Đặc điểm tự nhiên [11]

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 44 - 47)

6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên [11]

2.1.2.1. Địa hình

Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng đất mới của ĐBSCL, là vùng đồng bằng rìa châu thổ. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao trung bình từ 0,3 – 0,5m. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ dốc trung bình tồn tỉnh từ 1 – 1,5 cm/km, chia thành hai khu vực rõ rệt:

– Khu vực phía Nam QL1A có địa hình với những giồng cát biển khơng liên tục, cao trung bình từ 0,4 – 0,8m, hướng nghiêng, thấp dần vào nội địa;

– Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A là vùng trũng của tỉnh, cao trung bình từ 0,2 – 0,3m so với mực nước biển.

Địa hình thuận lợi cho việc đưa nước biển vào nội đồng phục vụ NTTS, làm muối,... song cũng tạo thành các vùng trũng chua phèn cục bộ, đặc biệt là ở các huyện Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai.

Ngoài ra, đường bờ biển có chiều dài khoảng 56km, với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven bờ phong phú cùng với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, với các của sông lớn như Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát tạo điều kiện thuận lợi để giao thương, trung chuyển hàng hoá ra vào tỉnh. Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh từ Đông sang Tây, nối thành phố Bạc Liêu với thành phố Cà Mau. Tuyến đường Cao Văn Lầu dài 8km nối QL1A với bờ biển, cùng nhiều tuyến đường xương cá nối QL1A với các nơi khác trong tỉnh, thuận tiện cho giao thông vận tải.

2.1.2.2. Đặc điểm địa chất

Khu vực tỉnh Bạc Liêu có nguồn gốc trầm tích của các loại trầm tích sơng – đầm lầy, sông – biển, đầm lầy – biển và trầm tích biển được hình thành trong khoảng 6.000 năm trở lại đây (tuổi Holocen). Các vật liệu bồi tích chủ yếu là sét và cát, bột mịn

cùng các di tích thực vật, mảnh vỏ sị,... Dựa trên các tài liệu địa chất có trong vùng

(Bản đồ địa chất trầm tích, tỷ lệ 1/200.000 của Cục Địa chất xuất bản năm 1994) có

thể thấy sự phân bố của các đơn vị địa chất trầm tích và mối tương quan với sự hình thành các loại đất như sau:

– Trầm tích biển (m Q13 và m Q23): Phân bố chủ yếu ở bãi bồi ven biển và bờ biển hình thành nên các lớp đất mặn nặng, mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn và đất phèn tiềm tàng mặn thường xuyên. Những loại đất này có lớp sét tương đối dày bên trên và sét lẫn cát biển mịn xen trộn ở dưới sâu (khoảng 90 – 100cm); nền đất tương đối ổn định, sự thuần thục của đất có thể phát triển xuống sâu (>50cm);

– Trầm tích sơng – biển (am Q23): Phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh, hình thành các loại đất mặn mùa khơ, với lớp sét dày bên trên, nhiễm mặn ở tầng dưới (>70cm); nền đất ổn định và đã phát triển, phân hóa tầng đất rõ và phân bố ở địa hình trung bình;

– Trầm tích đầm lầy – biển (bm Q23): Hình thành nên các loại đất phèn mặn, tầng đất sét bên dưới chứa nhiều chất hữu cơ và có sự tích lũy Pyrit (FeS2) cao, những

nơi có nền đất cứng ổn định, q trình phát triển lâu dài và được khai thác sử dụng nhiều dẫn đến sự oxy hóa khống Pyrit thành Jazosit, hình thành nên các loại đất phèn hoạt động – mặn; hầu hết các loại đất phèn hoạt động, mặn trên địa bàn tỉnh có tầng phèn bị ngâm chiết suốt thời kỳ khá dài nên đã bị thủy phân hoàn toàn hay một phần. – Trầm tích sơng – đầm lầy (ab Q23): Vật liệu trầm tích chủ yếu là sét, di tích thực vật và than bùn, phân bố ở vùng phía Bắc và Đơng Bắc của tỉnh. Các loại đất hình thành trên trầm tích này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất sét bên dưới chứa nhiều hữu cơ và vật liệu sinh phèn; nhiều khu vực bị ảnh hưởng mặn ngầm vào mùa khô; các loại đất trong nhóm đất phù sa và trong nhóm đất phèn trên địa bàn tỉnh hình thành từ các trầm tích này.

2.1.2.3. Chế độ gió

Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc (trùng với mùa khơ) và gió mùa Tây Nam (trùng với mùa mưa). Phân bố gió mùa khu vực tỉnh Bạc Liêu được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Phân bố gió mùa khu vực tỉnh Bạc Liêu.

Mùa khô Chuyển tiếp Mùa mưa Mùa khô

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Gió mùa Đơng Bắc (Gió

chướng)

Chuyển tiếp Gió mùa Tây Nam Gió mùa

Đơng Bắc

Gió mùa Tây Nam thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 10. Hướng gió thịnh hành là Tây – Tây Nam, Tây Nam và Tây, trong đó chủ yếu là hướng Tây Nam. Vận tốc gió trung bình theo hướng Tây Nam là từ 4 – 6m/s, tốc độ lớn nhất vào khoảng 8 – 10m/s.

thổi theo hướng Đông Bắc, Đông và Đơng Nam, trong đó chủ yếu là hướng Đơng và Đơng Bắc. Vận tốc gió trung bình đạt khoảng 8 – 10m/s, cao nhất là từ 15 – 16m/s.

Tháng 4 và tháng 10 là thời đoạn chuyển tiếp giữa hai mùa, gió trong thời gian này có tính khơng ổn định cao trong cả hướng gió và cường độ.

Gió chướng tại ĐBSCL theo thuật ngữ địa phương cũng là gió mùa Đơng Bắc. Gió chướng có hướng Đông Bắc – Đông Nam thổi vào mùa khô, thời gian hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mạnh vào tháng 2, 3.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)