Tổng quan các vùng du lịch ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan các vùng du lịch ở Việt Nam

Như đã trình bày ở chương 1, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định rõ khơng gian du lịch của lãnh thổ nước ta được tổ chức thành 07 vùng du lịch, gồm: vùng Trung du và miền núi phía Bắc; vùng đồng sơng Hồng và duyên hải Đông Bắc; vùng Bắc Trung bộ; vùng Duyên hải Nam Trung bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam bộ; và vùng Tây Nam bộ (chi tiết được trình bày ở phụ lục 15).

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các sở du lịch địa phương)

Hình 3.1. Số lượng khách và doanh thu du lịch của một số địa phương trọng điểm thuộc các vùng du lịch tại Việt Nam năm 2019

Sự khác nhau về điều kiện tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn lực của mỗi địa phương dẫn đến sự phát triển du lịch ở Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn về khả năng thu hút du khách giữa các vùng miền, địa phương. Tổng hợp từ báo cáo của các sở du lịch của các địa phương cho thấy, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu về lượng khách du lịch đến tham quan, trong đó Hà Nội (Vùng ĐBSH&DHĐB) và thành phố Hồ Chí Minh (Vùng ĐNB) là 2 trung tâm du lịch lớn của vùng cũng như cả nước với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, là cửa ngõ đi

vào của khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam đã tạo ra những lợi thế nhất định so với các địa phương và các vùng khác về khả năng thu hút khách du lịch. Năm 2019, tổng lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh là 41,27 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là trên 9,6 triệu lượt, tổng thu du lịch đạt trên 140 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 87% tổng doanh thu du lịch toàn vùng ĐNB; Hà Nội thu hút được khoảng 29 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 7 triệu lượt khách quốc tế, với tổng doanh thu du lịch đạt được 103,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 70,59% vùng ĐBSH&DHĐB).

Đối với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Đà Nẵng và Khánh Hòa là 2 trung tâm du lịch lớn của vùng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Số liệu thống kê từ sở du lịch cho biết, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2019 ước tính đạt khoảng 8,7 triệu lượt, trong đó khách quốc tế khoảng 3,5 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch ước tính gần 31 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,8% tổng thu du lịch toàn vùng DHNTB; tiếp đến Khánh Hòa (chủ yếu là thành phố Nha Trang) với 7 triệu lượt khách (trong đó 50% là khách quốc tế) và tổng doanh thu du lịch đạt 27,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 27,8%). Trong khi đó, ở vùng BTB thì Thừa Thiên Huế và Thanh Hóa là 2 địa phương thu hút được nhiều khách du lịch, trong đó Thừa Thiên Huế dẫn đầu về lượng khách quốc tế, trong khi Thanh Hóa thu hút được nhiều khách nội địa. Năm 2019, tổng thu từ du lịch của Thừa Thiên Huế đạt trên 12 nghìn tỷ đồng (chiếm 25% tồn vùng) và Thanh Hóa là 14,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 30,2% của vùng).

Nếu như xem xét về khả năng thu hút khách du lịch quốc tế cho thấy, vùng ĐBSH&DHĐB, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và DH Nam Trung Bộ có khả năng thu hút được nhiều khách quốc tế đến thăm quan du lịch so với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tập trung vào các địa điểm quen thuộc như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách quốc tế (một phần vì đó là cửa ngõ vào Việt Nam), cùng với đó là các thành phố có bãi biển như Đà Nẵng và Nha Trang (Khánh Hòa). Các tỉnh như Quảng Nam (với Phố Cổ Hội An), Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long) và Thừa Thiên Huế (Cố Đô Huế) nhìn chung vẫn giữ được vị thế điểm đến quen thuộc (Xem phụ lục 16). Mặc dù

chưa có tiêu chí hoặc chỉ tiêu chính xác về phân khúc “thị trường khách đại chúng” ở Việt Nam, nhưng du khách tiếp tục có xu hướng lựa chọn những điểm đến đã định hình, gồm: nơi phù hợp cho hầu hết các gói du lịch; có yếu tố đơ thị chi phối; và thường có các hình thức lưu trú đa dạng và mức giá phù hợp với nhiều tầng lớp du khách.

Số liệu thống kê trên đây đã cho thấy sự phân bố lượng khách du lịch chưa đồng đều giữa các vùng du lịch ở trên lãnh thổ Việt Nam. Các trung tâm du lịch lớn với hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận tiện vẫn chiếm lĩnh thị trường khách du lịch, trong đó tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng sơng Hồng và Duyên hải Đông Bắc (chủ yếu Hà Nội, Quảng Ninh) và vùng Đông Nam Bộ (tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, các trung tâm du lịch này đã và đang đối diện với tình trạng quá tải du lịch ngày càng gia tăng, đặc biệt trong các tháng có sự trùng lặp về mùa du lịch của khách trong nước và quốc tế, bao gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình, Quang Nam và các địa phương khác. Trong đó đáng chú ý là Quảng Bình cũng được xếp vào nhóm địa phương có mật độ du khách trong các mùa cao điểm là khá cao, mặc dù chưa phải là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch so với các địa phương khác (xem phụ lục 17). Điều này cho thấy tính mùa

vụ du lịch ở Quảng Bình là rất rõ nét và du lịch Quảng Bình đang rơi vào xu hướng “du lịch đại chúng” dẫn đến tình trạng quá tải vào mùa cao điểm (tập trung từ tháng 4 – tháng 9 hàng năm).

Bảng 3.1. Tổng thu từ du lịch theo vùng ở Việt Nam năm 2019

Vùng du lịch

Tổng thu Doanh thu du lịch lữ hành Giá trị

(Tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Giá trị

(Tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Trung du và miền núi Bắc Bộ 34.221 6,72 387 0,88

ĐB sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 147.045 28,86 11.300 25,54

Bắc Trung Bộ 48.108 9,44 819 1,85

Duyên hải Nam Trung Bộ 97.473 19,13 3.288 7,43

Tây Nguyên 15.645 3,07 141 0,32

Đông Nam Bộ 161.193 31,64 27.312 61,73

Đồng bằng sông Cửu Long 40.043 7,86 993 2,24

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các sở du lịch các địa phương và Tổng cục thống kê)

Sự chênh lệch về khả năng thu hút khách du lịch đã dẫn đến doanh thu du lịch cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng du lịch. Với việc dẫn đầu về lượng khách du lịch, vùng Đông Nam Bộ đạt được mức doanh thu du lịch cao nhất cả nước trong giai trong năm 2019, đạt ở mức 161,2 nghìn tỷ đồng (trong đó doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt trên 27 nghìn tỷ đồng); tiếp đến là vùng đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc với 147 nghìn tỷ đồng; đứng thứ 3 là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (97 nghìn tỷ đồng). Xếp ở vị trí thứ 5 là vùng Bắc Trung Bộ, với tổng doanh thu du lịch đạt

trên 48 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,44% tổng thu du lịch của cả nước và doanh thu du lịch lữ hành đạt 819 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 1,9% tổng doanh thu du lịch lữ hành của cả nước.

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)