6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là các hoạt động nuôi động, thực vật thủy sinh
mang lại phúc lợi kinh tế cho con người, có tác động tốt về mặt xã hội, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lợi tự nhiên.
Khí hậu (KH) là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó (tỉnh,
quốc gia, châu lục, toàn cầu) trên cơ sở chuỗi số liệu dài ít nhất là 30 năm trở lên [27].
Thời tiết là trạng thái nhất thời của khí quyển tại một địa điểm nhất định được
xác định bằng tổ hợp hoặc riêng lẽ các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa... Thời tiết thường thay đổi trong một ngày, từ ngày này qua ngày khác, từ năm này qua năm khác nhưng khí hậu thì ít thay đổi [14].
Thời tiết cực đoan (TTCĐ) bao gồm các kiểu thời tiết trái mùa, khắc nghiệt,
khơng thể dự đốn, bất thường và bất ngờ; thời tiết ở điểm cực hạn của phân bố lịch sử – tức phạm vi đã được chứng kiến trong quá khứ. Các hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm: bão, mưa lớn, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán, giơng sét, lốc [44].
Nước biển dâng (NBD) là sự dâng mực nước của đại dương trên tồn cầu, trong
đó khơng bao gồm triều, nước dâng do bão,… NBD tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác [1].
BĐKH (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp do
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. BÐKH xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [32].
Đánh giá tác động của BĐKH là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của
ảnh hưởng bất lợi cịn có thể có các ảnh hưởng có lợi. Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH.