PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Vùng và kết nối vùng trong phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm vùng
Trong chính sách phát triển kinh tế, vùng/lãnh thổ là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi, nhất là khi liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó. Lý do chủ yếu của thực trạng này là các lĩnh vực khác nhau đều có những cách tiếp cận, những tiêu chí đơi khi khác nhau khi đánh giá các mặt mạnh, mặt hạn chế để hoạch định phương cách phát triển. Hơn nữa, trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ranh giới “vùng” của sự phát triển càng trở nên lỏng lẻo với các phạm vi không gian rộng, hẹp rất khác nhau [35].
Thuật ngữ “vùng” được sử dụng khá phổ biến với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Khái niệm “vùng” bắt nguồn từ “regio” chữ Latinh, có nghĩa là một cảnh quan, lãnh thổ, diện tích, nghĩa là một phần của bề mặt trái đất. Vùng được hiểu theo nghĩa là một khu vực; là một hệ thống không gian được phân định, được thể hiện bằng một đơn vị hành chính thống nhất có tổ chức nhằm phân biệt nó với một vùng khác (Abler và cộng sự, 1972 [42], Gregory và cộng sự, 2009 [65]; Klapka và cộng sự, 2013 [75].
Từ điển tiếng Việt (1994) định nghĩa: Vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh [20]. Lê Bá Thảo (1998) định nghĩa: Vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có mối quan hệ chọn lọc với khoảng khơng gian bên ngồi [34].
Một số trường phái quan niệm vùng thiên về cấu trúc kinh tế, có nghĩa là bố trí cơ cấu kinh tế trên một không gian lãnh thổ nhất định [34]. Một cách tiếp cận khác lại thiên về địa chính trị, xem vùng kinh tế là đặc trưng của các nhóm xã hội có liên quan đến các quá trình kinh doanh của các chủ thể kinh tế [34]. Nguyễn Văn Khánh và cộng sự (2017) cho
rằng, vùng là một không gian như một khu vực nơng thơn, thành phố hoặc địa điểm có tính thứ bậc, trong đó mỗi vùng bao gồm một vài thành phố có thứ hạng cao hơn nhiều thành
phố có quy mơ và cấp độ phát triển thấp hơn [16]. Như vậy khái niệm vùng đưa ra ở đây
được hiểu theo cách tiếp cận về vùng địa lý, khơng gian, lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính. Trong thực tế có nhiều cách phân loại vùng khác nhau, có thể: vùng tự nhiên (sinh thái) có chung địa hình địa mạo; vùng hành chính, có địa giới và cấp bậc hành chính xác định; vùng kinh tế, với mạng lưới kinh tế cùng chung động lực phát triển [12]. Nếu một
vùng kết hợp đặc điểm kinh tế và xã hội được gọi là vùng kinh tế - xã hội. Theo Harvey (2011), các vùng kinh tế xã hội là sự sắp xếp thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của những dòng chảy khác nhau (hàng hóa, dịch vụ) qua khơng gian và thời gian
[67]. Cũng theo quan điểm này, khái niệm vùng kinh tế - xã hội đã được nêu rõ trong
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia,
gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước
[2]. Nghị định này cũng đưa ra khái niệm vùng kinh tế trọng điểm: là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. Theo đó,
tồn bộ lãnh thổ Việt Nam được phân thành 06 vùng kinh tế - xã hội [2].
Theo Luật quy hoạch 2017 của Việt Nam, vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc
gia bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sơng hoặc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng và có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau [25].
Dựa vào các khái niệm có liên quan đã được đề cập ở trên, quan điểm của tác giả cho rằng: Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, được tổ chức thành các đơn vị hành
chính cấp địa phương (tỉnh, thành phố) hoặc liên địa phương với hệ thống các ngành kinh tế hoạt động trong khuôn khổ định chế, luật pháp và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau thông qua hợp tác, trao đổi các nguồn lực, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng. Như
vậy, tùy theo đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu, vùng có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau, có thể được giới hạn là một địa phương hoặc cũng có thể là nhiều địa phương trong một vùng kinh tế - xã hội của một quốc gia.