Tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 30)

6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

1.2.3. Tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản

Theo dự báo đến năm 2050 thì mức nhiệt độ sẽ tăng, cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng mạnh thông qua các biểu hiện như: hạn hán, bão, lũ lụt. Kèm theo đó là sự gia tăng của mực nước biển:

Bảng 1.3: Các tác động chính của BĐKH đến NTTS Dự báo về khí hậu Dự báo về khí hậu

Nhiệt độ tăng 1 – 2oC vào năm 2050

Tăng cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm hạn hán, bão, lụt

Mực nước biển tăng thêm 28– 33 cm vào năm 2050

Tác động của BĐKH lên NTTS

– Thay đổi lượng mưa – Tăng lượng CO2 – Nước biển dâng

Thiếu nước ngọt và thay đổi chất lượng nước có thể hạn chế hoạt động sản xuất

Lượng CO2 gia tăng dẫn đến sự axit hóa các nguồn nước và làm giảm năng suất

Giảm diện tích có thể dùng cho hoạt động NTTS

Tác động của BĐKH đến hoạt động NTTS xoay quanh việc gia tăng nhiệt độ, lượng mưa, tăng lượng CO2 sẽ dẫn đến dịch bệnh nhiều hơn, thiếu hoặc thay đổi chất lượng nước, axít hóa nguồn nước đồng thời sẽ dẫn đến giảm diện tích NTTS trong những năm sắp tới.

1.3. Các tác động của BĐKH đến hoạt động ni tơm và mơ hình ni tơm thích ứng BĐKH

Trong các hoạt động NTTS ven biển thì ni tơm nước lợ chịu nhiều bất lợi do BĐKH gây ra. Ngược lại, một số hình thức ni tơm cũng đã và đang làm tăng phát thải khí nhà kính (như: ni bán thâm canh, thâm canh, hoặc nuôi ở quy mơ cơng nghiệp). Những hình thức ni có khả năng làm giảm phát thải khí nhà kính, như: ni tôm cua xen rừng ngập mặn, nuôi tôm xen rong câu, nuôi kết hợp cá nước lợ, cua ghẹ, nuôi luân canh tôm – rong câu… [38].

Các tác động bất lợi và tiêu cực này nếu khơng có biện pháp can thiệp, sẽ đe dọa các mục tiêu tăng trưởng bền vững của ngành thủy sản. Một số nghiên cứu đã cho thấy, BĐKH có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến NTTS thông qua nguồn nước, diện tích ni, mơi trường ni, con giống, dịch bệnh… và qua đó gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng của các vùng NTTS nói chung và NTTS ven biển nói riêng [38].

1.3.1. Các tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm [34]

BĐKH như nắng nóng, bão lũ, hạn hán kéo dài, đặc biệt là gia tăng nhiệt độ tác động tiêu cực đến nguồn nước và sức khỏe tôm nuôi.

Nghề nuôi tôm thường xuyên chịu tác động của thời tiết và thiên tai do BĐKH gây ra các biểu hiện thời tiết cực đoan điển hình như bão lũ, triều cường, nước biển dâng, nhiệt độ tăng, sóng lớn, gió khơ nóng. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động nuôi tôm, gây nhiều thiệt hại cho người ni. Có những vùng ni, nhiệt độ mùa hè tăng 1,4 – 1,8 oC vào giữa thế kỷ 21; tăng 3,1 – 3,7 oC vào cuối thế kỷ 21.

Cùng đó là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Mức tăng nhiệt độ này bắt đầu vượt ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sinh trưởng của tôm nuôi. Vào mùa mưa, lượng mưa tăng mạnh đã gây lũ lụt kéo theo những biến động môi trường lớn, độ mặn giảm đột ngột, khiến tơm mất thăng bằng, bị sốc, có thể gây chết hàng loạt. Hơn nữa có thể làm hư hại các cơng trình ni. Mùa khơ đến sớm, hạn hán kéo dài, chất lượng nước nuôi kém, độ mặn tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tơm, làm tơm khó lột vỏ, ảnh hưởng trực tiếp năng suất nuôi.

Hiện tượng ô nhiễm môi trường và chất lượng nguồn nước diễn biến phức tạp, ngày càng khó kiểm sốt, diện tích phát bệnh tăng đột biến, đe dọa việc ni tơm bền vững hiện nay. Có thể thấy BĐKH đã và đang có những tác động xấu đến nghề nuôi tôm Việt Nam.

1.3.1.1. Yếu tố nhiệt độ [18]

Nhiệt độ thích hợp cho tơm từ 23 - 30 oC tối ưu là 28 - 30 oC. Tuy nhiên, tôm nhỏ (1gr) lớn nhanh hơn trong nước ấm (30 oC), tôm lớn (12 - 18gr) lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước 27 oC. Khi nhiệt độ thấp hơn 15 oC hoặc cao hơn 33 oC trong 24 giờ hoặc lâu hơn, tôm sẽ chết. Tôm bị ngạt khi nhiệt độ từ 15 - 22 oC và 30 - 33 oC.

a. Nhiệt độ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn

Khi nhiệt độ tăng cao vượt quá giới hạn (trên 32 oC) sẽ gây stress cho tôm, khiến chúng phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho q trình hơ hấp, cơ thể sẽ khó thích nghi được với mơi trường mới; Từ đó, dẫn đến sức đề kháng giảm và có nguy cơ bị các vi khuẩn, virut thường trực trong nước tấn công gây bệnh. Mặt khác, khi nhiệt độ hạ thấp (gió mùa, mưa), q trình trao đổi chất của tơm sẽ giảm, dẫn đến sức ăn cũng

giảm theo, kéo dài thời gian lột xác của tôm. Khi nhiệt độ xuống thấp quá ngưỡng giới hạn, một số lồi có sức đề kháng kém sẽ bỏ ăn và chết, đặc biệt là tơm giai đoạn cịn nhỏ (ương giống, tơm post). Nếu nhiệt độ hạ thấp kéo dài, tơm sẽ có xu hướng di chuyển xuống đáy để tránh rét, nguy cơ tiếp xúc với khí độc và nấm sẽ rất cao. Theo đặc tính của lồi, tơm chỉ có thể sử dụng và hấp thụ thức ăn hiệu quả nhất khi sống trong ngưỡng nhiệt độ phù hợp, vì vậy, trong q trình ni người dân cần có những biện pháp thích hợp để mang lại hiệu quả cao.

b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm

Nếu nhiệt độ ao ni là 30oC thì lượng thức ăn tơm tiêu thụ cao hơn khoảng 36,5% so với nhiệt độ 29oC, nhưng tốc độ tăng trưởng của tôm ở hai mức nhiệt độ này là như nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của tôm ở nhiệt độ 33oC thấp hơn so với 29oC vì chất lượng nước suy giảm.

Ở nhiệt độ cao, hàm lượng nitơ amoniac và nitrit-nitơ cao hơn do khiến tỷ lệ tôm sống thấp hơn. Bên cạnh đó, nếu thức ăn bị cắt giảm ở nhiệt độ 33oC sẽ khiến tơm tăng trưởng thấp hơn. Vì vậy nếu muốn tơm tăng trưởng bình thường thì cần cho tôm ăn nhiều hơn.

c. Nhiệt độ làm tôm bị đục cơ

Nếu sử dụng nhá, vó kiểm tra tơm trong ao khi thời tiết nắng nóng sẽ khiến lượng tơm đục cơ và cong thân xảy ra nhiều. Vì vậy, bà con cần lưu ý chỉ nên kiểm tra lúc thời tiết mát mẻ mà thôi.

Người ni tơm thường có thói quen tắt tất cả quạt khí rồi bật quạt chạy trở lại sẽ khiến tơm "giật mình", nhiều con khi nhảy lên mặt nước sẽ bị cong thân khi tiếp xúc với khơng khí và chuyển sang trắng cơ và tơm bị chết sau đó. Vì vậy, người ni tôm không nên tắt hết tất cả quạt khí mà nên duy trì ít nhất một dàn quạt, kể cả khi cho tôm ăn.

1.3.1.2. Yếu tố lượng mưa [23]

a. Ảnh hưởng trực tiếp

Mưa thường làm hạ khoảng 5 đến 6oC hoặc thấp hơn. Ngồi ra, nước mưa hịa tan carbon dioxide (CO2), trở thành dung dịch H2CO3 với độ pH từ 6,2 đến 6,4. Hai

yếu tố vật lý này có xu hướng là hạ nhiệt độ và pH của ao ni tơm. Ngồi ra, do nước trong ao tơm bị pha lỗng, độ mặn và độ cứng cũng giảm do giảm nồng độ ion trong nước.

Những thay đổi vật lý khác liên quan trực tiếp đến mưa bao gồm sự gia tăng của chất rắn lơ lửng (do đất bị trôi xuống ao). Và độ đục của ao cao làm giảm cường độ ánh sáng và gây ảnh hưởng đến quần thể tảo.

Bảng 1.4: Ảnh hưởng của mưa đến chất lượng nước

Thông số Ảnh hưởng của mưa

Nhiệt độ Thường giảm từ 3 đến 5oC pH Giảm cịn 6 - 7 và sau đó nhiều hơn

Độ mặn Giảm tùy theo lượng mưa

Độ cứng Giảm tùy theo lượng mưa

Độ đục Tăng do các đất trơi xuống ao Oxy hịa tan Đầu tiên tăng, sau đó giảm H2S và NH3 Có thể tăng sau 2 đến 3 ngày

(Nguồn: https://www.aquaculturealliance.org/)

b. Ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng nước

Trong và sau những cơn mưa, một chuỗi sự kiện bắt đầu xảy ra. Đầu tiên là sự sụp tảo. Điều này là do nhiều yếu tố liên quan như pH, nồng độ khoáng chất và vi chất dinh dưỡng giảm, độ đục tăng và cường độ ánh sáng giảm.

Sau đó, quần thể vi khuẩn dị dưỡng – có vai trị phân hủy chất hữu cơ – tăng theo cấp số nhân do sự gia tăng các chất dinh dưỡng từ các tế bào tảo chết lắng xuống đáy ao.

Tại thời điểm này, mức oxy hòa tan (DO) giảm liên tục. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) cao của vi khuẩn dị dưỡng và sự thiếu sản xuất oxy từ tảo, có thể gây tình trạng thiếu oxy trong một thời gian rất ngắn nếu khơng có biện pháp khắc phục. Ngồi ra, vi khuẩn cịn tạo ra CO2, hịa tan trong nước và làm giảm độ pH nhiều hơn.

Chuỗi sự kiện kết thúc với điều kiện DO, pH và nhiệt độ thấp sẽ tạo ra môi trường rất bất lợi cho nuôi tôm. Đầu tiên, những điều kiện này và lượng chất hữu cơ

lớn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn kỵ khí sinh sơi, đặt biệt là Vibrios spp. Đây được xem là loài vi khuẩn gây hại cho ao tôm do mang nhiều mầm bệnh tiềm tàng.

Ngoài ra, trong điều kiện khử và pH thấp, sự tích tụ hydro sunfua (H2S) sẽ gây ảnh hưởng đến động vật giáp xác ở nồng độ cao.

1.3.1.3. Độ mặn [39]

Khoảng chịu đựng độ mặn của tôm thẻ chân trắng là 5-35 phần ngàn. Khi độ mặn thay đổi trong vài phút hay vài giờ hơn 10 phần nghìn một lần thì tơm sẽ khơng có khả năng chịu đựng được. Nếu muốn thay đổi độ mặn cho ao ni thì việc thuần hóa để tơm tập quen dần với độ mặn mới là việc vô cùng quan trọng.

Trường hợp độ mặn quá thấp, dưới 5 phần ngàn, các ion Ca2+, Mg2+, Na+, K+... trong nước với hàm lượng thấp làm cho q trình lột xác của tơm diễn ra không đồng đều, tôm dễ bị mềm vỏ sau khi lột làm tăng tỷ lệ hao hụt lên gấp nhiều lần. Sau khi trời mưa, nước ao bị giảm độ mặn đột ngột cũng ảnh hưởng rất lớn đến tơm, nhất là q trình lột xác của tơm bị kích thích mà chất dinh dưỡng cũng như khống chất cần thiết cho q trình mềm vỏ khơng đủ để cung cấp. Do đó, tơm bị suy giảm sức đề kháng và rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh nguy hiểm, tiếp đó làm tơm nhạy cảm nhiều hơn với các chất độc chứa nitơ như NH3, NO2…

Ngược lại khi tơm thẻ chân trắng sống trong mơi trường có độ mặn quá cao, trên mức chịu đựng, tơm sẽ cịi cọc, chậm lớn, thậm chí là sốc và chết hàng loạt. Hơn nửa khi độ mặn tăng cao, bệnh phân trắng và hoại tử gan tụy cấp tính (tơm chết sớm- EMS) sẽ diễn biến hết sức phức tạp, gây nên dịch bệnh làm thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế. Hiện nay vấn đề xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình ni tơm. Độ mặn cao sẽ gây biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm. Bên cạnh đó, cịn làm tảo trong ao ni tơm phát triển nhanh, sinh nhiều khí độc… Đặc biệt, nguồn oxy trong nước sẽ càng tăng mạnh vào ban ngày, nhưng lại giảm tối thiểu vào ban đêm. Khi đó, mơi trường sẽ thiếu oxy, dẫn đến tôm thường nổi đầu vào lúc nửa đêm.

1.3.1.4. Thời tiết cực đoan [34]

Các biểu hiện BĐKH (BĐKH) như nắng nóng, bão lũ, hạn hán kéo dài, đặc biệt là gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa, tác động tiêu cực đến nguồn nước và sức khỏe tôm nuôi, gây dịch bệnh.

Nghề nuôi tôm thường xuyên chịu tác động của thời tiết và thiên tai do BĐKH gây ra các biểu hiện thời tiết cực đoan điển hình như bão lũ, triều cường, nước biển dâng, nhiệt độ tăng, sóng lớn, gió khơ nóng. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động ni tơm, gây nhiều thiệt hại cho người ni. Có những vùng nuôi, nhiệt độ mùa hè tăng 1,4 – 1,8 oC vào giữa thế kỷ 21; tăng 3,1 – 3,7 oC vào cuối thế kỷ 21. Cùng đó là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Mức tăng nhiệt độ này bắt đầu vượt ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sinh trưởng của tôm nuôi. Vào mùa mưa, lượng mưa tăng mạnh đã gây lũ lụt kéo theo những biến động môi trường lớn, độ mặn giảm đột ngột, khiến tơm mất thăng bằng, bị sốc, có thể gây chết hàng loạt. Hơn nữa có thể làm hư hại các cơng trình ni. Mùa khơ đến sớm, hạn hán kéo dài, chất lượng nước nuôi kém, độ mặn tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tơm, làm tơm khó lột vỏ, ảnh hưởng trực tiếp năng suất ni. Có thể thấy BĐKH đã và đang có những tác động xấu đến nghề ni tơm Việt Nam.

Ngồi ra, hiện tượng ô nhiễm môi trường và chất lượng nguồn nước diễn biến phức tạp, ngày càng khó kiểm sốt, diện tích phát bệnh tăng đột biến, đe dọa việc nuôi tôm bền vững hiện nay.

1.3.2. Các mơ hình ni tơm giảm thiểu tác động của BĐKH [11]

1.3.2.1. Mơ hình ni tơm thâm canh, bán thâm canh

Mơ hình ni tơm thâm canh, bán thâm canh có diện tích ni hơn 19.000 ha trên 2 đối tượng tơm sú và tơm thẻ chân trắng. Hình thức gồm ni mật độ thưa, ni xen ghép cá rô phi, cá đối trong ao tôm, ương san, thả nuôi cuốn chiếu (không thả giống đồng loạt).

Với tôm sú thời gian nuôi thường kéo dài từ 5 – 6 tháng. Mật độ thả: 20 – 30 con/m2. Năng suất thu hoạch trung bình đạt 3,0 – 3,5 tấn/ha.

Với tôm thẻ chân trắng thời gian nuôi ngắn từ 3 – 3,5 tháng. Mật độ thả dày hơn tôm sú từ 50 – 100 con/m2. Năng suất thu hoạch trung bình đạt 6 – 10 tấn/ha.

1.3.2.2. Mơ hình tơm – lúa

Mơ hình tơm – lúa là mơ hình đã được nơng dân Bạc Liêu áp dụng từ hơn 20 năm nay và được các nhà khoa học xác định là mơ hình thích ứng khá tốt với BĐKH. Hiện nay tỉnh Bạc Liêu đang thực hiện mơ hình này trên 2 đối tượng là tơm càng xanh xen lúa và luân canh tôm sú – lúa.

Mơ hình ni tơm càng xanh – lúa hơn 10.000 ha, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc quốc lộ 1A của tỉnh. Trong q trình ni tùy theo từng vụ mà người ni kết hợp vừa thả tôm càng xanh, vừa thả tôm sú. Vụ nuôi từ tháng 1 – 4 thả tôm sú, tháng 9 sạ lúa kết hợp thả tôm càng xanh. Thời điểm thu hoạch tôm sú mỗi năm 2 vụ, vào tháng 4 và tháng 8; thu hoạch lúa vào tháng 1 năm sau; thu hoạch tôm càng xanh vào tháng 2, tháng 3 năm sau.

1.3.2.3. Mơ hình ni siêu thâm canh cơng nghệ cao

Nếu chỉ xét về mặt kỹ thuật thì ni tơm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, thích nghi với BĐKH, thuộc Chương trình “Thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL – MCRP” do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) hỗ trợ ở ấp Thành Công, xã Vĩnh Hậu, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện khá thành cơng.

Bình qn mỗi ao rộng 500 m2. Vụ tơm thả theo 3 giai đoạn, bình qn mật độ thả 150 con/m2, thu hoạch sau 70 ngày nuôi. Bên cạnh đó hệ thống biogas cịn được thiết kế để xử lý chất thải và dành ra 1 ao 2.000 m2 thả 5.000 con cá rơ phi dịng gif để xử lý nước thải. Cá nuôi chỉ sau 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 700 gram đến 1 kg giá bán từ 25.000 – 35.000 đồng/kg cũng thu về cả trăm triệu đồng. Những năm gần đây tỉnh Bạc Liêu khuyến khích nơng dân, hợp tác xã và doanh nghiệp phát triển mơ hình ni tơm siêu thâm canh nhằm ứng phó với thời tiết cực đoan, bệnh dịch,

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)