PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền
bền vững
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch, trong đó có những nhân tố ảnh hưởng tích cực và cũng có nhiều nhân tố tác động tiêu cực, trở thành các rào cản đối với quá trình hợp tác, liên kết vùng. Dựa vào kết quả nghiên cứu tổng quan tài liệu, tác giả khái quát thành một số nhóm nhân tố chủ yếu sau đây:
1.4.1. Nhóm nhân tố chính sách
Chính sách ln đóng vai trị quan trọng trong kết nối vùng để phát triển. Tuy nhiên, phải nhìn nhân một cách khách quan rằng kết nối và liên kết là dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cơng bằng và cùng có lợi. Trong điều kiện các cơ quan quản lý liên vùng không tồn tại, các chính sách vùng đóng một vai trị quan trọng, tạo hành lang pháp lý hay môi trường cho các chủ thể liên kết. Nếu như thiếu chính sách kết nối vùng sẽ dẫn đến các chương trình hợp tác liên kết đều mang tính hình thức, khơng khả thi; các chương trình liên kết chỉ là sự ký kết giữa các chính quyền địa phương hơn là một văn bản pháp qui nào để có thể quản lý và điều chỉnh. Trong nghiên cứu của Hoàng Văn Hoa và cộng
sự (2018) đã chỉ ra rằng hoạt động kết nối du lịch các tỉnh Bắc Bộ mở rộng chỉ là sự ký kết hợp tác về qui tắc, hình thức và nội dung hợp tác giữa chính quyền 8 tỉnh trong vùng
[108]. Một ví dụ khác là hành lang kinh tế Đông Tây khi kết nối các tỉnh Việt Nam với
các các tỉnh của Lào, Thái Lan cũng đang thiếu những hành lang hay chính sách hỗ trợ vững chắc cho quá trình kết nối [109].
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng chính sách là một trong những nhân tố có thể vừa tăng cường hay kìm hãm tính kết nối giữa các vùng, các ngành và các chủ thể trong trong tiến trình phát triển. Hạn chế của chính sách vùng xuất phát từ sự thiếu chủ thể quản lý hành chính vùng. Điều này dẫn đến khơng có một chính sách chung cho các vùng, các địa phương hay thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong xây dựng các chính sách phát triển. Vì vậy, thiếu hành lang pháp lý để thúc đẩy kết nối các vùng.
1.4.2. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên trong phân bố nguồn tài nguyên
Các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quan trọng để hình thành các sản phẩm du lịch.
Trong nghiên cứu của Imali và cộng sự (2012), các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết hướng đến tăng cường sự cạnh tranh trong du lịch gồm có nhiều nhân tố khác nhau [70]. Tuy nhiên, tài nguyên du lịch và phân bố tài
nguyên du lịch là yếu tố cốt lõi, và quan trọng. Trong nhân tố tài nguyên này, tác giả cũng đã chia ra hai nhóm tài nguyên khác nhau đó là tài nguyên được kế thừa, ưu đãi gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên di sản hay văn hóa. Nhóm tài nguyên thứ hai đó là tài nguyên tự tạo bao gồm như cơ sở hạ tầng du lịch, các sự kiện đặc biệt, trung tâm mua sắm, giải trí. Nhóm nhân tố này mỗi vùng miền, mỗi địa phương là có sự ưu đã và tích lũy khác nhau. Vì thế, có thể tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm và đa dạng trong các điều kiện cung cấp dịch vụ. Điều này vừa tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau nhưng cũng là nhân tố thúc đẩy sự hợp tác, liên kết, kết nối để có thể có các sản phẩm hay các dịch vụ có thể bổ trợ lẫn nhau. Từ đó, tạo ra sự canh tranh của vùng với các vùng khác.
Tương tự, Frolova (2017) và cộng sự; và Daniela (2015) cũng chỉ ra ra, sự ưu đãi khác nhau về tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo ra cho các vùng, các địa phương có những lợi thế so sánh khác nhau [61], [58]. Điều này sẽ thúc đẩy xu hướng liên kết trong phát triển du lịch giữa các vùng, các địa phương khác nhau. Sự liên kết này chủ yếu theo xu hướng hỗ trợ sản phẩm, hỗ trợ dịch vụ để từ đó có thể cung cấp cho du khách các sản phẩm một cách đa dạng hơn.
Nghiên cứu thực tế của Margarita và các cộng sự (2017) cũng đã chỉ ra những yếu tố tác động đến kết nối hay hình thành các nhóm trong phát triển du lịch ở Ukraina [79].
Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng thành phần tài nguyên cũng là nhân tố hình thành nên các kết trong du lịch như liên kết, hợp tác, hộ trợ lẫn nhau.
Dựa theo những phân tích trên, có thể khẳng định rằng sự thiên phú và ưu đã khác nhau của tài nguyên thiên nhiên khác nhau giữa các vùng, khu vực là điều kiện để tạo ra những lợi thế cạnh trạnh giữa các vùng và các khu vực. Điều này cũng dẫn đến sự chun mơn hóa trong phát triển các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, do du cầu du khách là khá đa dạng, phong phú. Vì vậy, sự khác nhau trong tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên du lịch là nhân tố để thúc đẩy quá trình kết nối trong phát triển du lịch.
1.4.3. Nhóm nhân tố nội tại và trình độ của các chủ thể liên kết
Theo Imali và cộng sự (2012), điều kiện hiện tại của các chủ thể ngành sẽ xác định mức độ hợp tác của các chủ thể. Mức độ phát triển và nguồn lực nội tại của họ sẽ là điều kiện xác định lợi ích của họ trong hợp tác [70]. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng hợp tác và
liên kết chỉ xảy ra theo hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất đó là hợp tác của các chủ thể có sự tương đồng về nguồn lực nhưng có thể ở các thị trường khác nhau hay cung ứng các sản phẩm có thể hỗ trợ lẫn nhau. Xu hướng thứ hai là hợp tác của các chủ thể có các nguồn lực khác nhau nhưng lại cung ứng các sản phẩm ở những phân khúc thị trường khác nhau.
Nguồn lực nội tại hữu hình đó chính là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, bao gồm hệ thống giao thông, phương tiện vận tải và hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú. Đây được xem là tài nguyên nhân tạo, là tiền đề để phát triển ngành du lịch. Trong đó, hệ thống giao thông là tài sản đầu tư công, được quản lý bởi khu vực nhà nước, trực tiếp là chủ thể chính quyền địa phương, có ảnh hưởng rất lớn đến việc hợp tác kết nối vùng trong phát triển du lịch. Hệ thống giao thơng có kết cấu đồng bộ, có khả năng kết nối giữa các địa phương, trung tâm du lịch và toàn vùng là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy quá trình hợp tác liên kết vùng trong phát triển du lịch. Nghiên cứu của Golam (2009) chỉ ra rằng, hệ thống giao thông yếu kém cả đường bộ, đường sắt và hàng không là rào cản lớn nhất đối với quá trình phát triển du lịch liên vùng, liên quốc gia ở các nước thuộc khu vực Nam Á [64]. Ở cấp độ doanh nghiệp, hệ thống cơ sở lưu trú (khách sạn, khu khỉ
quá trình kết nối vùng. Nếu như một địa phương có hệ thống cơ sở lưu trú hiện đại, đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời có hệ thống giao thơng đồng bộ sẽ trở thành hạt nhân và trung tâm liên kết vùng, tạo ra những lợi thế so sánh đáng kể đối với các địa phương khác trong vùng. Ngược lại, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ không đủ sức hấp dẫn cho việc kết nối vùng, làm giảm năng lực cạnh tranh du lịch của địa phương, toàn vùng. Theo kết quả nghiên cứu của Golam (2009), sự nghèo nàn về hệ thống cơ sở lưu trú và các dịch vụ đi kèm đã làm cho năng lực cạnh tranh toàn vùng Nam Á giảm sút nhiều, thấp hơn so với các quốc gia Đông Nam Á, là những thách thức đối với những nỗ lực hợp tác phát triển du lịch liên vùng [64].
Ngoài ra, nguồn lực tài chính cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch. Ngân sách quốc gia và các nguồn quỹ tài chính được huy động và đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp là nguồn lực tài chính được sử dụng cho các mục đích trong lĩnh vực du lịch, trong đó phần lớn chi cho việc xúc tiến, quảng bá, tiếp thị du lịch. Tosun (2005) cho rằng, khi khơng có đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ tiếp thị du lịch xuyên biên giới thì bất kỳ những nỗ lực hợp tác, liên kết nào cũng không đạt được hiệu quả và tính bền vững khơng cao [105].
1.4.4. Vấn đề an ninh và an toàn của các điểm đến du lịch
Trong một báo cáo về du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới (2008), an ninh, an toàn là mối quan tâm hàng đầu đối với du khách, đồng thời là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch [111]. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về sự hợp tác liên kết du lịch ở khu vực Nam Á, Golam (2009) cho rằng, sự bất ổn về chính trị và an ninh khu vực đã làm đổ vỡ những nỗ lực hợp tác phát triển du lịch tại các quốc gia Nam Á; nhiều quốc gia đã đưa vào danh sách các điểm đến du lịch khơng an tồn nhằm khuyến cáo công dân hạn chế đến du lịch, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Á, dẫn đến các chương trình xúc tiến du lịch hầu như bị thất bại [64]. Cùng với chủ đề này, nghiên cứu của Tosun (2005) cho rằng, sự nhạy cảm về yếu tố chính trị do lịch sử để lại và những tranh chấp về đảo Síp đã làm mất niềm tin giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thực thi các chính sách kết nối du lịch giữa 2 nước, trong đó có hoạt động marketing du lịch [105].
Như vậy, vấn đề an ninh, an toàn tại điểm đến du lịch là mối quan tâm chung khơng chỉ của bản thân khách du lịch mà cịn của chính quyền địa phương, của chính phủ
các quốc gia trên thế giới khi thực thi các chính sách phát triển du lịch. An ninh, an tồn điểm đến du lịch phụ thuộc vào tình hình chính trị ở mỗi quốc gia và tồn khu vực, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chương trình hợp tác, kết nối vùng du lịch. Chỉ có sự đảm bảo về an ninh, an tồn điểm đến mới tạo dựng được một hình ảnh tích cực trong cảm nhận của khách du lịch, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch của địa phương, vùng và quốc gia, rộng hơn là cho toàn khu vực.