Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 101 - 115)

6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

3.4. Đề xuất giải pháp ứng phó BĐKH đối với nuôi tôm tại các xã ven biển của

3.4.2. Giải pháp kỹ thuật

3.4.2.1. Nghiên cứu, phát triển và lựa chọn những giống tôm kháng bệnh tốt

Dưới tác động của BĐKH, TTCT, các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, pH, độ mặn… sẽ thay đổi, phần lớn là theo hướng tiêu cực, vượt quá khả năng chịu đựng (gây strees hoặc gây chết) hoặc không thuận lợi cho sự sinh trưởng

và phát triển bình thưởng của vật ni (cịi cọc, chậm lớn, giảm năng suất). Bên cạnh đó, lại làm tăng tính độc của một số chất trong nước (NH3, H2S, NO2…); tạo thuận lợi cho các VSV gây bệnh cho tôm phát triển. Nếu không theo dõi chặt chẽ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, thì nguy cơ cao sẽ xảy ra bệnh và dẫn đến dịch trên diện rộng. Vì vậy, chất lượng con giống được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm sốt bệnh đối với tơm ni trong điều kiện BĐKH. Gần đây, một số giống tơm có khả năng kháng bệnh tốt đã được nghiên cứu và phát triển. Chẳng hạn như Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản ở Colombia đã thực hiện chương trình sản xuất giống tơm có khả năng kháng bệnh đốm trắng [37], hay công ty Benchmark đã sản xuất ra loại tơm giống SPR có khả năng chống chịu các bệnh thường gặp trên tôm như: đốm trắng, Taura (TSV), bệnh hoại tử gan ở tôm (NHP), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV) và bệnh do vi khuẩn gây ra [31]. Tại Ecuador, tôm bố mẹ được chọn giống theo hướng kháng bệnh và chống chịu tốt hơn với điều kiện bất lợi, thay vì chỉ tập trung vào tốc độ tăng trưởng. Các công đoạn sản xuất tôm giống, ương nâng cỡ từ PL4 lên PL25 - 40 được đầu tư bài bản nhưng nuôi thương phẩm chỉ ở mật độ thấp 10 - 20 con/m2 để giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo hiệu quả nuôi trên diện rộng ở mức độ quốc gia [39].

Ngồi việc nghiên cứu và sản xuất các giống tơm chất lượng, có khả năng kháng bệnh cao thì người ni tơm cần chọn mua từ các cơ sở sản xuất tơm giống có nguồn gốc rõ ràng, tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định; tơm Postlarva có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, taura, IMNV, hoại tử gan tụy… Về kích cỡ tơm giống, cần chọn tơm sú tối thiểu PL15 tương ứng chiều dài 12 mm, tôm thẻ chân trắng tối thiểu PL12 tương ứng chiều dài 9-11mm. Do áp lực thiếu giống, nhiều bà con đã tiến hành thả giống chỉ đạt kích cỡ PL8 đến PL12 (tùy theo loại tôm) nhưng ở giai đoạn này tơm chưa phát triển hồn chỉnh như tôm trưởng thành nên tôm không đủ sức chống lại điều kiện khắc nghiệt khi vận chuyển giống hay điều kiện thủy lý hóa, thổ nhưỡng tại ao ni. Bên cạnh đó, người ni tơm có thể sử dụng các biện pháp đánh giá cảm quan để chọn tôm giống chất lượng. Cảm

quan đánh giá về kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối. Tôm bơi khỏe ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt. Phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa. Phụ bộ tôm hồn chỉnh, khơng có ký sinh trùng bám, đường ruột đầy thức ăn, không bệnh phát sáng.

3.4.2.2. Xây dựng các mơ hình ni trồng thủy sản thích ứng với BĐKH tại khu vực ven biển

Phần lớn người nuôi tôm ở các địa phương ven biển của tỉnh điều kiện kinh tế khó khăn, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng ni tơm cịn hạn chế... Trước thực trạng trên, để ni tơm thích ứng với BĐKH, ngành nơng nghiệp của tỉnh và các địa phương ven biển đang tích cực triển khai thực hiện và nhân rộng các mơ hình ni tơm hiệu quả.

a. Mơ hình ni tơm cơng nghệ cao

Hiện nay, mơ hình ni tơm cơng nghệ cao trong nhà mái che đang được các địa phương trong tỉnh ứng dụng và khuyến khích phát triển. Mơ hình này chủ yếu ni tơm thẻ chân trắng cơng nghệ cao, sử dụng nhà mái che. Có thể ni trong bể xi măng, trong bể ương di động hoặc ao lót bạt với quy mơ nhỏ từ 50m2 đến 500m2/ao nuôi. Với quy mô bể nuôi, ao nuôi nhỏ sẽ giảm thiểu rủi do, quản lý tốt các yếu tố môi trường, nhất là nhiệt độ, nuôi năng suất cao vẫn bảo đảm được doanh thu và giá trị thu nhập.

b. Mơ hình ni tơm kết hợp trồng lúa

Thực hiện đón dịng nước mặn về để thả ni con tôm trên đất lúa, sản xuất 2 vụ tơm/năm, cịn cây lúa chỉ làm một vụ với chức năng tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho con tơm trên đất lúa.

Mơ hình này khơng làm thay đổi lớn về kết cấu hiện trạng mặt ruộng, người nuôi chỉ cần cải tạo khoảng 20% diện tích mặt ruộng, đắp bờ vùng, bờ thửa, nên chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ nuôi. Theo đánh giá của các địa phương, lợi nhuận bình quân của mơ hình này đạt từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm.

Đây là mơ hình ni ghép từ 2 đối tượng trở lên trong cùng diện tích ao ni, nhằm tận dụng diện tích mặt nước và dinh dưỡng trong ao. Các đối tượng được chọn nuôi phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái thích nghi và thức ăn của mỗi lồi trong ao ni. Điển hình như mơ hình ni ghép tơm sú + cua xanh + cá đối mục... Mơ hình này dễ thực hiện, vốn đầu tư phù hợp với người NTTS ở vùng ven biển. So với NTTS độc canh trên cùng diện tích, ni xen canh các đối tượng cho giá trị kinh tế cao hơn khoảng 30%. Hơn nữa, lại dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, nên thu hút được nhiều hộ dân tại các địa phương tham gia.

d. Mơ hình ni tơm QCCT 2 giai đoạn

Điểm nổi bật của quy trình ni tơm QCCT 2 giai đoạn đó là: tơm giống đem về ương trong bể có diện tích nhỏ, mơi trường được xử lý tốt, q trình chăm sóc quản lý giống như trại sản xuất giúp tôm khỏe mạnh, mau lớn, đạt tỷ lệ sống cao. Cùng đó, khi ương tơm giai đoạn 1 nước được lấy từ vuông nuôi nên các yếu tố môi trường tương đồng. Khi chuyển tôm xuống ao đất tơm khơng bị sốc, người ni có thể kiểm sốt được mật độ tơm ni ở từng giai đoạn phát triển, nhờ đó rất dễ dàng chủ động lượng thức ăn bổ sung.

Theo quy trình, sau 12 – 20 ngày ương, tôm đạt từ 2 – 3 cm, trước khi đem ra vuông, cần xử lý men vi sinh xuống vuồn rồi thuốc cá trước đó 3 ngày. Sau đó, tơm sẽ được chuyển ra vng và tiếp tục quản lý về nguồn nước và có bổ sung thức ăn. Sau 3 – 4 tháng thả ni, có thể thu tỉa tơm, tơm đạt đầu con và phát triển tốt. Tỷ lệ sống soát của giai đoạn 1 đạt 70 – 95%, giai đoạn 2 kéo dài từ 2 – 4 tháng, trọng lượng trung bình đạt 25 – 30 con/kg, ước năng suất đạt trên 700 kg/ha.

e. Mơ hình ni trồng thủy sản - rừng ngập mặn

Đầu tư ít vốn, khơng sợ nước bị ơ nhiễm, khơng sợ nắng nóng kéo dài mà lại thu lợi nhuận khá. Đó là những lợi ích của mơ hình ni tơm dưới tán rừng đem lại.

Ni tơm rừng ngập mặn được triển khai theo hình thức ni quảng canh cải tiến, nguồn nước tự nhiên, tận dụng nguồn nguyên liệu trong rừng, tôm thả với mật độ thưa không chứa kháng sinh.

Sự kết hợp giữa tôm và rừng, vừa tận dụng được điều kiện nuôi thuận lợi. Tạo sinh kế bền vững cho người dân. Mơ hình này tuy khơng có sự đột phá về năng suất nhưng ổn định và rất ít rủi ro trong q trình ni.

3.4.2.3. Xây dựng quy trình phát triển ni tôm công nghiệp bền vững dựa trên ưu tiên hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường

Để phát triển nuôi tôm công nghiệp bền vững dựa trên ưu tiên hiệu quả kinh tế và đảm bảo mơi trường thì cần có các biện pháp xử lý các loại chất thải, nước thải phát sinh phù hợp với các quy định của Pháp luật.

Quy trình cơng nghệ xử lý chất thải và nước thải được chia ra làm 02 loại (theo Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 05/01/2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu):

a. Quy trình xử lý nước thải và chất thải có thể tái sử dụng

Hình 3.16: Quy trình xử lý nước thải và chất thải có thể tái sử dụng.

Nước thải thay nước Ao nuôi Xiphông đáy ao Hầm biogas xử lý Ao lắng 1 Ao lắng 2 Nuôi cá phi Ao lắng 3 Cấy vi sinh xử lý nước Ao sẵn sàng Kiểm tra các thông số Bể chứa 1 lót HDPE Hố thu gom Bể chứa 3 lót HDPE Bể chứa 2 lót HDPE ớc th ải sau x ử cấ p l ại cho ao nuô i

Bùn sau khi lắng, rửa ngọt

Lọc giữ lại vỏ đầu tôm

Cho cá ăn và dùng làm phân bón cho

cây hoặc cho vào các hầm

Nước thải ao nuôi tôm (bao gồm nước thay mỗi ngày và nước từ quá trình xi phông đáy ao) được dẫn vào bể chứa (nền đất, lót HDPE). Tại bể chứa có bố trí thiết bị lọc lại vỏ đầu tôm sử dụng cho cá ăn, dùng làm phân bón cho cây hoặc cho vào hầm ủ biogas (liên hệ để bán lượng vỏ đầu tôm cho cơ sở chế biến chitozan).

Bùn thải được bơm sang bể chứa bùn từ bể chứa, sau khi rỉ hết nước từ bùn, tiến hành bơm nước ngọt để rửa bùn và bơm vào hầm biogas để xử lý bùn (hầm có thể là bể nhựa composit hoặc túi ủ HPDE), khí gas phát sinh từ hầm biogas được tận dụng để nấu mật rỉ đường cấp lại cho ao ni trong q trình ni hoặc sử dụng gas phục vụ trong sinh hoạt của gia đình.

Nước thải từ bể chứa 01 tiếp tục qua bể chứa 02, 03 và chảy ra 03 lắng có bố trí quạt, cung cấp vi sinh và ni cá. Sau đó, nước thải được dẫn qua ao sẵn sàng để tiếp tục xử lý vi sinh và kiểm tra các thông số khác trước khi cấp lại cho ao nuôi. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cấp lại ao ni.

b. Quy trình xử lý nước thải và chất thải khơng tái sử dụng

Diện tích ao lắng phải đủ lớn để chứa lượng nước thải ra trữ trong thời gian nhất định (trên 10 ngày) để lắng chất lơ lửng trong nước thải xuống đáy ao giảm thiểu ô nhiễm và nước thải phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới được thải ra nguồn tiếp nhận.

Hình 3.17: Quy trình xử lý nước thải và chất thải khơng tái sử dụng.

3.4.2.4. Xây dựng quy trình xử lý chất thải, mơ hình kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường tại các hộ ni tơm STC

Mơ hình cơng nghệ xử lý nước thải ni TTCT theo hình thức STC quy mơ hộ gia đình như sau:

Ao ni

Ao lắng, chứa cặn bùn thải lót HDPE

Phơi bùn và rửa mặn qua nước mưa ở điều kiện tự nhiên sau 3 tháng bón cho cây trồng Ao lắng 1 Ao lắng 2 Kết hợp nuôi cá Ao lắng 3 Kết hợp nuôi cá Nguồn tiếp nhận Xiphơng đáy ao

Lưới lượt lấy vỏ tơm

Hình 3.18: Mơ hình xử lý nước thải ni TTCT của hộ STC.

Lượng nước thải xi phông đáy từ các ao nuôi tôm, ao ươm bơm qua lưới lọc thô để thu lại vỏ đầu tơm và chất rắn có kích thước lớn… tránh gây hỏng hóc cho hệ thống bơm và đường ống phía sau. Vỏ đầu tơm đem ủ làm phân bón vi sinh cho cây trồng hoặc bán cho những người có nhu cầu mua về chế biến làm thức ăn gia súc. Cịn rác kích thước lớn đem chơn lấp hoặc thu gom rồi thuê đơn vị xử lý. Theo điều tra khảo sát thực địa, lưu lượng nước thải xi phơng của các hộ gia đình ni tơm STC khoảng 50 m3/ngày đêm.

Cịn đối với nước ni tơm định kỳ thay hằng ngày thì cho trực tiếp vào bể vi sinh, rồi đến hồ lắng. Trước bể vi sinh có đặt lưới chắn rác để tách rác, vỏ đầu tôm… thiết kế tương tự như lưới chắn rác đặt ở hố thu gom.

Hố thu gom có đường kính 8m, chiều sâu 2m, bố trí 02 bơm, bơm nước thải tới module MBR. Nước thải nuôi tôm Hố thu gom Bể MBR Bể vi sinh Hồ lắng Chắn rác Nước sau xử lý đạt QCVN 40/BTNMT, cột A Vỏ đầu tôm Cặn lắng Bể chứa bùn

Module MBR được chế tạo với công suất 50m3/ngày đêm, bao gồm hệ thống màng, khung màng đặt trong bồn composite. Thiết bị đi kèm module gồm: 02 bơm trục ngang; 01 bơm rửa ngược; hệ thống phao báo mực nước; 01 máy nén khí để rửa màng và hệ thống điện điều khiển tự động. Module MBR có tác dụng loại bỏ hồn tồn các chất lơ lửng, vi sinh vật và các vi khuẩn gây bệnh có kích thước lớn hơn 0,4 – 0,8 µm khỏi nước thải. Bùn tồn đọng trong bể MBR, nước rửa màng được xả về bể chứa bùn.

Nước sau module MBR chảy qua bể vi sinh, tại đây bổ sung các chủng loại vi sinh như: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Streptomyces sp… Bể được trang bị thêm cánh khuấy để tăng khả năng khuấy. Tại bể vi sinh, các chất thải có trong nước thải như CHC hòa tan, nitơ, photpho sẽ được chuyển hoá bằng cách hấp phụ và keo tụ sinh học trên bề mặt các tế bào VSV. Tiếp sau đó là giai đoạn khuếch tán và hấp thụ các chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào vào trong tế bào qua màng bán thấm (tức màng nguyên sinh). Các chất vào trong tế bào dưới tác động của hệ enzym nội bào sẽ được phân huỷ. Quá trình phân giải các chất bẩn hữu cơ xảy ra trong tế bào chất của tế bào sống là các phản ứng oxy hố khử, có thể biển diễn ở dạng tổng qt như sau:

CHC + O2 VSV Sản phẩm q trình oxy hóa

(đường, rượu… + CO2 + H2O) + Tế bào

VSV

Nước sau khi qua bể vi sinh được dẫn về hồ lắng nhằm mục đích ổn định, điều hịa nước sau xử lý.

Hồ lắng tận dụng từ hồ nuôi tôm hiện hữu, không phải đầu tư xây dựng mới. Trong hồ trang bị hệ thống quạt gió nhằm mục đích khuếch tán oxy bề mặt vào sâu trong nước thải, tạo môi trường thuận lợi để vi sinh phát triển và phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm còn lại trong nước. Bùn phát sinh trong hồ lắng được 02 bơm hút bùn dẫn về bể chứa bùn.

Bể chứa bùn chia thành từng ngăn nhỏ, trên đường ống dẫn bùn vào bể chứa có bổ sung thêm vi sinh để tăng khả năng xử lý bùn cũng như vỏ đầu tôm. Sau thời gian từ 15 – 20 ngày thì có thể xúc bùn đi bón cho cây trồng.

3.4.2.5. Đề xuất phương pháp xử lý chất thải tại mơ hình ni tơm thâm canh và bán thâm canh

a. Xử lý nước thải

Hình 3.19: phương pháp xử lý chất thải tại mơ hình ni tơm TC&BTC

Tương tự như mơ hình xử lý nước thải ni TTCT theo hình thức STC, nước thải từ ao nuôi tôm sẽ được tác rác trước khi vào bể thu gom. Tại bể gom bổ sung thêm vi sinh để tăng khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước thải.

Từ bể gom, nước thải được bơm qua bể lắng dài để tách bùn, cặn ra khỏi nước. Bể lắng được thiết kế hình zig zag để tăng thời gian lưu nước trong bể, dưới tác dụng

Nước thải nuôi tôm

Bể lắng dài Tách rác

Ao lọc

Ao chứa nước Nước thải đầu ra

QCVN 40:2011 BTNMT, cột A Bể thu gom Trồng cỏ Bùn Thu gom xử lý Bùn Ủ bùn Bón cây

của trong lực, các chất bẩn sẽ lắng xuống dưới đáy, phần nước trong phía trên chảy qua ao lọc.

Mục đích của ao lọc là sử dụng các loại thực vật chịu mặn như cỏ đuôi phụng, cỏ năng tượng, cỏ vertiver… để xử lý các CHC trong nước thải. Nước từ ao lọc được dẫn qua ao chứa nước để lắng phần chất rắn lơ lửng cịn sót lại trong nước, sau đó thải ra mơi trường bên ngồi.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại các xã ven biển thuộc huyện đông hải, TP bạc liêu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 101 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)