- Tên doanh nghiệp vay: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT
3) Các công việc cần thực hiện để phê duyệt cho vay:
Sau khi nắm bắt được nhu cầu muốn vay vốn của khách hàng, cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện lần lượt, đầy đủ các bước công việc đã nêu trên. Sau khi tìm hiểu sơ bộ về khách hàng mà cụ thể ở đây là và công ty CP nhựa và mơi trường xanh An Phát thì cán bộ Quan hệ khách hàng tiến hành báo cáo sơ bộ cho lãnh đạo, sắp xếp liên hệ để lãnh đạo hai bên gặp nhau và tư vấn về bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ cho họ.
Bộ hồ sơ mà và công ty CP nhựa và môi trường xanh An Phát cần cung cấp phải bao gồm các hồ sơ sau:
– Hồ sơ pháp lý:
1. 01 bản copy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
3. 01 bản Điều lệ hoạt động Công ty. 4. 01 bản copy CMND Giám đốc
– Hồ sơ phương án vay vốn.
1. 01 đơn đề nghị cấp hạn mức tín dụng; 01 bản họp hội đồng thành viên. 2. 01 bản tự giới thiệu về người đại diện doanh nghiệp.
3. 01 bản Phương án kinh doanh..
4. Hợp đồng nhận hàng, hợp đồng đại lý. 5. Một số hóa đơn, đơn hàng đầu vào, đầu ra.
6. Bảng báo cáo tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007, 2008, và năm 2009.
Cán bộ Quan hệ Khách hàng kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ cơng ty cung cấp. Trong trường hợp thiếu hồ sơ, đề nghị công ty bổ sung ngay, cho đến khi nào đầy đủ hồ sơ tiến hành thẩm định bộ hồ sơ cũng như tình hình thực tế của cơng ty. Tồn bộ q trình phân tích đánh giá phê duyệt cho vay được tóm tắt qua tờ trình thẩm định trình lên Lãnh đạo Chi nhánh. Nội dung của q trình thẩm định, phân tích tín dụng khách hàng cụ thể như sau:
PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH
Năm 2009 nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế nhưng nhiều Quốc gia vẫn đang lâm trong tình trạng khó khăn kinh tế, cung cầu thị trường giảm nên hoạt động tín dụng cũng bị giảm đi. Ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc suy thối kinh tế, nhưng nhờ có chính sách và giải pháp kinh tế kịp thời khắc phục khó khăn thì Việt Nam vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 5.32 % cao nhất trong khu vực. Nhiều ngành sản xuất đã đóng góp tích cực vào sự phát triển đó, trong đó có ngành nhựa. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), thị trường sản phẩm nhựa khá rộng lớn và các doanh nghiệp Việt Nam khơng khó để thâm nhập và cạnh tranh vào những thị trường mới. Hiện nay sản phẩm nhựa của nước ta đã được xuất khẩu trên 30 nước khác nhau. Trong đó
chiếm thị phần cao nhất là Mỹ, Nhật, EU,….. Theo đánh giá của cơ quan thơng kê liên hiệp quốc (Comtrade) thì ngành nhựa Việt Nam có nhiều lợi thế so với các nước xuất khẩu đồ nhựa khác. Các mặt hàng nhựa có khả năng canh tranh cao, nhạy bén trong việc tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại. Song bất cập lớn nhất hiện nay là ngành nhựa không đáp ứng được các đơn hàng lớn, với chủng loại sản phẩm đa dạng, thiếu nguyên liệu đầu vào. Trong mấy năm gần đây nhựa là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, với mức tăng trên 30%/năm và hiện nay bao bì chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuât khẩu của ngành nhựa. Theo VPA trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khó khăn thì ngành nhựa Việt Nam vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm truyền thống để xuất khẩu , tích cực khai thác thị trường nước ngoài nhưng cũng phải bám sát thị trường nội địa hạn chế tối đa sự thâm nhập của của ngành nhựa nước ngồi, đặc biệt là Trung Quốc. Chính vì vậy trong thời điểm hiện nay các doanh nghiệp nhựa nên tận dụng cơ hội để đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Đồng thời các doanh nghiệp nên đi đàm phán mua nguyên liệu giá rẻ phục vụ cho sản xuất đảm bảo cung ứng các đơn đặt hàng lớn một cách kịp thời.
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức. 1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức.