C. TẦN SUẤT BỆNH NHÂN CÓ MỨC PREALBUMIN TĂNG >4 MG/DL/7NGÀY
BIỂU ĐỒ 4.6 THAY ĐỔI TẦN SUẤT BỆNH NHÂN CÓ LIPID MÁU ĐẠT NGƯỠNG NGUY CƠ TỬ VONG THEO THỜI GIAN CAN THIỆP.
NGƯỠNG NGUY CƠ TỬ VONG THEO THỜI GIAN CAN THIỆP.
Nhóm 1:bệnh nhân được ni bằng sữa công thức 3A. Cholesterol ≤ 2,58mmol/l
Nhóm 2:bệnh nhân được ni bằng isocal. 3B. LDL-cholesterol ≤ 1,8mmol/l
Nhóm 3:bệnh nhân được ni bằng sữa cơng thức 2 3C. Triglyceride ≤ 0,92mmol/l A
C B B
105
Tần suất bệnh nhân có tình trạng LDL- cholesterol máu dưới ngưỡng nguy cơ tử vong (<1,8 mmol/l, Goichot 1995) nhóm 1 và nhóm 2 đều giảm. Nhóm 1, 33% ngày 1 và
25% ngày 14; nhóm 2, 49% ngày 1 và 21% ngày 14. Khơng có sự khác biệt về thay đổi tần suất LDL- cholesterol máu <1,8 mmol sau 14 ngày thử nghiệm ở nhóm 1, nhưng ở nhóm 2 có khác biệt với p=0,03. Tần suất bệnh nhân có tình trạng LDL- cholesterol máu dưới ngưỡng nguy cơ tử vong (<1,8 mmol/l, Goichot 1995) nhóm 3 tăng từ 39% ngày 1 và 49% ngày 14 (biểu đồ 4.6.B).
Thay đổi triglyceride máu
Sau 14 ngày thử nghiệm tần suất bệnh nhân có tình trạng triglyceride máu dưới ngưỡng nguy cơ tử vong (≤0,92 mmol/l, Sang 2015) nhóm 1 và nhóm 2 đều giảm. Nhóm 1,
25% ngày 1 và 14% ngày 14; nhóm 2, 38% ngày 1 và 21% ngày 14. Khơng có sự khác biệt về thay đổi tần suất bệnh nhân có triglyceride máu ≤0,92 mmol sau 14 ngày thử nghiệm ở nhóm 1, nhưng ở nhóm 2 có khác biệt với p=0,03. Tần suất bệnh nhân nhóm 3 có triglyceride máu ≤0,92 mmol tăng từ 33% ngày 1 và 41% ngày 14 (biểu đồ 4.6.C). Giovannini (Giovannini, 1999) đã nhận thấy rằng ở những bệnh nhân bị bệnh nặng có tình trạng hạ cholesterol máu, việc tăng dần cholesterol đồng thời với sự cải thiện chung về tình trạng lâm sàng. Hiện tượng này được giải thích bằng tăng nhu cầu cholesterol ở bệnh nhân nặng do suy thượng thận (Chenaud 2004). Cholesterol là tiền thân chính cho sinh tổng hợp steroid. 80% cortisol tuần hồn có nguồn gốc từ cholesterol trong huyết tương, 20% còn lại được tổng hợp tại chỗ từ acetate và tiền chất khác (Borkowski 1967). Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng HDL là nguồn cholesterol ưu tiên để tổng hợp steroid tại tuyến thượng thận (Yaguchi 1998). Ở những bệnh nhân nặng, hạ cholesterol máu thường là một chỉ số dự báo sức khỏe đang suy yếu và có nguy cơ xuất hiện bệnh nặng. Nó cũng có thể phản ánh sự bất lực của cơ thể đối với việc tăng tổng hợp cholesterol đáp ứng nhu cầu gia tăng khi bệnh nặng. Cholesterol là một thành phần dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị bệnh nặng. Tình trạng hạ cholesterol máu xảy ra khi ni dưỡng khơng có cholesterol. Sự phục hồi tình trạng hạ cholesterol máu được xem là một dấu hiệu của sự phục hồi bệnh và nâng nồng độ lipid máu được xem là mục tiêu trong điều trị nhiễm khuẩn huyết.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thay đổi lipid máu của bệnh nhân nhóm 1 và 2 (can thiệp) theo khuynh hướng hồi phục tốt hơn nhóm 3 (nhóm chứng) đặc biệt là nhóm 2 có khuynh hướng hồi phục tốt nhất. Điều này có thể giải thích cho tỷ lệ bệnh nhân nhóm 2 chuyển ăn miệng sớm cao hơn nhóm 1 và 3 có ý nghĩa thống kê,18% so với 6%, 6%, p=0,048; (biểu đồ 4.1). Vậy thành phần dưỡng chất nào trong cơng thức sữa nhóm 1 và 2 đã tạo nên sự khác biệt này? Nồng độ cholesterol trong 3 công thức tương đương nhau là 108 mg, 122 mg và 117 mg/1500 ml (Bảng 1.2). Giả thiết thiếu cholesterol cung cấp từ thức ăn đối với nhóm chứng là khơng phù hợp. Một số nghiên cứu đã chứng minh omega 3 (Mohamed 2013; Calder 2006; Heller 2006) và
probiotics (Katia 2015) có tác dụng kháng viêm, tăng miễn dịch và ức chế sự giải phóng cytokines có thể giúp cải thiện tiên lượng điều trị ở bệnh nhân nặng, HIV, nhiễm
106
khuẩn hơ hấp trên… Nồng độ omega 3 của nhóm 1 và 2 cao hơn nhóm 3, nhóm 1 là 1,7g, nhóm 2 là 1,8g so với nhóm 3 là 0,2g/ 1500ml (bảng 1.2). Nồng độ omega 3 của sữa công thức 1 và 2 có thấp hơn nghiên cứu của Tashiro (Tashiro 1989). Kết quả nghiên cứu của Tashiro (Tashiro 1989) cho thấy khi bổ sung qua đường tiêu hóa EPA ethyl ester 1.8 g/ngày giúp giảm nồng độ IL-6 (3 giờ sau phẩu thuật) ở bệnh nhân ung thư thực quản và cải thiện khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào (3 tuần sau phẩu thuật). Mỗi ngày mỗi bệnh nhân nhóm 1 và nhóm 2 đều được nhận 9108
Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis. Nồng độ vi
khuẩn thấp hơn nghiên cứu của Katia (Katia 2015) là 11011. Có thể sự phối hợp omega 3 tự nhiên và probiotics đã giúp cải thiện tình trạng viêm và cải thiện tình trạng hạ lipid máu ở bệnh nhân nặng. Nồng độ omega 6 của nhóm 1 và 2 bằng 1/3 nhóm 3; nhóm 1 và 2 là 12g, nhóm 3 là 33g/1500ml (bảng 1.2). Thành phần Omega 6 cao của nhóm 2 có thể góp phần làm chậm q trình hồi phục do gây tăng phản ứng viêm và tăng dị hóa. Nghiên cứu của Tashiro (Tashiro 1989) đã phát hiện n-6 PUFA gây tăng nồng độ interleukin-6 (IL-6), tumor necrosis factor (TNF) và cân bằng nitrogen âm.