Lượng mưa trung bình 1980 – 2019

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 57 - 80)

Giai đoạn Lượng mưa trung bình năm

(mm) Mức chênh lệch (mm)

1980 – 1989 1.855 –

1990 – 1999 1.855 0

2000 – 2007 2.114 + 259

2010 – 2019 1.903 – 211

Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm ở trạm Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2019 được thể hiện trên Hình 2.5.

Hình 2.5: Biến trình lượng mưa trung bình năm ở trạm Bạc Liêu giai đoạn 2010 –

2019

Hàm xu thế có dạng y = -9,0333x + 1952,6 (y là lượng mưa, x là năm). Qua đó có thể thấy lượng mưa trung bình năm ở trạm Bạc Liêu trong cả giai đoạn từ 2010 đến 2010 có xu thế giảm với tốc độ giảm bình quân -9,0333 mm/năm.

Mùa mưa ở khu vực tỉnh Bạc Liêu kết thúc vào đầu tháng 11/2019, sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 8 ngày. Tổng lượng mưa năm 2019 trên địa bàn tỉnh là 2.145 mm, xấp xỉ trung bình nhiều năm. Lượng mưa tháng 11/2019 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ 50%. Từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hầu như khơng có mưa trái mùa.

2.3.3. Nước biển dâng

Từ chuỗi số liệu thực đo thu thập được tại trạm Gành Hào, thơng qua xử lý phân tích thu được các giá trị cực đại, trung bình và cực tiểu theo từng năm. Từ chuỗi số này dựng được đồ thị biến trình theo năm của các đặc trưng mực nước (Hình 2.6).

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng lượ ng m ưa trung bình (m m ) Năm

Hình 2.6: Biến trình mực nước tại trạm Gành Hào giai đoạn 2010 – 2019

Từ hình 2.6 có thể nhận thấy: trong giai đoạn 2010 - 2019, mực nước tối cao tăng bình quân 8,22 cm/năm và mực nước thấp nhất tăng 7,33 cm/năm, điều này cho thấy biên độ dao động của mực nước tại Gành Hào ngày càng tăng cao. Như vậy có thể nhận định rằng BĐKH đã có ảnh hưởng nhất định đến sự gia tăng mực nước biển tại Gành Hào nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung.

2.3.5. Các biểu hiện của thời tiết cực đoan

Qua thống kê cho thấy, nhiều năm gần đây, tỉnh Bạc Liêu xuất hiện hơn 10 loại thiên tai với các cấp độ rủi ro khác nhau, như: bão và áp thấp nhiệt đới, lốc và sét, hạn hán và xâm nhập mặn, ngập lụt, sạt lở đất, nước dâng do triều cường, gió mạnh trên biển,…

Điển hình vào tháng 3/2017, do triều cường dâng cao, sóng to, biển động mạnh, Kè Nhà Mát bị vỡ một đoạn dài 24m, phần còn lại của tuyến kè xuất hiện nhiều vết nứt, sụp lún, nguy cơ sạt lở cao. Kè Gành Hào bị sạt lở đoạn có chiều dài gần 90m, rộng 10m, sâu 2,5m, tổng diện tích sạt lở là 870 m2.

Tháng 10/2017, nhiều đợt triều cường dâng cao đột ngột xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu,

-300 -200 -100 0 100 200 300 400 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Mực nư ớc (cm ) Năm Cao nhất Thấp nhất

đã xảy ra hơn 20 điểm tràn, ngập do triều cường, tập trung ở các địa phương: huyện Đơng Hải, Hịa Bình, thị xã Giá Rai và Tp.Bạc Liêu. Nước ngập sâu từ 20 – 30 cm, có nơi lên đến 40 – 60 cm như Quốc lộ 1A. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu nhận định, mực nước đỉnh triều cường tháng 10/2017 tại trạm Gành Hào có khả năng vượt mức báo động III từ 0,1m đến 0,2m, rủi ro thiên tai ở cấp II.

Ngày 14/8/2018, ven biển huyện Đông Hải - Bạc Liêu xảy ra mưa lớn kèm theo gió lốc xốy mạnh đã gây thiệt hại nặng tài sản của nhân dân.

Tháng 7/2019, diện tích tơm ni chết lên đến trên 5.300 ha, tổng thiệt hại trên 20 tỉ đồng. Qua khảo sát của ngành Nông nghiệp tỉnh, tôm bị thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn 35 - 80 ngày tuổi, chiếm hơn 3.000 ha. Nguyên nhân được xác định do ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng thời tiết dẫn đến bệnh phân trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng… [45].

Trong tháng 8/2020, do ảnh hưởng thời tiết thất thường nên tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản tại Bạc Liêu tăng cao. Đến đầu tháng 9/2020, diện tích tơm ni bị thiệt hại chiếm hơn 960 ha. Trong đó, tỷ lệ thiệt hại trên 70% là 958 ha (tôm sú 689 ha, tôm thẻ chân trắng 269 ha), tỷ lệ thiệt hại từ 30 – 70% là 10 ha (tôm thẻ chân trắng). Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn từ 30 – 85 ngày tuổi. Theo phân tích của ngành chun mơn, tơm chết do môi trường, thời tiết chiếm 72%, bệnh phân trắng 10%, bệnh hoại tử gan tụy cấp 8%, bệnh đốm trắng 6%, bệnh đỏ thân 4% [25].

2.3.6. Xâm nhập mặn

2.3.5.1. Diễn biến mặn

Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong mùa khô năm 2018 – 2020, độ mặn tại vùng Bắc Quốc lộ 1A chịu tác động do q trình điều tiết nước mặn từ biển Đơng vào tiểu vùng chuyển đổi sản xuất để phục vụ NTTS từ giữa tháng 1 năm 2020. Ngoài ra, khu vực Bắc Quốc lộ 1A trong các tháng mùa khơ vừa qua cịn chịu ảnh hưởng rất mạnh của các đợt triều cường biển Tây truyền vào qua sơng Cái Lớn (Kiên Giang). Nhìn chung, mặn đã xâm nhập sớm vào tỉnh Bạc Liêu từ giữa tháng 1 năm 2020 (sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 tháng) do các đợt triều cường biển Đông và Biển Tây

từ tháng 12 năm 2019 đến giữa tháng 5 năm 2020 đều có đỉnh cao bất thường cao trình định triều biển Đơng tại Gành Hào ở mức +2,00 m đến +2,25 m; cao trình đinh triều biển Tây tại Xẻo Rô ở mức +0,40 m đến +0,60 m).

Xâm nhập mặn vào tỉnh Bạc Liêu xuất hiện gay gắt vào cuối tháng 2 năm 2020: Ranh mặn 4 o/oo từ phía sơng Cái Lớn đã đi vào khu vực Bắc Hồng Dân (sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 tháng và tương đương mùa khơ năm 2015 – 2016), do đó diện tích NTTS của huyện Hồng Dân và một phần huyện Phước Long đã có đủ nước mặn để ni tơm sớm hơn so với mùa khô năm 2018 – 2019. Do quá trình điều tiết nước vào vùng Bắc Quốc lộ 1A, diện tích NTTS cịn lại của các khu vực ở vùng Bắc Quốc lộ 1A cũng đã có đủ nước mặn ni tơm từ tháng 1 năm 2020. Độ mặn tại Ngã tư Ninh Quới vào các tháng 3, 4 đã lên khá cao và dao động ở mức 8 – 20 o/oo (tùy thuộc vào các đợt điều tiết nước mặn). Nhờ cống âu thuyền Ninh Quới nên nước mặn đã được kiểm sốt và khơng xâm nhập lên khu vực Ngã Năm – Sóc Trăng. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5 năm 2020, nhiệt độ ngày tăng cao ở mức 35°C đã làm cho độ mặn các ao đầm ni tơm của tồn tỉnh tăng hơn 30 o/oo, bất lợi cho việc nuôi tôm.

2.3.5.2. Diễn biến nguồn nước ngọt

Do tác động của hạn hán, trong mùa khô năm 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không xuất hiện mưa trái mùa. Mực nước ngọt trong tiểu vùng giữ ngọt của tỉnh (khu vực sản xuất vụ Đơng Xn) cũng đã có nhiều biến động. Nguồn nước bổ sung từ sơng Hậu về tỉnh Bạc Liêu trong mùa khơ vẫn cịn rất hạn chế do Bạc Liêu ở cuối nguồn ngọt và chỉ có một trục cấp ngọt duy nhất là trục kênh Quản Lộ Phụng Hiệp. Khu vực 5 Ngã tại thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) trong suốt mùa khơ năm 2017 – 2020 vẫn còn nước ngọt, mực nước trên trục Quản Lộ Phụng Hiệp (tại Ngã Năm) có cao trình +0,20 m, do đó vẫn cịn đủ nguồn nước ngọt bổ sung về Bạc Liêu.

Từ cuối tháng 01 năm 2020 đến đầu tháng 02 năm 2020, mực nước trên kênh rạch thuộc tiểu vùng giữ ngọt xuống thấp đến cao trình -0,60 m do giai đoạn này, nông dân tập trung bơm tát trữ nước lên đồng trước tết và sau tết âm lịch. Từ giữa

tháng 2 năm 2020 đến nay, do thực hiện tốt công tác điều tiết nước nên trong tiểu vùng giữ ngọt của tỉnh Bạc Liêu, nguồn nước ngọt trên kênh rạch đã được bổ sung khá dồi dào, mực nước trên kênh rạch hiện nay dâng cao hơn đầu tháng 02 năm 2020 khoảng 1m. Tính đến đầu tháng 5 năm 2020, mực nước trên kênh rạch thuộc tiểu vùng giữ ngọt hiện dao động từ +0,20 m (trục kênh Cầu Sập – giáp ranh Sóc Trăng) đến +0,00 m (trục kênh Vĩnh Phong – nơi cuối nguồn ngọt của thị xã Giá Rai). Nguồn nước ngọt đã đáp ứng đầy đủ cho vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh.

Như vậy có thể thấy, BĐKH và những biểu hiện của nó như bão, lũ lụt, hạn hán, lũ, ngập úng, xâm nhập mặn ở vùng ven biển của huyện ĐH và TPBL đang diễn ra ngày một phức tạp và khó lường. Chính những diễn biến phức tạp này khiến cho hoạt động ni tơm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

2.4. Những thiệt hại đến hoạt động nuôi tôm

2.6.1. Tồn tỉnh

Diện tích tơm tồn tỉnh bị thiệt hại năm 2019 là 9.260 ha, trong đó tỷ lệ thiệt hại > 70% là 5.787 ha (tôm sú 3.758 ha, tôm thẻ chân trắng 2.008 ha, cá kèo 21 ha), tỷ lệ thiệt hại từ 30 - 70% là 3.473 ha (tôm sú 442 ha, tôm thẻ chân trắng 559 ha, QCCT kết hợp 2.472 ha); thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn 20 - 80 ngày tuổi (do môi trường, thời tiết chiếm 39%, bệnh hoại tử gan tụy cấp chiếm 32%, bệnh phân trắng chiếm 15%, bệnh đốm trắng chiếm 8%, bệnh đỏ thân chiếm 6%).

Diện tích tơm bị thiệt hại năm 2020 10.534 ha, trong đó tỷ lệ thiệt hại > 70% là 5.998 ha (tôm sú 3.366 ha, tôm thẻ chân trắng 2.621 ha, cá kèo 11 ha), tỷ lệ thiệt hại từ 30 - 70% là 4.536 ha (tôm sú 28 ha, tôm thẻ chân trắng 86 ha, QCCT kết hợp 4.221 ha, nghêu 200 ha, cá kèo 01 ha); tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn từ 30 - 85 ngày tuổi (do môi trường thời tiết 63%, bệnh hoại tử gan tụy cấp 12%, bệnh đốm trắng 11%, bệnh phân trắng 7,5%, bệnh đỏ thân 6,5%); nghêu bị thiệt hại chủ yếu do ký sinh trùng Pekinsus; cá kèo bị thiệt hại chủ yếu do môi trường thời tiết.

2.6.2. Huyện Đông Hải

Năm 2019, do thời tiết diễn biến khá phức tạp làm cho dịch bệnh dễ bộc phát gây thiệt hại 668 ha tôm thâm canh, bán thâm canh (tôm sú 322 ha, tôm thẻ 346 ha), tăng 7,7% so với cùng kỳ.

2.6.3. Tp. Bạc Liêu

Diện tích thiệt hại năm 2019 là 1.221,5 ha (TC&BTC: 1.221,5 ha, bao gồm tôm sú: 425 ha và tôm thẻ chân trắng: 796.5 ha ; QCCT: 0 ha; mức độ thiệt hại >70% là: 302 ha). Diện tích thiệt hại chiếm 18,32% so với mơ hình ni TC&BTC.

Diện tích thiệt hại năm 2020 là 750 ha, chủ yếu là mơ hình ni tơm TC-BTC: 750 ha (tơm sú 300 ha và tôm thẻ chân trắng 450 ha), mức độ thiệt hại >70%.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN

THUỘC HUYỆN ĐÔNG HẢI, THÀNH PHỐ BẠC LIÊU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm của các xã ven biển ven biển

3.1.1. Nhiệt độ

Giai đoạn 2010 – 2019 tăng 0,6 oC so với giai đoạn 2000 – 2007, sự thay đổi này có tác động đáng kể đến hoạt động NTTS của người dân và biểu hiện khá rõ nét tại các xã ven biển tại huyện H. Đông Hải và Tp. Bạc Liêu.

Hình 3.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động nuôi tôm

Theo ý kiến của các hộ nuôi tôm tại địa phương đều cho rằng sự thay đổi nhiệt độ sẽ tác động tiêu cực đến môi trường nước nuôi tôm (STC: 63,16 % > QC&QCCT: 61,54 %; TC&BTC > 53,16 %), dẫn đến tôm sinh trưởng chậm (STC: 60,53 % > TC&BTC: 58,23 % > QC&QCCT: 46,15 %) và dịch bệnh nhiều hơn (QC&QCCT:

0 10 20 30 40 50 60 70 Tôm sinh trưởng chậm Năng suất giảm Môi trường nước thay đổi Thiếu thức ăn Dịch bệnh nhiều hơn Tôm bị chết Có vụ bị mất trắng Khơng ảnh hưởng Khơng biết % số h ộ k h ảo sát STC TC&BTC QC&QCCT

65,38 % > TC&BTC: 46,84 % > STC: 28,95 %). Ngồi ra, nhiệt độ cịn tác động đến năng suất nuôi tôm và thiếu nguồn thức ăn cho tơm ni đối với mơ hình QC&QCCT (42,31 % hộ ni tơm của mơ hình QC&QCCT cho rằng nhiệt độ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của tơm). Ngun nhân do mơ hình này hồn tồn phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên.

So sánh tác động của nhiệt độ đến 3 mơ hình ni tơm, các kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ có tác động đến nhiều yếu tố của mơ hình QC&QCCT nhất với trung bình 36,81 % hộ ni cho rằng có ảnh hưởng đến hoạt động ni tôm nếu như nhiệt độ mơ trường thay đổi, tiếp đến là mơ hình TC&BTC (28,03 %) và STC (23,68 %).

Tương tự như nghiên cứu của Ngô Thị Chiến và cộng sự (2019), khảo sát cộng đồng dân cư vùng ven biển xã Kim Hải có hoạt động ni tơm cho thấy phần lớn người dân tại địa phương đều cho rằng sự thay đổi nhiệt độ tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi tôm của khu vực khi nguồn thức ăn suy giảm, khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm cũng bị ảnh hưởng lớn [5].

3.1.2. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình trong giai đoạn 2010 – 2019 là 1.902,95 mm/năm.

Hình 3.2: Ảnh hưởng của lượng mưa đến hoạt động nuôi tôm

0 20 40 60 80 100 Tôm sinh trưởng chậm Năng suất giảm Môi trường nước thay đổi Thiếu thức ăn Dịch bệnh nhiều hơn Tôm bị chết Có vụ bị mất trắng Khơng ảnh hưởng Khơng biết % số h ộ k h ảo sát STC TC&BTC QC&QCCT

Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ni tơm tại khu vực nghiên cứu trong đó ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng môi trường nước nuôi tôm tương tự như yếu tố nhiệt độ (TC&BTC: 87,34 % > STC: 86,84 % > QC&QCCT: 84,62 %). Nước mưa có thể làm giảm pH, độ mặn ao ni tạo điều kiện cho tảo lam phát triển. Ngồi ra, mưa lớn có thể làm giảm lượng oxy hịa tan trong nước từ đó tăng khả năng chuyển hóa SO42- và tăng H2S nhanh chóng trong ao ni. Tiếp đến, việc mưa lớn kéo dài sẽ khiến cho dịch bệnh nuôi tôm nhiều hơn (QC&QCCT: 57,69 % > TC&BTC: 41,77 > STC: 36,84 %).

Ngồi ra, có 38,46 % hộ ni mơ hình QC&QCCT cho rằng lượng mưa ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm.

So sánh ảnh hưởng của lượng mưa đến 3 mơ hình, kết quả cho thấy mơ hình ni tơm QC&QCCT chịu tác động nhiều nhất từ yếu tố lượng mưa (trung bình 26,92 % hộ ni cho rằng lượng mưa có ảnh hưởng đến q trình ni tơm), tiếp đến là mơ hình ni tơm STC (20,68 %) và mơ hình TC&BTC (19,53 %). Đối với mơ hình ni tơm QC&QCCT hồn tồn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, lượng mưa làm thay đổi cả lịch mùa vụ, xáo trộn việc cung ứng tôm giống, việc mua con giống sẽ trở nên khó khăn, giá cả sẽ đắt hơn nhưng chất lượng sẽ thấp hơn. Ngoài ra, lượng mưa kéo dài, làm cho độ mặn xuống thấp [33].

Theo đánh giá của phần lớn người dân địa phương xã Kim Hải, lượng mưa thay đổi có ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở hạ tầng nuôi tơm, năng suất và tính mùa vụ của hoạt động này [5]. Hay theo Lê Thị Phương Mai (2016), mùa mưa đến sớm có ảnh hưởng đến tơm ni là 68%, nhiều hơn so với mùa mưa đến trễ (49%). Mùa mưa đến sớm làm pH môi trường thay đổi, do vậy người ni cho rằng tơm bị sốc (64%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tôm bệnh chết (32%) và chậm tăng trưởng (4%) [8].

3.1.3. Nước biển dâng

BĐKH đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự gia tăng mực nước biển tại Gành Hào nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung.

Hình 3.3: Ảnh hưởng của nước biển dâng đến hoạt động nuôi tôm

Khác với yếu tố nhiệt độ và lượng mưa, tỉ lệ hộ nuôi cho rằng nước biển dâng không ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện ĐH và TPBL là rất cao, trung bình 32,03 % (TC&BTC: 48,1 % > QC&QCCT: 26,92 % > STC: 21,05 %). Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn so với ý kiến của các hộ nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 57 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)