Giải pháp tăng cường liên kết sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 137 - 139)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp kết nối vùng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

4.2.3. Giải pháp tăng cường liên kết sản phẩm du lịch

Như đã đề cập ở chương 3, ngành du lịch ở tỉnh Quảng Bình mới chỉ dừng lại ở việc khai thác một số sản phẩm du lịch đặc thù dựa vào tài nguyên tự nhiên đó là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bảng và một số sản phẩm du lịch biển. Điều này có nghĩa là sản phẩm du lịch ở tỉnh Quảng Bình vẫn cịn đơn điệu, chưa được đa dạng hóa theo nhiều chủng loại khác nhau để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong khi nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vẫn đang ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả. Hạn chế này có thể được giải thích bởi lý do là ngành du lịch Quảng

Bình đang thiếu chính sách liên kết sản phẩm du lịch. Chính vì thế, đẩy mạnh liên kết sản phẩm trong phát triển du lịch càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, cụ thể:

Ngành du lịch tỉnh Quảng Bình khẩn trương định vị thương hiệu du lịch của tỉnh nhằm tạo điểm nhấn du lịch và sức hấp dẫn đối với du khách cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện liên kết và thiết kế các tour du lịch đến Quảng Bình.

Trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc thù và các sản phẩm du lịch quan trọng đã được quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, ngành du lịch Quảng Bình cần đẩy mạnh phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có tính liên kết cao để tạo ra các sản phẩm du lịch tổng hợp mang lại giá trị gia tăng cao và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Theo đó, ngành du lịch Quảng Bình cần đẩy mạnh phát triển 2 trung tâm du lịch chính mang tính đặc thù của địa phương, bao gồm trung tâm du lịch ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và trung tâm du lịch biển (lấy du lịch biển ở thành phố Đồng Hới làm hạt nhân).

Ngành du lịch tỉnh Quảng Bình cần đẩy mạnh phát triển một số sản phẩm du lịch quan trọng như văn hóa, du lịch làng nghề nhằm tạo thành những sản phẩm du lịch vệ tinh, góp phần lấp các khoảng trống trên các tuyến đường di chuyển của du khách từ Trung tâm du lịch thành phố Đồng Hới đến các điểm du lịch khác trong tỉnh. Ví dụ như phát triển sản phẩm du lịch làng nghề chế biến nước mắm Nhân Trạch, du lịch biển và thưởng thức hải sản ở Đá Nhảy thuộc huyện Bố Trạch trên tuyến du lịch kết nối giữa thành phố Đồng Hới với điểm đến du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến, ...

Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch quan trọng như du lịch làng nghề, du lịch lễ hội, tìm hiểu văn hóa cộng đồng địa phương, du lịch sa mạc. Ngồi ra, ngành du lịch Quảng Bình cần lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch homestay, farmstay trong các làng nghề, kết hợp du lịch cộng đồng. Thực hiện được giải pháp này sẽ góp phần làm giảm những áp lực cho những sản phẩm du lịch ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào những mùa cao điểm du lịch.

Hiện tại cũng như trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình rất khó để lựa chọn phát triển các sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa và làng nghề truyền thống, đây chính là rào cản lớn đối với việc thực hiện chính sách liên kết đối với dịng sản phẩm du lịch này. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Bình nên lựa chọn các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển theo chiều sâu nhằm tăng cường khả năng kết nối

vùng. Bên cạnh đó, từng bước xây dựng và phát triển một số sản phẩm du lịch văn hóa mang nét đặc trưng riêng của vùng đất Quảng Bình và có khả năng liên kết với các sản phẩm du lịch gắn với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng như: Tìm hiểu và khám phá văn hóa cộng đồng người Arem và Ma Coong; Khám phá thiên nhiên Hóa Sơn-hang Rục Mịn.

Dựa vào định hướng sản phẩm đã được đề cập ở phần trước, tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục tăng cường liên kết hợp tác với các tỉnh trong khối liên kết Hà Nội – Quảng Bình – Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế; các tỉnh thuộc “Con đường di sản Miền Trung”; các tỉnh trong khối Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ; các

tỉnh trên hành lang kinh tế Đông Tây; các tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan sử dụng chung đường 12 để phát triển các sản phẩm du lịch. Phát huy có hiệu quả các chương trình hợp tác phát triển du lịch đã ký kết với các địa phương. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và các doanh nghiệp lữ hành lớn trong cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để kết nối và chủ động xây dựng các sản phẩm du lịch mới của Quảng Bình.

Điều cần thiết đối với tỉnh Quảng Bình hiện nay là nên đưa ra một chiến lược phát triển du lịch mang tính tổng hợp liên vùng và liên ngành, dựa trên nền tảng cốt lõi nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên (hệ thống hang động, biển) nhằm khai thác một cách có hiệu quả tài nguyên du lịch đặc thù của địa phương, tránh trùng lắp trong việc hình thành các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm về du lịch biển; cần nhìn nhận lại một số quan điểm chủ đạo trong mối liên kết vùng để tiến đến một sự hợp tác tồn diện và có hiệu quả khi hình thành chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh.

Liên kết sản phẩm dịch vụ du lịch phải gắn với tuyến điểm của vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Bên cạnh đó, khơng ngừng mở rộng quan hệ với các hãng lữ hành quốc tế, đặc biệt chú trọng tour du lịch Đông Dương (Lào - Đông Bắc Thái Lan). Để thực hiện được giải pháp này, tỉnh Quảng Bình cần chú trọng đến việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thơng đồng bộ và có tính kết nối cao.

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)