Tình hình chung hoạt động tài trợ trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động tài trợ (sponsorship) của một số tập đoàn đa quốc gia và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 38)

Theo IEG (Independent Evaluation Group), ngân sách chi cho hoạt động tài trợ tăng khá nhiều qua các năm, trong đó, khoản chi cho các hoạt động thể thao chiếm tỉ lệ lớn nhất. Tại năm 2013, trong khi ngân sách cho hoạt động tài trợ toàn cầu tăng 4,2%, thì ở Bắc Mỹ, ngân sách tăng đến 5,5%.

Lấy Bắc Mỹ làm ví dụ điển hình cho tồn thế giới, nếu như mức chi tiêu cho hoạt động tài trợ năm 2012 tăng 4.4% so với 2011 với lượng ngân sách lên đến 18.91 tỉ đơ la, thì năm 2013, khu vực này đã chứng kiến mức tăng ngân sách là 5.5%, tổng mức chi tiêu đạt đến con số 19,94 tỉ đơ la.

Tính trên tồn cầu, năm 2012, ngân sách cho hoạt động tài trợ tăng 5,1% lên đến 51.1 tỉ đơ la, thì năm 2013, con số tăng thêm là 4.2% và tổng ngân sách đã lên đến 53.5 tỉ đơ la.

Hình 2.1. Tổng chi tiêu cho hoạt động tài trợ toàn cầu đến năm 2013

Nguồn: IEG(2013), Sponsorship.com

Nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển bền vững của hoạt động tài trợ là việc các doanh nghiệp đang nhận ra tiềm năng của hoạt động tài trợ trong xây dựng nhận thức cũng như sự trung thành của khách hàng về nhãn hiệu, trong khi sự cạnh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các công cụ marketing truyền thống như quảng cáo đã khơng cịn hiệu quả.

Do vậy, hoạt động tài trợ đã trở nên rất quan trọng trong chiến lược quảng bá của các công ty. Mặc dù tài trợ vẫn chưa phải là một công cụ xúc tiến phát triển mạnh trên thế giới, khi mà hình thức này mới bắt đầu phát triển nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển từ những công cụ marketing truyền thống sang hoạt động tài trợ có vẻ như đang là xu hướng tất yếu. Sự phát triển này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp khơng chỉ chi nhiều ngân sách hơn cho hoạt động tài trợ, họ cũng hy vọng thu về những lợi ích khổng lồ từ cơng cụ xúc tiến này.

Một trong những ví dụ điển hình nhất cho sự tăng trưởng chóng mặt của hoạt động tài trợ là những hợp đồng tài trợ cho các câu lạc bộ bóng đá tại châu Âu. Giai đoạn 2000-2015, để được có tên trên áo thi đấu câu lạc bộ bóng đá Manchester United (MU), doanh nghiệp điện thoại Vodafone – một trong những hãng điện thoại lớn nhất thế giới đã chi ra 9 triệu bảng mỗi năm cho hợp đồng này. Đây là hợp đồng tài trợ lớn nhất của MU lúc bấy giờ và cũng là một trong những hợp đồng lớn nhất thế giới. Năm 2005, MU kí hợp đồng tài trợ trang phục thi đấu 10 năm với Nike – doanh nghiệp trang phục thể thao lớn nhất thế giới với giá trị hợp đồng xấp xỉ 25 triệu bảng một năm, gần gấp ba giá trị hợp đồng cũ. Và con số 3 lần cũng là số lần được nhân lên của giá trị hợp đồng mà mới đây MU đã kí với gã khổng lồ Adidas : 75 triệu bảng một năm. Bên cạnh đó, MU cịn nhận được các khoản tiền tài trợ từ một số hợp đồng khác đến từ Chevrolet, AON với tổng giá trị lên đến gần 140 triệu bảng hàng năm. Như vậy, tính từ thời điểm năm 2005 lúc MU chấm dứt hợp đồng với Vodafone, đến nay giá trị các hợp đồng câu lạc bộ này nhận được đã tăng hơn 15 lần!

Một xu hướng khá phổ biến những năm gần đây của hoạt động tài trợ là trong khi ngân sách đang tăng thì phạm vi các đối tượng được tài trợ lại có xu hướng nhỏ lại. Trong biểu đồ trịn hình 2.2 dưới đây, bài viết lấy khu vực Nam Mĩ là ví dụ điển hình, những phần chiếm diện tích lớn nhất là những hoạt động được các nhà tài trợ rất quan tâm trong đó thể thao chiếm đến 69%. Điểm rõ ràng có thể nhìn thấy từ những hoạt

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

động này này là mức độ phổ biến cao trên thế giới, đặc biệt thường được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hình 2.2. Thị phần của hoạt động tài trợ tại Nam Mỹ

Nguồn: IEG(2013), sponsorship.com

Trong mối liên hệ với các khoản chi tiêu cho các hoạt động marketing khác tại Bắc Mỹ, tỉ lệ tăng trưởng ngân sách cho hoạt động tài trợ cũng vượt trội. Trong khi ngân sách cho các phương tiện truyền thông tăng 3,5% năm 2012, thì con số đó cho năm 2013 chỉ là 2.6%. Chi tiêu cho các hình thức xúc tiến bán hàng như là marketing trực tiếp, hàng mẫu, hội chợ bán hàng cũng tăng trưởng 3% năm 2013 so với 3.2% năm 2012.

Hình 2.3. Tăng trƣởng quảng cáo, xúc tiến bán hàng và hoạt động tài trợ các năm tại Bắc Mỹ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nguồn : IEG (2013), Sponsorship.com

Trong khi đó, tại châu Âu, tốc độ tăng trưởng của hoạt động tài trợ có xu hướng giảm khi con số này tại năm 2012 và 2013 lần lươt là 4.7% và 2.8%. Còn các nước Nga, Ấn Độ, Trung Quốc lại đang đóng vai trị quan trọng trong mức tăng trưởng 5% năm 2013 của Châu Á, trong khi mức tăng trưởng của Nam Mĩ là chỉ 2.6%. Các sự kiện lớn như World Cup 2014 hay World Cup 2016 tại Nam Mĩ đã đang và sẽ thu hút nhiều công ty tài trợ vào các hoạt động ở khu vực này, tuy nhiên lại không cải thiện được những khoản đầu tư tại các doanh nghiệp địa phương vốn đã tài trợ trước đó.

Bảng 2.1. Chi tiêu cho hoạt động tài trợ các khu vực trên tồn cầu (tỉ đơ la) Năm 2011 Năm 2012 Tăng từ năm 2011-2012 Năm 2013 Tăng từ năm 2012-2013 Châu âu 13.5 14.1 4.7% 14.5 2.8% Châu Á – Thái Bình Dƣơng 11.2 12 6.7% 12.6 5% Trung – Nam Mỹ 3.7 3.9 5.6% 4 2.6% Các nƣớc khác 2.1 2.2 5.1% 2.3 4.5%

Nguồn: IEG(2013), sponsorship.com

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động tài trợ (sponsorship) của một số tập đoàn đa quốc gia và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)