đơn đặt hàng…dẫn đến khơng có tiếng nói quan trọng đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ việt nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)