6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm thủy văn, hải văn [11]
2.1.3.1. Đặc điểm thủy văn
a. Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch
Tỉnh Bạc Liêu có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch khá chằng chịt, trong đó có các sơng, kênh chính như sau:
1). Các sơng chính tự nhiên
– Sơng Gành Hào ở phía Tây Nam của tỉnh, là ranh giới giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, nối từ thành phố Cà Mau đến cửa Gành Hào và thông ra biển;
– Sông Rạch Gốc ở huyện Đơng Hải;
– Sơng Cái Trầu ở phía Bắc (giáp ranh với tỉnh Hậu Giang). 2). Các kênh trục dọc chính
– Kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp: là kênh dẫn nước ngọt chính từ phía tỉnh Sóc Trăng về để phục vụ sản xuất cho vùng phía Bắc QL1A của tỉnh;
– Kênh Bạc Liêu – Cà Mau: chạy dọc từ phía Đơng sang phía Tây của tỉnh. 3). Các kênh trục ngang chính
– Kênh Ngan Dừa – Cầu Sập; – Kênh Hịa Bình;
– Kênh Cầu Số 2 – Phước Long – Cộng Hòa; – Kênh Giá Rai – Phó Sinh – Cạnh Đền; – Kênh Gành Hào – Hộ Phịng – Chủ Chí; – Kênh Huyện Kệ;
– Kênh Cái Cùng; – Kênh Chùa Phật; – Kênh 30/4.
Ngồi ra cịn có hàng nghìn kênh rạch khác liên kết với các sông, kênh trục chính nói trên tạo thành mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt trên địa bàn.
b. Đặc điểm triều
Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu nối với biển Đông bằng nhiều cửa trong đó 3 cửa lớn nhất là Gành Hào, Nhà Mát và Cái Cùng. Đặc điểm triều trong hệ thống các sông, kênh rạch bị chi phối bởi chế độ bán nhật triều không đều biển Đông.
Trước khi có hệ thống cơng trình ngăn mặn biển Đơng, triều từ biển Đông với mực nước đỉnh triều cao và biên độ lớn, truyền vào trực tiếp qua các sông, kênh rạch nội đồng từ sông Mỹ Thanh đến sông Gành Hào đã hạn chế lượng nước từ sông Hậu chuyển vào trong mùa kiệt. Trong khi đó, triều biển Tây truyền vào với mực nước đỉnh triều thấp và biên độ nhỏ hơn. Vì vậy, triều biển Đơng chiếm ưu thế ở phía Nam kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp.
Sự gặp gỡ của 2 nguồn triều này là ngun nhân chính hình thành vùng giáp nước với đặc tính tiêu biểu là đỉnh triều thấp, chân triều cao. Nguyên nhân này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chuyển nước từ sông Hậu vào các kênh, rạch nội đồng trong mùa khơ và hạn chế khả năng tiêu thốt, kéo dài thời gian ngập úng.
Sau khi có hệ thống cống ngăn mặn biển Đông, nguồn triều biển Đơng cơ bản đã được kiểm sốt. Tuy nhiên, triều biển Tây vẫn còn ảnh hưởng đáng kể ở các kênh rạch phía Bắc kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp;
– Trước khi có hệ thống cơng trình ngăn mặn biển Đông (trước năm 1999), từ cuối tháng 11 đến tháng 4 – 5, thủy triều hoạt động mạnh và quyết định chế độ thủy văn hệ thống kênh, rạch nội đồng. Mực nước có xu thế chung là giảm dần từ Đông sang Tây, khả năng tải nước từ sơng Hậu về phía Tây và Tây Nam rất hạn chế;
– Sau khi có hệ thống cơng trình ngăn mặn biển Đơng (sau năm 2000), việc đóng cống trữ nước ngọt (năm 2000) làm tăng lượng nước bình quân ở khu vực Phước
Long – Vĩnh Mỹ so với điều kiện tự nhiên. Tại Phước Long, mực nước trung bình tăng và mực nước đỉnh triều, biên độ triều đều giảm do mực nước chân triều được nâng cao thêm. Tuy nhiên, từ năm 2001 – 2004, với sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hệ thống cống hoạt động điều tiết nước mặn phục vụ nuôi tôm, chế độ thủy văn, thủy lực đã có nhiều thay đổi. Việc gia tăng mực nước bình quân ở khu vực này đã hạn chế chuyển nước ngọt từ sơng Hậu về phía Tây.
2.1.3.2. Đặc điểm hải văn
a. Đặc điểm chế độ triều
Chế độ triều của biển Đơng là kết quả của sóng thuỷ triều từ Thái Bình Dương và một phần từ Ấn Độ Dương qua các eo biển lớn và bị chi phối bởi các dạng địa hình phức tạp của biển. Thuỷ triều Biển Đơng mang đặc tính bán nhật triều khơng đều gồm 2 dao động, dao động lớn tính bình qn cho cả chu kỳ khoảng 2,3 – 2,7m, cực đại có thể đạt tới là 4,0m, dao động nhỏ tính bình qn cho cả chu kỳ khoảng 0,9 – 1,0m, cực đại có thể đạt tới 1,5m. Vào thời kỳ triều cường, dao động lớn có thể lớn hơn 3 lần dao động nhỏ, thời kỳ nước kém khoảng 1,5 lần. Thời gian của cả con triều khoảng 24h50’, thời gian triều lên và triều xuống xấp xỉ bằng nhau (khoảng 12h25’). Độ lớn biên độ triều cực đại trong chu kỳ 19 năm là 4,10,1m.
Từ cửa Sồi Rạp qua 8 cửa sơng Mekong đến cửa sơng Gành Hào, thuỷ triều có 1 dạng chung, biến đổi theo xu thế: Càng về phía Nam thì biên độ càng tăng lên và xuất hiện muộn đi, từ Vũng Tàu đến Gành Hào, biên độ tăng lên khoảng 4,0m và chậm đi 1 giờ.
Tương tác giữa triều biển Đông và triều biển Tây tạo nên 1 miền giao thoa ở Kiên Giang và phía Tây Bạc Liêu – Cà Mau, thường gọi là khu vực giáp nước của triều biển Đông và triều biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 2,5 – 3,5m vào các ngày triều cường và từ 1,8 – 2,2m vào các ngày triều kém. Tại cửa sông Gành Hào, biên độ từ 1,8 – 2,0m. Vào mùa gió chướng (tháng 10 đến tháng 3 năm sau), biển động, gió chướng kết hợp với thuỷ triều đẩy nước mặn vào sâu trong nội đồng. Triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất +1,0m.
(a)
(b)
Hình 2.2: Biến trình mực nước tại Gành Hào trong mùa khô (a) và mùa mưa (b)
2015.
b. Đặc điểm dòng chảy
Dịng chảy lớp nước mặt biển Đơng là kết quả của quá trình tương tác biển – khí quyển. Dịng chảy quan trắc được trên mặt biển là tổng hợp của 3 dòng chảy thành phần: Dịng chảy gió, dịng chảy địa quyển và dịng chảy thuỷ triều.
Mùa mưa, dịng chảy có hướng thịnh hành là Tây Nam với tần suất 60%, vận tốc trung bình 50 – 60cm/s, lớn nhất 75cm/s, dịng chảy hướng Tây tần suất 20%. Ngồi ra cịn có dịng chảy vng góc với bờ hoặc từ ngồi biển chảy vào, hoặc từ bờ chảy ra với vận tốc nhỏ xấp xỉ như nhau.
Mùa khơ, dịng chảy có hướng thịnh hành Đơng Bắc có tốc độ 50 – 60cm/s với tần suất >60%, tốc độ dòng lớn nhất khoảng 70cm/s. Dịng chảy theo hướng Đơng – Đơng Bắc có tần suất khoảng 30%, vận tốc nhỏ hơn, dịng chảy hướng Đơng có tần suất xấp xỉ 25%, tuy nhiên vận tốc khoảng 30 – 50cm/s (xem hình 1.7).
Hình 2.3: Dịng chảy vùng biển khu vực Nam Bộ vào mùa khô
(Nguồn: Đề tài KC.09.12/06-10, 2010). Vào mùa chuyển tiếp từ mùa khơ sang mùa mưa, dịng chảy có hướng phân tán. Dịng chảy có hướng Bắc – Đông Bắc tốc độ nhỏ chỉ vào khoảng 12 – 15cm/s. Dòng chảy hướng Nam – Tây Nam và Tây Nam cũng có độ lớn tương tự như vậy nhưng tần suất lớn hơn khoảng 15 – 18cm/s. Mùa chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khơ, hướng dịng chảy cũng rất phân tán, dòng chảy hướng Tây Nam tần suất 20%, dịng chảy có hướng vng góc với bờ có tần suất cao hơn. Tốc độ dịng chảy từ bờ chảy ra có tốc độ lớn hơn dịng chảy có hướng từ biển chảy vào.
c. Ảnh hưởng của thuỷ triều
Với chế độ bán nhật triều không đều, biên độ lớn (2 – 3,5m), triều biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến độ mặn trong nội đồng. Ảnh hưởng của triều biển Đông đến độ mặn thay đổi theo mùa. Vào mùa cạn, ảnh hưởng của thuỷ triều trong hệ thống sơng càng mạnh mẽ góp phần đưa xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.