1.2. Tổng quan thực tiễn về quản lý ngân nƣớc cấp huyện ở Việt Nam
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý NSNN cho huyện Sơn Hà,
Quảng Ngãi
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về NSNN, NSĐP, sự cần thiết trong tổ chức hệ thống NSNN. Những yêu cầu cơ bản về quản lý thu, chi NS và tổ chức hệ thống NS một số huyện, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý thu, chi NSĐP của Việt Nam nhƣ sau:
Một là, các địa phƣơng khác nhau có q trình phát triển kinh tế - xã hội khác
nhau, có phƣơng thức tạo lập NS khác nhau nhƣng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NS gồm: Cơ chế quản lý thu chi cho phù hợp với tiến trình phát triển; cải tiến các qui trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, chi NS ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả cơng cụ quản lý để bồi dƣỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu NS, huy động các nguồn lực
trong dân cƣ và các tổ chức trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển; hƣớng quản lý chi NS theo kết quả đầu ra.
Hai là, các địa phƣơng rất coi trọng vai trị cơng tác phân tích, dự báo kinh tế
phục vụ cho việc hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mơ và các chính sách liên quan đến thu, chi NS nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì NSNN và NSĐP liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tƣợng; chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hƣởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mơ của nhà nƣớc).
Ba là, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế; phân cấp
quản lý thu, chi NS cho các cấp chính quyền địa phƣơng trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ. Tạo điều kiện cho các địa phƣơng phát huy đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính; thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phƣơng.
Bốn là, thực hiện các biện pháp quản lí chặt chẽ thu, chi NS trên tồn bộ các
khâu của chu trình NS (từ lập dự tốn, chấp hành dự toán và quyết toán).
Qua nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý NSNN tại một số địa phƣơng ở Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội ở huyện Sơn Hà thì việc nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NSNN đối với cấp huyện là yếu tố thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Nhờ các cơ chế đặc thù thích hợp, chính quyền địa phƣơng có thể quyết định những vấn đề riêng có của mình, thực hiện các hỗ trợ tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp để khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với qui hoạch phát triển chung của địa phƣơng. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển trong từng giai đoạn và thể chế chính trị của từng địa phƣơng khác nhau nên công tác quản lý NS ở mỗi địa phƣơng có những đặc thù khác nhau. Do vậy, phải vận dụng một cách hợp lý, phù hợp, tránh dập khn, máy móc.
Chính vì vậy, để đƣa ra đƣợc các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Sơn Hà thì cần thiết phải tiến hành nghiên cứu
thực trạng công tác quản lý NS cấp huyện, trên cơ sở phân tích những thành tựu và yếu kém trong công tác quản lý NS cấp huyện của địa phƣơng đề xuất các giải pháp hoàn thiện.