Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc-Thanh Hóa (Trang 87 - 90)

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy bệnh viện

3.4. Đánh giá chung

3.4.1. Những kết quả đạt được

Bệnh viện tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các cấp các ngành, đặc biệt là Sở Y tế Thanh Hoá tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt. Sự đoàn kết, thống nhất giữa cấp ủy, ban Giám đốc và cán bộ viên chức là nền tảng, động lực để đơn vị vượt qua khó khăn thử thách, hồn thành nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ cán bộ, viên chức ngày càng được nâng cao về trình độ chun mơn giàu kinh nghiệm về tuổi đời cũng như tuổi nghề không chỉ thế mà toàn thể nhân viên bệnh viện rất tâm huyết với nghề. Khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”,“đáp ứng sự hài lịng của người bệnh” là mục tiêu, tơn chỉ cho các hoạt động của Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc. Trong những năm gần đây để đảm bảo định mức biên chế tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên mơn trong bệnh viện cịn thiếu. Bệnh viện đã đề nghị tuyển chọn nhân viên đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu cụ thể của Bệnh viện, điều này đã được Sở Y tế quan tâm, đây là cơ hội để Bệnh viện có thêm đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và nhanh chóng tiếp cận kiến thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị vật tư y tế hiện đại được đầu tư mua mới, áp dụng nhiều kỹ thuật mới, trong khám bệnh, chữa bệnh. Từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những hạn chế

- Trình độ chun mơn một số bác sỹ, điều dưỡng còn hạn chế, thiếu độ ngũ cán bộ có trình độ chun khoa sâu, việc áp dụng, triển khai các kỹ thuật mới còn gặp nhiều khó khăn.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đã được quan tâm, song chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tình hình hiện nay.

- Tình trạng quá tải giường bệnh tại một số khoa, phòng chưa được khắc phục, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

- Việc cung ứng thuốc, vật tư hóa chất phục vụ cho cơng tác điều trị cịn nhiều bất cập, trang thiết bị y tế của bệnh viện một số đã xuống cấp, làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn.

- Việc áp dụng các quy định trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập (áp dụng định mức theo QĐ 3955, 3959… .), chưa có sự thống nhất giữa hai ngành trong thanh tốn chi phí KCB BHYT.

Các quy định phân cấp tổ chức, bộ máy và tài chính khơng tạo sự chủ động cho bệnh viện hoạt động;

- Các chính sách về lương và chế độ ưu đãi đặc thù ngành ytế không đảm bảo để nhân viên ngành y tế yên tâm cơng tác;

+ Chính sách đầu tư cho y tế chưa được quan tâm đúng mực, dẫn đến bệnh viện thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu thiết bị y tế hiện đại, điều này là vô cùng cần thiết đối với hệ thống y tế Việt Nam, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu,vùng xa;

+ Quy định về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư còn nhiều bất cập, người bệnh muốn sử dụng thuốc khơng có trong danh mục kết quả thầu thì phải tự mua ngồi;

+ Các quy định của Bảo hiểm xã hội gây khó khăn cho người bệnh trái tuyến đến khám và điều trị.

- Hạn chế thuộc phạm vi quản lý của Bệnh viện:

+ Mặc dù đã có kế hoạch xây dựng bệnh viện các năm trước mắt và tầm nhìn đến 2030 nhưng thực chất vấn đề chỉ là những mục tiêu chung mang tính liệt kê. Bệnh viện chưa xác định rõ mục tiêu trong từng giai đoạn, chưa xác định được 20% trong yếu các vấn đề cần giải quyết trong 80% các mặt tồn tại.

+ Nhân lực Bệnh viện có lúc thiếu cục bộ do cán bộ đi học, đi cơng tác và tình hình bệnh nhân tăng, đây là khoảng trống khơng đáng có trong kế hoạch nhân sự của Bệnh viện;

+ Bệnh viện chưa xây dựng được Quy chế làm việc phối hợp giữa các khoa, phòng mà chủ yếu dựa vào Quy chế chung của Ngành Y tế. Công tác tổ chức–Cán bộ bệnh viện thụ động, không xây dựng cơ chế thu hút riêng cho Bệnh viện;

+ Việc đơn đốc thu nộp viện phí và các chi phí phát sinh trong q trình điều trị hiện nay đều do bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tại các Khoa yêu cầu trực tiếp người bệnh, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tácđiều trị và dễ dẫn đến sự hiểu nhầm của người bệnh và người nhà người bệnh, đặc biệt người bệnh là người dâ tộc thiểu số do nhận thức còn hạn chế. Đây là hiện tượng phổ biến hiện nay ở hầu hết các bệnh viện trên tồn quốc chưa có bộ phận riêng chịu trách nhiệm toàn bộvềviệcđơn đốcvà thu viện phí. Mối quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc đặt đúng chỗ của nó là quan hệc hẩn đốn điều trị và thơng tin bệnh tật, không nên để thầy thuốc vừa điều trị vừa đơn đốc thu tiền thậm chí trực tiếp thu tiền.

+ Hầu hết cán bộ quản lý đều do cán bộ chun mơn kiêm nhiệm. Chưa có cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý bệnh viện, quản lý kinh tế y tế. Do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót trong cơng tác quản lý bệnh viện.

+ Việc thực hiện báo cáo và hình thức kiểm tra giám sát chưa thật sự nghiêm túc và toàn diện, dẫn đến đánh giá thiếu và không đầy đủ thực tế các mặt làm được và chưa được.

- Hạn chế khách quan:

+ Hàng loạt các Bệnh viện, các phòng khám đa khoa mới được thành lập, máy móc thiết bị chuyên khoa và nhân viên đã được đào tạo chuyên sâu bị điều chuyển đi;

+ Bác sỹ chuyên khoa sâu được đào tạo chính quy còn hạn chế. + Điều kiện địa lý của tỉnh khó khăn về giao thơng;

+ Người dân các dân tộc thiểu số vẫn duy trì tập tục sinh hoạt lạc hậu.

3.4.2.2. Nguyên nhân

- Cơng tác dự tốn ngân sách chỉ mang tính hình thức, thiếu căn cứ khoa học ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực tài chính của bệnh viện.

- Công tác lập kế hoạch giám sát chưa thực sự phát huy vai trò. Kế hoạch lập ra vẫn theo lối mịn của những năm trước mà chưa có cơng tác dự báo sáng tạo, sự vận dụng thực tế, lắng nghe ý kiến của các bộ phận chuyên môn.

- Bệnh viện chưa tổ chức bộ phận làm công tác quản lý bệnh viện độc lập với công việc của bác sỹ, đang còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.

- Tâm lý người bệnh nặng, đặc biệt là người bệnh có điều kiện kinh tế xin chuyển về các bệnh viện tuyến trên điều trị;

- Người bệnh rất nghèo, trình độ dân trí thấp; Bệnh viện phải thường xuyên miễn viện phí và hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân;

- Bệnh viện chưa có quy chế chung cho việc phối hợp làm việc các khoa, phịng, dẫn đến tình trạng chồng chéo, dễ tạo ra mâu thuẫn, tiêu cực.

- Các chính sách của Bộ ban ngành liên quan cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Chưa có tính đồng bộ các Văn bản quy phạm pháp luật đưa ra đơi khi cịn gây mâu thuẫn ,tính khả thi khơng cao, chưa phù hợp thực tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc-Thanh Hóa (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w