Phương pháp xử lý chất thải tại mơ hình ni tơm TC&BTC

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 110 - 112)

Tương tự như mơ hình xử lý nước thải ni TTCT theo hình thức STC, nước thải từ ao ni tôm sẽ được tác rác trước khi vào bể thu gom. Tại bể gom bổ sung thêm vi sinh để tăng khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước thải.

Từ bể gom, nước thải được bơm qua bể lắng dài để tách bùn, cặn ra khỏi nước. Bể lắng được thiết kế hình zig zag để tăng thời gian lưu nước trong bể, dưới tác dụng

Nước thải nuôi tôm

Bể lắng dài Tách rác

Ao lọc

Ao chứa nước Nước thải đầu ra

QCVN 40:2011 BTNMT, cột A Bể thu gom Trồng cỏ Bùn Thu gom xử lý Bùn Ủ bùn Bón cây

của trong lực, các chất bẩn sẽ lắng xuống dưới đáy, phần nước trong phía trên chảy qua ao lọc.

Mục đích của ao lọc là sử dụng các loại thực vật chịu mặn như cỏ đuôi phụng, cỏ năng tượng, cỏ vertiver… để xử lý các CHC trong nước thải. Nước từ ao lọc được dẫn qua ao chứa nước để lắng phần chất rắn lơ lửng cịn sót lại trong nước, sau đó thải ra mơi trường bên ngồi.

b. Xử lý bùn thải

Khối lượng bùn đáy ao phát sinh sau mỗi lần sên vét bùn là rất lớn, vì vậy cần phải có biện pháp xử lý phù hợp. Trong các phương pháp xử lý bùn đáy ao, có 3 phương pháp được sử dụng chủ yếu gồm: hiếu khí, kỵ khí và đốt cháy. Trong đó, phương pháp xử lý hiếu khí (làm phân bón) là phương pháp dễ thực hiện và kinh tế nhất. Ngoài ra, so với giải pháp tận dụng bùn thải để sản xuất khí biogas, giải pháp ủ phân được đánh giá là đơn giản hơn, ít sự cố và suất đầu tư thấp hơn. Do đó, phương án xử lý hiếu khí đối với bùn thải tại mơ hình ni tơm cơng nghiệp là hiệu quả nhất để hạn chế ô nhiễm mơi trường đất, nước. Phương án xử lý hiếu khí bùn thải để làm phân bón như sau:

Nguyên liệu đầu vào:

Bảng 3.19: Tỷ lệ các thành phần nguyên liệu xử lý bùn thải ao nuôi tôm

TT Nguyên liệu Đơn vị Khối lượng

1 Bùn thải tấn 1,0

2 Rơm rạ, mùn cưa, xơ dừa... kg 250,0

3 Chế phẩm EM lít 5,0

4 Phân supe lân kg 5,0

5 Vôi bột kg 10,0

Dụng cụ:

+ Cân: Định lượng chính xác các thành phần cho vào đống ủ.

+ Bạt: Dùng để đậy lên đống ủ để tránh nắng mưa, đảm bảo nhiệt độ của đống ủ.

+ Cuốc, xẻng: Phối trộn và đảo trộn đống ủ. + Chang: Dàn mỏng bùn thải.

+ Bình tưới ơ doa: Tưới chế phẩm và nước để đảm bảo độ ẩm của đống ủ. + Thùng chứa.

+ Vị trí ủ: Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ mụn xơ dừa phải có nền khơng thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Làm nền ủ có độ dốc và hệ thống rãnh xung quanh. ❖ Quy trình ủ phân:

+ Bước 1: Dùng chang dàn mỏng bùn thải thành lớp có độ dày 20 – 30 cm; + Bước 2: Pha chế phẩm sinh học: 5 lít EM1/80 lít nước sạch;

+ Bước 3: Cho rơm rạ, mùn cưa; rắc vôi bột, phân supe lân và tưới chế phẩm EM đã pha ở bước 2. Dùng xẻng trộn đều.

+ Bước 4: Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu ủ: Dùng bàn tay nắm thật chặt nguyên liệu ủ sau khi đã trộn xong. Nếu thấy nước nhỏ giọt qua kẽ tay, mở tay ra nguyên liệu giữ nguyên hình dạng, lúc này độ ẩm đạt yêu cầu.

+ Bước 5: Sau khi kiểm tra xong độ ẩm nguyên liệu, đánh thành đống ủ (như hình 3.6). Đậy bạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)