Khái niệm vùng du lịch

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 39 - 42)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Vùng và kết nối vùng trong phát triển du lịch

1.1.2. Khái niệm vùng du lịch

Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm thống nhất về vùng du lịch mà tùy theo từng cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm riêng [12]. Jerome (2019) cho rằng, thuật ngữ vùng du lịch đã được các nghiên cứu trước đây tiếp cận theo địa lý du lịch từ những năm 1980 và 1990, nhưng họ thường thận trọng trong việc định nghĩa vùng du lịch [72]. Barbaza (1970) khi phân tích về tổ chức khơng

gian du lịch trên bờ biển đã coi vùng du lịch là một vùng đồng nhất và liên tục, “hoàn toàn bị chi phối bởi chức năng du lịch”, nhưng không thể biện minh cho sự kết nối giữa các điểm du lịch là sự hiện diện của một vùng du lịch [48].

Năm 1972, Brunet xem xét rằng khu vực du lịch tạo thành một nhóm các địa điểm với đặc điểm một hoạt động du lịch [54]. Theo đó, vùng du lịch khơng thể là vùng mở

rộng của một hiện tượng, có thể “chỉ là nhóm các địa điểm trên bản đồ mà ở đó du lịch là hoạt động chủ yếu”. Theo Brunet, vùng du lịch được xác định bởi một môi trường tự nhiên và khí hậu nhất định, một vị trí trong mối quan hệ với các thành phố, trong đó hoạt động du lịch giữ vai trò quan trọng và hệ thống cơ sở hạ tầng, thương mại, công nghiệp, hoạt động nơng nghiệp ít nhiều bị ảnh hưởng bởi du lịch; dân số, xã hội và thậm chí cả hoạt động chính trị, tất cả được liên kết với nhau và tạo thành một phức hợp khác với hay phân biệt với các khu phức hợp lân cận.

Năm 1975, Reynaud cũng nhận thấy rằng khái niệm về một vùng du lịch với ngụ ý rằng đó là một khu vực nhất định, ở đó du lịch là hoạt động chủ đạo [87]. Theo Reynaud, hình ảnh định trước, cảm nhận trước và được chỉ định trong thời gian lưu trú của khách du lịch là tiêu chí để xác định đó là vùng du lịch. Trong khi đó, Corna (1968) coi vùng du lịch là một khu vực có thể được phân định bởi đặc điểm riêng, thu hút dòng người dành một phần thời gian rảnh rỗi và thu nhập kiếm được ở nơi khác [55].

Simon (2017) cho rằng, vùng du lịch là vùng tập hợp các địa điểm du lịch có quy mơ lớn, trong đó du lịch thực sự là hoạt động chính, và du lịch khơng nhất thiết phải là một hoạt động đơn lẻ [94].

Ở Việt Nam, cho đến nay, trong các tài liệu nghiên cứu cũng như văn bản chính sách của nhà nước thường xuyên đề cập đến thuật ngữ “Vùng du lịch”, nhưng khái niệm vùng du lịch thì chưa được nêu rõ. Trước hết, trong các văn bản quản lý nhà nước, khi đưa vấn đề vùng vào việc quy hoạch phát triển du lịch ở Việt Nam thì “Vùng du lịch” đã

được xác định và tổ chức theo không gian lãnh thổ dựa trên các điều kiện về tự nhiên, văn hóa, xã hội và có khác với vùng kinh tế - xã hội. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định rõ khơng gian du lịch của lãnh thổ nước ta được tổ chức thành 07 vùng du lịch [4], gồm: vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ; vùng đồng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, khác với vùng kinh tế - xã hội, khi phân theo vùng du lịch, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã được phân tách thành 2 vùng, gồm vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Chi tiết ở phụ lục 3). Riêng các vùng cịn lại vẫn khơng có sự khác biệt với vùng kinh tế - xã hội.

Theo Hoàng Văn Hoa (2019), đặc trưng của mỗi vùng du lịch được thể hiện qua sự chun mơn hóa của vùng, bắt nguồn từ nhu cầu du lịch và số lượng du khách với khả năng (tài nguyên, cơ sở hạ tầng) của vùng. Nói cách khác, vùng du lịch là một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội, bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với sự chun mơn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch, tạo nên bản sắc của vùng. Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch thường có diện tích lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Theo nghĩa rộng, vùng du lịch cịn có thể bao gồm các khu vực không du lịch (điểm dân cư, các khu vực khơng có tài ngun và cơ sở du lịch nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch) [12].

Trên cơ sở các khái niệm, quan điểm về vùng du lịch được đưa ra trong các tài liệu trước đây, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án này, khái niệm vùng du lịch được hiểu: một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một tỉnh hay một số tỉnh và thành phố, được cấu thành bởi các điểm du lịch, trung tâm du lịch có tính chun mơn hóa cao về du lịch, với điều kiện tự nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch có những đặc điểm chung, tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của vùng so với vùng du lịch khác.

Từ khái niệm này, quan điểm của tác giả cho rằng, tùy vào điều kiện, trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, vùng du lịch được xác định theo những tiêu chí khác nhau và cấp độ khác nhau. Khi sự phát triển của ngành du lịch đạt đến một trình độ hay cấp độ cao thì vùng du lịch có thể được tổ chức theo khơng gian lãnh thổ mang tính tập trung cao, với các địa điểm du lịch có quy mơ lớn, trong đó du lịch thực sự là hoạt động chính (như cách định nghĩa của Simon, 2017). Đặt trong điều kiện phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng vùng du lịch được tổ chức theo không gian du

lịch và vẫn dựa trên nền tảng không gian lãnh thổ của vùng kinh tế - xã hội là chủ yếu. Điều này có nghĩa rằng, vùng du lịch ở Việt Nam chưa thể bóc tách riêng biệt với vùng kinh tế - xã hội, bởi vì quy mơ của các điểm du lịch và các trung tâm du lịch ở hầu hết các địa phương vẫn cịn hạn chế, tính chun mơn hóa chưa cao, và đặc biệt sự phân bố các điểm du lịch còn khá rời rạc mà nguyên nhân chính là điều kiện cơ sở hạ tầng giao thơng chưa có tính kết nối; hạ tầng du lịch thiếu đồng bộ.

Mặc dù có sự khác nhau về điều kiện phát triển mà việc xác định vùng du lịch có sự khác nhau giữa từng quốc gia, nhưng xét trên bình diện tổng thể thì việc phân vùng du lịch có thể dựa vào 03 tiêu chí:

Thứ nhất, Tài nguyên du lịch: Trong lĩnh vực du lịch, tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo vùng, có ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành chun mơn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, khơng chỉ tác động tới sự hình thành, phát triển mà còn tác động đến cả cấu trúc chuyên mơn hóa của vùng [12].

Thứ hai, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Đây là yếu tố

quan trọng để biến những tiềm năng của tài nguyên du lịch thành hiện thực, để hình thành và phát triển vùng du lịch. Trong cơ sở hạ tầng, mạng lưới và phương tiện giao thơng có vai trị quan trọng. Đồng thời, để đảm bảo cho hoạt động ở vùng du lịch, cần có cơ sở vật chất cần thiết như hệ thống khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, khu vui chơi giải trí .v.v., phục vụ cho việc ăn nghỉ của khách du lịch [12].

Thứ ba, trung tâm tạo vùng: Mỗi vùng du lịch phải có ít nhất một trung tâm tạo

vùng, có sức hút mạnh mẽ các lãnh thổ xung quanh. Trung tâm tạo vùng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, được khai thác sử dụng ở mức độ cao và có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch [12].

Để thống nhất về phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án tiến sĩ, tác giả tiếp cận “Vùng du lịch” theo cách phân định của Chính phủ Việt Nam tại văn bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [4]. Điều này có nghĩa rằng, khi nghiên cứu về kết nối vùng trong phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình, nội vùng sẽ được xác định là vùng Bắc Trung bộ, gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế); ngoại vùng là những địa phương

thuộc 6 vùng du lịch còn lại hoặc cũng có thể là những địa phương hay quốc gia nằm ngoài lãnh thổ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)