Biểu hiện của BĐKH

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 29 - 30)

6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

1.1.2. Biểu hiện của BĐKH

BĐKH tồn cầu với biểu hiện chính là sự tăng cao nhiệt độ bề mặt Trái đất, NBD, và những hiện tượng KH cực đoan đang gây hại cho nhiều khu vực trên thế giới. Năm 2010, người dân Ireland và Anh phải đón một “Giáng sinh trắng”, Canada lại bất ngờ ấm lên, cịn Nga thì có một mùa hè nóng bỏng, Pakistan có thêm nhiều kinh nghiệm với trận lũ lịch sử.

Ở Việt Nam, biểu hiện rõ nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản như bão, lũ lụt ở miền Trung, lốc xoáy và mưa đá ở miền Bắc, đặc biệt ĐBSCL là khu vực dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với vấn đề NBD, xâm nhập mặn, triều cường ngày càng gia tăng.

- Sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt Trái Đất hay còn gọi là hiện tượng nóng lên tồn cầu. Nhiệt độ trung bình ở nhiều nơi đều có xu thế gia tăng.

- Lượng mưa thay đổi bất thường, mùa khơ ngày càng ít hơn mùa mưa. Ngày bắt đầu mùa mưa, mưa đến trễ hơn nhưng cuối mùa mưa lại có nhiều trận mưa lớn hơn và số trận mưa cũng thay đổi khác thường.

- Mực NBD cao do sự tan băng ở hai đầu cực Trái đất và do sự giãn nở vì nhiệt của khối nước từ đại dương và biển, dẫn tới ngập úng ở những vùng đất thấp.

- Các hiện tượng thời tiết dị thường ngày càng rõ hơn và xuất hiện nhiều hơn. Các trận lũ dữ dội hơn, nhiều nơi băng giá dày hơn vào mùa đông, nhiều trận cháy rừng khốc liệt hơn, nhiều vùng khô hạn mở rộng và kéo dài hơn. Các

thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (lốc xoáy, sấm sét...) gia tăng về cường độ, vị trí.

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.

- Sự dịch chuyển của các đới KH đang tồn tại đến các vùng khác nhau trên thế giới dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các HST và hoạt động của con người.

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của các q trình hồn lưu khí quyển, chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển.

- Sự thay đổi chế độ mưa, dòng chảy và hạn hán, sự biến đổi, gia tăng tầng suất và cường độ của bão và áp thấp nhiệt đới, cùng với những hệ quả về KT – XH và môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)