C. TẦN SUẤT BỆNH NHÂN CÓ MỨC PREALBUMIN TĂNG >4 MG/DL/7NGÀY
5. Probiotics không gây nhiễm khuẩn huyết khi nuôi dưỡng bệnh nhân nặng.
189 bệnh nhân được cấy máu ngày 1 và 4 hơm sau khi ni tiêu hóa bằng sữa bổ sung probiotics. Có 2 trường hợp mọc vi khuẩn Staphylococcus epidermis, thuộc nhóm 1, nhưng vi khuẩn này khơng phải là probiotics. Khơng có mẫu cấy máu nào mọc 1 trong 3 loại probiotic bổ sung vào sữa đậu nành là Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis.
Bệnh nặng và chế độ điều trị trong các khoa ICU đã tạo ra môi trường thù địch trong ruột và chuyển hệ vi khuẩn chí sang ưu thế là tác nhân gây bệnh. Các môi trường thù địch được tạo nên bởi nhiều yếu tố như tác động vật lý và hóa học cụ thể là kháng sinh phổ rộng, thay đổi nguồn dưỡng chất có sẵn, nhu động ruột kém, pH, nồng độ oxy, trạng thái oxy hóa khử, độ thẩm thấu và nồng độ cao của stress hormones (Freestone
107
1991). Trong thực tế, nor-epinephrine tiết ra do stress có nồng độ cao nhất tại biểu mơ
ruột, chính điều này làm giảm nồng độ vi khuẩn có lợi tại ruột (Alverdy 2003). Trong các mơ hình viêm tụy cấp thực nghiệm, vi khuẩn có lợi LABs biến mất sau bệnh 6-12 hours (Wang 1996). Nghiên cứu ở người, LABs cũng biến mất sau 1 thời gian ngắn nằm ICU (Knight 2004). Giảm nồng độ LABs làm mất 'hàng rào bảo vệ' và dẫn đến tình trạng bùng nổ tác nhân gây bệnh (Kinney 2000). Sự phát triển quá mức của tác nhân gây bệnh như Salmonella, E. coli, Yersinia, P. aeruginosa đã được chứng minh là nguyên nhân gây phóng thích một hoặc nhiều cytokine, tự hủy tế bào, kích hoạt các bạch cầu trung tính và gây mất sự toàn vẹn của hàng rào máu ruột (Alverdy 2003). Ruột, với sự biến mất 'hàng rào bảo vệ', không thể ngăn chặn sự di chuyển của các mầm bệnh và các chất độc qua thành ruột vào máu. Phát triển quá mức của các mầm bệnh và sự di chuyển của chúng vào máu đã xảy ra trong vòng 6-12 giờ sau viêm tụy cấp thực nghiệm (Wang 1996; Leveau 1996; Andersson 1995). Rõ ràng, ruột là nguồn gốc và khởi động nhiễm trùng bệnh viện và suy đa tạng ở bệnh nặng (MacFie 1999) là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị ở ICU. Thay vi khuẩn gây bệnh bằng vi khuẩn có lợi là probiotics có thể giúp qn bằng hệ vi khuẩn chí ở ruột người bệnh nặng và như vậy sẽ ngăn được tình trạng nhiễm khuẩn huyết từ ruột. Việc ngăn chặn xâm nhập vi khuẩn gây bệnh sẽ giúp ngăn phản ứng viêm toàn thân. Probiotics (đặc biệt là LABs) là phương pháp điều trị giảm hoặc loại bỏ các mầm bệnh tiềm ẩn và các độc tố, giải phóng các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, các yếu tố tăng trưởng, các yếu tố đơng máu, kích thích nhu động ruột (Bengmark 2005) và qua việc bình thường hóa hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi do bệnh lý sẽ giúp điều hòa cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể phù hợp với tình trạng bệnh (Alberda 2007)
108
BIỂU ĐỒ 4.7: TÌNH TRẠNG DUNG NẠP SỮA