Nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 38 - 42)

6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

1.4. Nghiên cứu liên quan

1.4.1. Trên thế giới

Dựa trên phương pháp tiếp cận của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) về đánh giá tác động của BĐKH, đã có một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS ven biển. Nghiên cứu của Chen (2011) tại Đài Loan về tác động của nhiệt độ bề mặt nước biển đến sản lượng cá măng đã áp dụng mơ hình nhiệt độ phi tuyến tính theo thời gian để xây dựng mối quan hệ giữa nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ nhỏ nhất trong mùa đông (tháng 1–3 hàng năm) với sản lượng cá măng nuôi trên biển [19].

Trong nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế vùng Châu Mỹ La tinh và Caribe (ECLAC, 2011) về tác động của BĐKH lên lĩnh vực nơng nghiệp Guyana, trong đó có thủy sản, mơ hình kinh tế lượng đã được áp dụng để lượng hóa mối quan hệ này. Trong mơ hình, nhóm tác giả đã xây dựng được mối quan hệ về sự phụ thuộc của sản lượng hải sản (bao gồm cả khai thác và NTTS trên biển) với các yếu tố như giá hải sản xuất khẩu, nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) và lượng mưa năm (Rain) theo 3 kịch bản BĐKH đến năm 2050 của IPCC xây dựng [21].

Đến nay, mặc dù hiện tượng BĐKH toàn cầu do con người gây ra đã được thừa nhận, nhưng từ phương diện nghiên cứu khoa học, thơng tin liên quan đến BĐKH cịn chứa nhiều yếu tố không chắc chắn. Nghiên cứu tổng quan của De Silva và Soto

(2009), De Silva (2012) [20], Cochrane et al. (2009) [18], Badjeck et al. (2010) [16] về tác động tiềm tàng của BĐKH đến ngành thủy sản cho thấy các nghiên cứu tác động BĐKH trong ngành thủy sản đều chứa đựng yếu tố không chắc chắn, thường dựa trên các tính chất đặc thù của giống lồi thủy sản và mối tương quan với môi trường tự nhiên để phán đoán. Đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm nước lợ tại Bạc Liêu.

1.4.2. Tại Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam

của Bùi Thanh Sơn (2015) phân tích các biểu hiện và ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến ni trồng thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng. Những loại thời tiết cực đoan thường xuyên tác động đến địa bàn toàn tỉnh như: bão, lũ, lụt, hạn hán, nhiễm mặn… có những diễn biến thất thường, phức tạp và khó lường, có sự gia tăng mạnh mẽ về cường độ và tần suất. Trên cơ sở phân tích các biểu hiện và ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp thuộc hai nhóm cơng trình và phi cơng trình nhằm thích ứng với BĐKH và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam [12].

“Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú quảng canh cải tiến ở đồng bằng Sông Cửu Long” của Lê Thị Phương Mai và

cộng sự năm 2016. Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức, ảnh hưởng và giải pháp của người ni tơm trong mơ hình ni tơm quảng canh cải tiến do tác động của thời tiết thay đổi thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 94 hộ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại tỉnh Sóc Trăng (30 hộ), Bạc Liêu (31 hộ) và Cà Mau (33 hộ). Các thông tin được thu thập: bao gồm hiệu quả sản xuất, các giải pháp ứng phó của người ni trong thời gian qua và thời gian tới do sự thay đổi của các yếu tố như mưa nắng, nhiệt độ, độ mặn, mực nước thủy triều. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tơm ni trung bình là 0,47 tấn/ha/năm, lợi nhuận trung bình 21,3 triệu đ/ha/năm với tỷ lệ thua lỗ trung bình 23,4%. Phần lớn nơng dân (92 – 99%) nhận thức được sự biến đổi và tác động của các yếu tố thời tiết. Giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật như sử dụng

thuốc, hóa chất, quản lý mơi trường được người ni lựa chọn (70 – 90%) để giải quyết các vấn đề khó khăn nhiều hơn so với các giải pháp khác [7].

“Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và đề xuất mô hình nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu”

của Vũ Văn Doanh và Doãn Hà Phong năm 2016. Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng thuỷ sản ven biển thơng qua phương pháp phân tích chi phí lợi ích, trong đó có tính đến chi phí ứng phó với BĐKH trên 5 xã: Nam Điền, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hải để nghiên cứu các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan tới hoạt động nuôi tôm. Kết quả điều tra khảo sát thực địa cho thấy mỗi loại hình thời tiết cực đoan có mức độ ảnh hưởng đến hoạt động ni tơm khác nhau, trong đó mưa lớn đang là hiện tượng gây ảnh hưởng nhất đến hoạt động nuôi tơm ở Nghĩa Hưng. Từ phân tích chi phí lợi ích cho bốn mơ hình ni, đã khuyến cáo các hộ ni trồng thủy sản nên chuyển đổi mơ hình từ ni tơm quảng canh cải tiến thuần túy sang kết hợp nuôi tôm với cá mú nhằm đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn và giảm các tác động bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ đó thích ứng với biến đổi khí hậu [6].

Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi tôm ven biển thích ứng với BĐKH tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An của Bùi Đắc Thuyết và cộng sự (2017) đánh giá và lựa chọn

mơ hình ni tơm ven biển thích ứng với BĐKH (BĐKH) tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm ven biển ở đây trong điều kiện BĐKH. Các tiêu chí đánh giá tập trung vào cơ sở hạ tầng (6 tiêu chí), cơng nghệ và quản lý trại ni (7 tiêu chí), nhận thức và ứng phó với BĐKH (2 tiêu chí). Mỗi tiêu chí được đánh giá, cho điểm theo thang điểm 5 (5 = rất tốt, 4 = tốt, 3 = trung bình, 2 = kém, 1 = yếu). Kết quả đánh giá chi tiết tại một số trại ni tơm (TNT) cho thấy các tiêu chí thường đạt mức trung bình trở lên, trừ những tiêu chí về hệ thống cấp, thốt nước, ao chứa và vị trí của trại ni (TNT2). Trại ni tơm ven biển (TNT1, TNT6) có điểm đánh giá cao và được đề xuất như mơ hình ni tơm ven biển thích ứng với BĐKH nhằm giới thiệu cho cộng đồng nuôi tôm trong vùng [13].

Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm tại Xã Kim Hải, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình của Ngô Thị Chiến và cộng sự (2019). Nghiên cứu này đánh

giá tác động của BĐKH (BĐKH) đến hoạt động nuôi tôm tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bằng phương pháp điều tra xã hội học. Với bốn yếu tố tác động của BĐKH là sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, tần suất bão lũ và nước biển dâng, kết quả được tổng hợp và xử lý cho thấy phần lớn người dân đều đồng ý rằng các tác động của BĐKH đối với hoạt động nuôi tôm tại xã Kim Hải rất rõ ràng và cụ thể. Trong đó, yếu tố nhiệt độ tăng và nước biển dâng gây ảnh hưởng lớn nhất đến đối tượng nuôi trồng thủy sản (NTTS), sự thay đổi lượng mưa ảnh hưởng lớn nhất đến điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) của cộng đồng, sự thay đổi tần suất bão lũ ảnh hưởng lớn nhất đến nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu cũng đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tơm theo kịch bản BĐKH tại Ninh Bình thơng qua việc phỏng vấn sâu cán bộ xã và cán bộ khuyến nông xã Kim Hải. Kết quả thu được cho thấy tác động và rủi ro đến từ BĐKH đối với hoạt động nuôi tơm ở mức cao trong khi năng lực thích ứng cịn thấp dẫn đến khả năng dễ bị tổn thương khá cao [5].

Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam hiện nay về tác động của BĐKH đến hoạt động NTTS hầu như mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát các yếu tố BĐKH, hoặc ý kiến của hộ nuôi tôm về tác động của BĐKH ảnh hưởng đến hoạt động NTTS từ đó có những đánh giá và đề xuất các hay pháp, hay một số nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố BĐKH đến sản lượng NTTS tuy nhiên còn thiếu nhiều yếu tố chi phối và tác động đến hoạt động NTTS như: con giống, chất lượng nước ao, thức ăn, dịch bệnh, các chính sách bình ổn giá, thị trường tiêu thụ, nguồn vốn hỗ trợ, thu nhập của hộ ni tơm,… Do đó, nghiên cứu này sẽ tập trung xây dựng mơ hình, giả thuyết và phân tích bổ sung nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm thông qua thu thập và năng suất của các hộ nuôi tôm thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA).

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM VÀ BIỂU HIỆN CỦA BĐKH TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN CỦA HUYỆN ĐÔNG HẢI

VÀ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)