Xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 60 - 62)

6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

2.3. Biểu hiện của BĐK Hở tỉnh Bạc Liêu

2.3.6. Xâm nhập mặn

2.3.5.1. Diễn biến mặn

Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong mùa khô năm 2018 – 2020, độ mặn tại vùng Bắc Quốc lộ 1A chịu tác động do q trình điều tiết nước mặn từ biển Đơng vào tiểu vùng chuyển đổi sản xuất để phục vụ NTTS từ giữa tháng 1 năm 2020. Ngoài ra, khu vực Bắc Quốc lộ 1A trong các tháng mùa khô vừa qua còn chịu ảnh hưởng rất mạnh của các đợt triều cường biển Tây truyền vào qua sơng Cái Lớn (Kiên Giang). Nhìn chung, mặn đã xâm nhập sớm vào tỉnh Bạc Liêu từ giữa tháng 1 năm 2020 (sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 tháng) do các đợt triều cường biển Đông và Biển Tây

từ tháng 12 năm 2019 đến giữa tháng 5 năm 2020 đều có đỉnh cao bất thường cao trình định triều biển Đơng tại Gành Hào ở mức +2,00 m đến +2,25 m; cao trình đinh triều biển Tây tại Xẻo Rơ ở mức +0,40 m đến +0,60 m).

Xâm nhập mặn vào tỉnh Bạc Liêu xuất hiện gay gắt vào cuối tháng 2 năm 2020: Ranh mặn 4 o/oo từ phía sơng Cái Lớn đã đi vào khu vực Bắc Hồng Dân (sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 tháng và tương đương mùa khơ năm 2015 – 2016), do đó diện tích NTTS của huyện Hồng Dân và một phần huyện Phước Long đã có đủ nước mặn để ni tôm sớm hơn so với mùa khô năm 2018 – 2019. Do quá trình điều tiết nước vào vùng Bắc Quốc lộ 1A, diện tích NTTS cịn lại của các khu vực ở vùng Bắc Quốc lộ 1A cũng đã có đủ nước mặn ni tơm từ tháng 1 năm 2020. Độ mặn tại Ngã tư Ninh Quới vào các tháng 3, 4 đã lên khá cao và dao động ở mức 8 – 20 o/oo (tùy thuộc vào các đợt điều tiết nước mặn). Nhờ cống âu thuyền Ninh Quới nên nước mặn đã được kiểm sốt và khơng xâm nhập lên khu vực Ngã Năm – Sóc Trăng. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5 năm 2020, nhiệt độ ngày tăng cao ở mức 35°C đã làm cho độ mặn các ao đầm ni tơm của tồn tỉnh tăng hơn 30 o/oo, bất lợi cho việc nuôi tôm.

2.3.5.2. Diễn biến nguồn nước ngọt

Do tác động của hạn hán, trong mùa khô năm 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không xuất hiện mưa trái mùa. Mực nước ngọt trong tiểu vùng giữ ngọt của tỉnh (khu vực sản xuất vụ Đơng Xn) cũng đã có nhiều biến động. Nguồn nước bổ sung từ sông Hậu về tỉnh Bạc Liêu trong mùa khơ vẫn cịn rất hạn chế do Bạc Liêu ở cuối nguồn ngọt và chỉ có một trục cấp ngọt duy nhất là trục kênh Quản Lộ Phụng Hiệp. Khu vực 5 Ngã tại thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) trong suốt mùa khơ năm 2017 – 2020 vẫn còn nước ngọt, mực nước trên trục Quản Lộ Phụng Hiệp (tại Ngã Năm) có cao trình +0,20 m, do đó vẫn cịn đủ nguồn nước ngọt bổ sung về Bạc Liêu.

Từ cuối tháng 01 năm 2020 đến đầu tháng 02 năm 2020, mực nước trên kênh rạch thuộc tiểu vùng giữ ngọt xuống thấp đến cao trình -0,60 m do giai đoạn này, nông dân tập trung bơm tát trữ nước lên đồng trước tết và sau tết âm lịch. Từ giữa

tháng 2 năm 2020 đến nay, do thực hiện tốt công tác điều tiết nước nên trong tiểu vùng giữ ngọt của tỉnh Bạc Liêu, nguồn nước ngọt trên kênh rạch đã được bổ sung khá dồi dào, mực nước trên kênh rạch hiện nay dâng cao hơn đầu tháng 02 năm 2020 khoảng 1m. Tính đến đầu tháng 5 năm 2020, mực nước trên kênh rạch thuộc tiểu vùng giữ ngọt hiện dao động từ +0,20 m (trục kênh Cầu Sập – giáp ranh Sóc Trăng) đến +0,00 m (trục kênh Vĩnh Phong – nơi cuối nguồn ngọt của thị xã Giá Rai). Nguồn nước ngọt đã đáp ứng đầy đủ cho vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh.

Như vậy có thể thấy, BĐKH và những biểu hiện của nó như bão, lũ lụt, hạn hán, lũ, ngập úng, xâm nhập mặn ở vùng ven biển của huyện ĐH và TPBL đang diễn ra ngày một phức tạp và khó lường. Chính những diễn biến phức tạp này khiến cho hoạt động nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)