Đánh giá chính sách tài trợ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phục vụ phê duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hà nội (Trang 30 - 33)

 Nguyên tắc cân bằng tài chính: “ Tài sản được tài trợ trong một thời gian khơng thấp hơn thời gian chuyển hóa tài sản ấy”.

Nguyên tắc này đảm bảo cho tình hình tài chính của đơn vị cân bằng về mặt thời gian, đồng thời tình hình tài chính cũng địi hỏi cân bằng cả về mặt giá trị: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.

 Nguồn vốn của doanh nghiệp dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn được chia thành

– Nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn) là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xun có thể được xác định bằng cơng thức sau:

Nguồn vốn thường xuyên của doanh

nghiệp =

Vốn chủ sở

hữu + Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu trong công thức này lấy từ chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu (mã số 400), nợ dài hạn được lấy từ chỉ tiêu Nợ dài hạn (mã số 330) trên BCĐKT.

Trong nguồn vốn thường xuyên có nguồn vốn lưu động thường xuyên, đây là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên. Nguồn vốn này tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Tuy nhiên việc sử dụng nó đánh đổi bằng chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn.

– Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn nên còn được gọi là nguồn vốn ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các u cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Vốn lưu động thường xuyên (vốn lưu chuyển) là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn hay nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn, nói cách khác nó là một phần nguồn vốn dài hạn dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Vốn lưu động thường xuyên (vốn LĐTX) có thể được xác định theo hai cách: Cách 1: Vốn LĐTX = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn = (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) – Tài sản dài hạn.

Cách 2: Vốn LĐTX = Tài sản ngắn hạn –Nguồn vốn ngắn hạn. Trong đó:

– Vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn được xác định như trong công thức xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp.

– Tài sản dài hạn lấy từ chỉ tiêu Tài sản dài hạn (mã số 200), tài sản ngắn hạn lấy từ chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn (mã số 100), nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) lấy từ chỉ tiêu Nợ ngắn hạn (mã số 310) trên BCĐKT.

 Ý nghĩa:

– Nếu Vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ doanh nghiệp có một phần Nguồn vốn dài hạn đầu tư cho Tài sản ngắn hạn. Chứng tỏ tình hình tài trợ của doanh nghiệp thực hiện được yêu cầu của nguyên tắc cân bằng Tài chính. Điều này mang lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định.

– Nếu Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ Nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn Tài sản dài hạn, chứng tỏ Tài sản dài hạn được tài trợ một phần bằng Nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp kinh doanh vốn với cơ cấu vốn rất mạo hiểm.

– Nếu Vốn LĐTX = 0 chứng tỏ tình hình tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo sự cân bằng về giá trị và thời gian, nhưng chưa đảm bảo sự ổn định về tài chính cho doanh nghiệp, tính linh hoạt trong cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp là thấp, rủi ro sẽ tăng lên.

 Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp. Trong nhu cầu vốn lưu động có một bộ phận là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (nhu cầu vốn lưu chuyển) là số nguồn vốn dài hạn cần thiết để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đây chính là nhu cầu tài trợ của chu kì sản xuất kinh doanh.

NCVLC = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn = mã số 140 + mã số 130 – (mã số 310 – mã số 311) trên Bảng cân đối kế toán.

Ta tiến hành so sánh giữa vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển để xem sự ổn định về mặt tài chính trong chính sách tài trợ có được đảm bảo hay khơng. Giả sử cả vốn LĐTX và NCVLC của doanh nghiệp đều lớn hơn khơng, khi đó ta có:

  Vốn LĐTX – NCVLC.

Nếu  > 0 sự ổn định về tài chính được thể hiện nhưng đánh đổi là chi phí sử dụng cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phục vụ phê duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hà nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)