Mối quan hệ giữa kết nối vùng và phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 52 - 54)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. Quan điểm kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững

1.3.2. Mối quan hệ giữa kết nối vùng và phát triển du lịch bền vững

Đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến những lợi ích mang lại từ hoạt động kết nối vùng và chỉ ra những hàm ý về mối quan hệ giữa kết nối vùng và phát triển

du lịch bền vững. Nguyễn Văn Khánh và cộng sự (2017) lập luận rằng, kết nối vùng có ý quan trọng đối với sự phát triển của từng địa phương, của từng vùng và quốc gia [16]. Ở cấp độ địa phương, kết nối vùng cho phép khai thác, bảo tồn và phát huy những tiềm năng/thế mạnh của từng địa phương, các ngành, lĩnh vực nhằm mang lại nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững và lâu dài. Ở cấp độ vùng, liên kết vùng sẽ cho phép kết nối các giá trị nhằm tạo ra sự trung chuyển những nguồn lực không chỉ bù đắp khoảng cách phát triển mà còn tạo ra động lực phát triển đồng đều giữa các địa phương, các ngành/lĩnh vực trên một phạm vi xác định. Trên bình diện quốc gia, liên kết vùng, tiểu vùng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia [16].

Theo Bramwell và Lane (2000), sự hợp tác liên kết giữa các bên liên quan trong các mạng lưới du lịch được cho là cần thiết và có thể đảm bảo sự xem xét đầy đủ hơn các khía cạnh xã hội, văn hố, mơi trường, kinh tế và chính trị khác nhau ảnh hưởng đến phát triển bền vững [52]. Timur và Get (2008) lập luận rằng sự tham gia vào quá trình lập kế hoạch du lịch của nhiều bên liên quan có thể giúp thúc đẩy phát triển bền vững bởi sự gia tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực chung, đảm bảo sự cơng bằng và hài hịa lợi ích giữa các bên [102]. Trong khi đó, Lazzereti và Pettrilo (2006) cho rằng liên

kết giữa các bên liên quan từ các lĩnh vực khác nhau sẽ mang lại cơ hội lớn hơn trong việc tiếp cận tích hợp các chiến lược phát triển mà điều này sẽ thúc đẩy du lịch bền vững

[77].

Như vậy, quan điểm của tác giả cho rằng, kết nối vùng và phát triển du lịch có mối

liên hệ rất chặt chẽ, tương hỗ và bổ sung cho nhau. Kết nối vùng là cơ sở tạo ra tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững. Ngược lại, phát triển du lịch bền vững được xem là mục tiêu và kết quả mong đợi mà các bên liên quan (cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức du lịch) hướng đến khi thực hiện hợp tác, liên kết vùng. Khi ngành du lịch đạt được sự bền vững trong quá trình phát triển

sẽ tiếp thêm động lực và tạo dựng niềm tin để các bên liên quan càng thắt chặt mối quan hệ liên kết vùng càng lâu dài và bền vững hơn. Xét trên bình diện lãnh thổ vùng, mỗi địa phương, vùng hay rộng hơn là mỗi quốc gia đều có những lợi thế nhất định về nguồn lực được khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch, đó là các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên du lịch tự nhiên), nguồn lực xã hội (nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng). Kết nối vùng chính là một trong những giải pháp phát triển du lịch tiết kiệm nhưng hiệu quả khi mà biên giới du lịch giữa các địa phương, mỗi quốc gia đã khơng cịn hiện hữu, thay

vào đó là một điểm đến chung thống nhất với sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế riêng biệt vùng miền. Điều này có nghĩa rằng, tùy theo đặc điểm, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và xuất phát điểm trong phát triển kinh tế xã hội mà mỗi địa phương, vùng và quốc gia có thể tạo ra lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh. Chính vì vậy, thơng qua kết nối vùng sẽ cho phép các bên khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế sẵn có của nhau thay vì chỉ phát triển bó hẹp trong phạm vi riêng lẻ của từng địa phương, từng vùng và từng quốc gia – là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải và áp lực đối với tài nguyên du lịch.

Mặt khác, ở cấp độ doanh nghiệp, các nguồn lực quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay thường là tài sản vật chất và kiến thức chuyên sâu (tài sản vơ hình), nên việc tổ chức và tận dụng hiệu quả các mối quan hệ trong mạng lưới du lịch sẽ tạo ra năng lực động có giá trị và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch về doanh số bán hàng, nhà cung cấp, thông tin, khả năng phát triển và tiếp cận với các công ty khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch quy mơ vừa và nhỏ có cơ hội để giảm thiểu bất lợi do quy mô hạn chế. Điều này hàm ý rằng chỉ có kết nối vùng mới giúp các tác nhân trong mạng lưới du lịch có cơ hội tiếp cận các dịch vụ lẫn nhau để cùng phát triển bền vững và lâu dài, bất kể là tác nhân có quy mơ hoạt động lớn hay nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)