Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 29 - 34)

PHẦN I MỞ ĐẦU

2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước

2.1. Nghiên cứu các nội dung và giải pháp tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch du lịch

Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh và cs (2017) đã nhấn mạnh đến tính tất yếu của việc thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Trong đó, phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện mở rộng không gian kinh tế, giao lưu văn hóa, xã hội, tăng cường hiểu biết giữa các địa phương, dân tộc và tình hữu nghị, sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước [16]. Theo tác giả Nguyễn Văn Khánh và cộng sự, phát triển du lịch dựa trên liên kết vùng, tiểu vùng không phải là mục tiêu mới đề ra, song trên thực tế, ranh giới vùng, tiểu vùng trong các văn bản chính sách hiện nay vẫn cịn chồng chéo. Sự gắn kết giữa các tiểu vùng, các địa phương vẫn chỉ là sự tổ hợp của nhiều cực phát triển đơn lẻ và ít có sự tương tác, hợp tác chưa thực sự có hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch của các địa phương hiện nay không phải tiếp tục khai thác tài nguyên hay áp dụng các mơ hình phát triển của vùng/tiểu vùng khác, mà chính là việc xem xét xây dựng lại và cụ thể hóa các nguyên tắc liên kết để xác định những nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch dựa trên liên kết vùng và tiểu vùng. Trong đó, Chính phủ có vai trị trong việc định hướng và xác định mục tiêu phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương; huy động các nguồn lực nhằm hình thành một thể chế liên kết chặt chẽ và bền vững giữa các vùng, tiểu vùng góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trần Thị Vân Hoa và cộng sự (2018) đã công bố kết quả nghiên cứu về liên kết trong phát triển du lịch vùng Trung du và Miền núi phía Bắc của Việt Nam [98]. Theo kết quả nghiên cứu, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc chưa hình thành mối liên kết khu vực; nội dung liên kết vùng mới chỉ dừng lại ở hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, trong khi chưa có các liên kết phát triển sản phẩm du lịch; các chương trình liên kết vẫn cịn mang nặng tính hình thức. Điều này bắt nguồn từ chính sách hội nhập khu vực cịn hạn chế, thiếu cơ chế quản trị khu vực phù hợp và sự tham gia khơng tích cực của khu vực tư nhân trong hội nhập khu vực; kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến du lịch toàn vùng cịn hạn chế. Nhóm tác giả nghiên cứu cho rằng, điều cần thiết phải thành lập Ban điều phối liên kết vùng, xác định chức năng, nhiệm vụ và quy định các hoạt động của Ban điều phối, đồng thời thiết lập cơ chế tài chính, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt

động liên kết du lịch vùng. Việc tái cấu trúc lại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương theo hướng thành lập Sở Du lịch trên cơ sở chia tách Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hồn tồn cấp thiết nhằm tập trung chun mơn hóa vào việc quản lý nhà nước về du lịch; liên kết thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển chuỗi cung ứng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hồng Cúc và cs (2018) đã chỉ ra những tín hiệu tích cực trong các hoạt động liên kết phát triển du lịch của 6 tỉnh thuộc cụm du lịch phía đơng Đồng Bằng Sơng Cửu Long [9]. Các địa phương đã thống nhất xây dựng hình ảnh các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng; thực hiện ký kết các văn bản hợp tác liên kết địa phương trong cụm và ngoài cụm, liên kết trong hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những hạn chế trong các hoạt động liên kết: việc khai thác các tiềm năng và lợi thế du lịch của từng địa phương là khá giống nhau, dẫn đến các sản phẩm du lịch có nhiều trùng lắp và đơn điệu. Trên góc độ quản lý nhà nước, liên kết địa phương mới chỉ dừng lại trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm mà chưa có các chương trình hành động cụ thể.

Hồng Văn Hoa (2019) đã chỉ ra những kết quả bước đầu đạt được trong các nội dung liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc, như liên kết xây dựng và thực hiện các chương trình và đề án phát triển du lịch; liên kết xây dựng sản phẩm đặc trưng của tiểu vùng; liên két quảng bá du lịch; liên kết xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực [12]. Tuy vậy, các mơ hình liên kết du lịch ở vùng Tây Bắc chưa hình thành chuỗi

liên kết du lịch, chủ yếu là hợp tác theo chiều ngang giữa các tỉnh, thiếu liên kết theo không gian lãnh thổ và liên kết ngành; chưa có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ với các hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch. Hầu hết các mơ hình liên kết du lịch chủ yếu là liên kết về xúc tiến quảng bá; chỉ chú trọng việc đăng cai tổ chức sự kiện luân phiên, giao lưu, trao đổi thông tin; các nội dung liên kết về xây dựng sản phẩm, về đào tạo nguồn nhân lực, về quy hoạch, về đầu tư.v.v., cịn ít được chú trọng hoặc chưa thực hiện được. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, thực hiện các giải pháp liên kết là thách thức to lớn trong điều kiện Tây Bắc là vùng nghèo nhất cả nước, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cần sự hỗ trợ rất lớn của Trung ương cả về cơ chế chính sách và nguồn lực tài chính, tạo điều kiện để các địa phương trong vùng phát huy được tiềm năng, lợi thế du lịch.

Lê Văn Phúc và cs (2020) đã tiếp cận khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh và lý thuyết cụm ngành để đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch của 3 địa phương

Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam [21]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những hạn chế của cụm ngành du lịch ba địa phương, đó là sự cạnh tranh đang lấn át sự hợp tác giữa các địa phương trong việc thu hút khách du lịch. Các hội thảo, hội nghị về liên kết du lịch giữa ba địa phương thực hiện hàng năm chỉ mang tính chất hình thức, thiếu sự gắn kết và chưa thật sự thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp du lịch có quy mơ lớn. Liên kết doanh nghiệp du lịch chỉ mang tính chất tạm thời trong một số hoạt động ngắn hạn, sự cạnh tranh về giá khiến chất lượng sản phẩm du lịch đi xuống. Nhiều đề án, quy hoạch phát triển du lịch được ban hành nhưng chủ yếu vẫn theo tư duy cục bộ, phát triển cho từng địa phương, chưa đề xuất được các sản phẩm chủ lực để phát triển cũng như các phương án hợp tác, liên kết vùng.

Đề tài Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Xuân Quang (2020) đã phân tích, đánh giá thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ theo 06 nội dung, gồm liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; liên kết phát triển sản phẩm du lịch; liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông; liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch [22].

Theo kết quả nghiên cứu, các chương trình liên kết đã giúp kết nối không gian du lịch vùng Bắc Trung Bộ, khắc phục sự chia cắt về du lịch trong từng địa phương; chương trình liên kết du lịch đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa, khơi dậy tiềm năng và nâng cao thương hiệu du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ: thiếu cơ chế liên kết vùng; chưa phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, ít quan tâm phát triển sản phẩm mới, vẫn còn sự trùng lặp về sản phẩm giữa các tỉnh.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Toàn (2020) cũng đã đề cập đến 04 nội liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB), gồm: liên kết về quản lý nhà nước; liên kết phát triển sản phẩm du lịch; liên kết về truyền thông du lịch; liên kết về xúc tiến quảng bá du lịch [32]. Nghiên cứu cho thấy hoạt động liên kết vùng trong

phát triển ngành du lịch ở vùng DHNTB nổi bật có cụm liên kết ở Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam dựa trên hai tuyến du lịch là “Con đường di sản” và “Đường mòn sinh thái”. Về liên kết giữa các doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của liên kết nên hình thức liên kết ngang giữa các DN du lịch ở 3 địa phương Huế - Đà Nẵng

- Quảng Nam có sự phát triển, tuy nhiên, cũng tồn tại một số hạn chế như: tính tự phát cao, các kênh liên kết chính thức như hiệp hội chưa được quan tâm; nội dung liên kết đơn điệu, chủ yếu là sự vụ, chưa có tính hệ thống bền vững; mức độ liên kết còn lỏng lẻo.

2.2. Đo lường mức độ liên kết giữa các bên liên quan và phân tích tương quan khơng gian trong phát triển du lịch

Nguyễn Thị Bích Thủy (2017) đã tiếp cận lý thuyết mạng lưới để phân tích và đo lường sự hợp tác liên kết giữa các bên liên quan trong mạng lưới du lịch tại điểm đến Đà Nẵng [36]. Nghiên cứu này cho rằng, mặc dù điểm đến được coi là một sản phẩm du lịch tổng thể do nhiều bên liên quan cung cấp, nhưng trong thực tế ngành du lịch của nhiều quốc gia, nhiều vùng hiện nay bị phân mảnh các mối quan hệ kinh doanh. Chính vì vậy, liên kết và hợp tác giữa các bên liên quan trong toàn bộ điểm đến như là một giải pháp để cung cấp sự trải nghiệm giá trị, mang lại sự thỏa mãn cho du khách. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ liên kết trong cấu trúc mạng lưới tổng thể điểm đến Đà Nẵng hiện nay ở mức trung bình. Các đối tượng đóng vai trị trung tâm của mạng lưới các bên liên quan trong du lịch tại điểm đến du lịch Đà Nẵng bao gồm: các đơn vị lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển. Kết quả này là tình trạng điển hình của các nước đang phát triển, nơi đa số các lĩnh vực kinh doanh đóng vai trị tác nhân trung tâm.

Nguyễn Văn Sĩ và Nguyễn Viết Bằng (2020) đã thực hiện một nghiên cứu định lượng thơng qua ứng dụng mơ hình kinh tế lượng khơng gian để phân tích tăng trưởng doanh thu du lịch của các tỉnh thành tại Việt Nam [26]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có

sự tương quan giữa các tỉnh gần nhau trong tăng trưởng doanh thu du lịch, tức là tăng trưởng du lịch của địa phương này có tác động đến tăng trưởng doanh thu của các tỉnh lân cận, đồng thời lượng khách, dân số và khối lượng luân chuyển của hành khách có sự tương tác về mặt khơng gian giữa các tỉnh/thành lân cận. Từ kết quả này, tác giả Nguyễn Văn Sĩ và Nguyễn Viết Bằng cho rằng, các địa phương lân cận về mặt địa lý cần có các chính sách liên kết với nhau nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch.

Nguyễn Viết Thái và Bùi Thị Thanh (2019) đã sử dụng kết hợp chỉ số Moran’s I và chỉ số Getis và Ord’s G để kiểm định sự tương quan không gian của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam [30]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngành du lịch Việt Nam có tính hội tụ và tồn tại mối quan hệ dương về mặt khơng gian, các tỉnh thành có ngành du lịch phát triển cao tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là đồng bằng sông Hồng và

khu vực Đông Nam – là những khu vực có nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Các tỉnh có ngành du lịch kém phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi, khu vực miền Trung, khu vực Tây Nguyên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long – đây là khu vực có điều kiện hạ tầng và giao thơng cịn nhiều hạn chế, gây cản trở đối với sự phát triển của ngành du lịch.

2.3. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững

Bùi Đức Tính (2009) đã phân tích các phản ứng của ngành du lịch trước sự trỗi dậy của xu thế phát triển du lịch bền vững và các sáng kiến chính sách mơi trường có liên quan [106]. Thơng qua nghiên cứu trường hợp tại thành phố Huế, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều doanh nghiệp du lịch ở Huế có nhiều hạn chế về tài chính, cơ sở vật chất nghèo nàn và thiếu nhận thức về các chính sách đã ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững. Nhận thức của các doanh nghiệp du lịch về phát triển bền vững còn thấp, dẫn đến các hoạt động kinh doanh tập trung vào kế hoạch mang tính ngắn hạn, do đó các quyết định của các doanh nghiệp rất ít thân thiện với mơi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các sáng kiến phát triển du lịch bền vững của Chính phủ nếu chỉ dựa trên phương pháp tiếp cận "chỉ huy và kiểm soát" sẽ khơng đạt được hiệu quả; thay vào đó, cần áp dụng các cơng cụ kinh tế có tiềm năng nhằm khắc phục những khiếm khuyết về khả năng của thị trường để thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch hướng tới thực hành kinh doanh bền vững hơn.

Luận án tiến sĩ của Lê Đức Viên (2017) đã tập trung đánh giá, phân tích tính bền vững trong phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng theo 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, mơi trường và quản lý nhà nước [40]. Theo kết quả nghiên cứu, ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng đã thể hiện được tính bền vững trong q trình phát triển, cụ thể: sự tăng trưởng về lượng khách du lịch và doanh thu du lịch trong nhiều năm qua được xem là nền tảng quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố; việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử được chú trọng; ngành du lịch đã giải quyết nhiều việc làm cho lao động của địa phương; nhiều chính sách hỗ trợ phát triển của chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có những tác động tích cực đối với ngành du lịch. Tác giả Lê Đức Viên cho rằng, có nhiều vấn đề đặt ra cho ngành du lịch thành phố Đà Nẵng khi thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, đó là: tỷ trọng GRDP du lịch thấp; sự phát triển nhanh các điểm du lịch đang tạo nên nhiều áp lực đối với tài nguyên tự nhiên của thành phố,

trong khi chính quyền địa phương chưa có các đánh giá thiệt hại mơi trường từ tác động của ngành du lịch; vấn đề an ninh, an toàn của thành phố vẫn chưa được đảm bảo.

Nghiên cứu của Lê Đăng Lăng và cs (2020) cho rằng, Việt Nam có thể phát triển du lịch bền vững thơng qua các mơ hình du lịch cộng đồng [17]. Đây là loại hình du lịch có thể mang lại tính bền vững về môi trường và xã hội, là hình thức du lịch có trách nhiệm. Trong đó, người dân địa phương tham gia vào tồn bộ q trình xây dựng và ra quyết định; tham gia vào các hoạt động du lịch và hưởng lợi từ du lịch cộng đồng cả về mặt kinh tế và xã hội, đồng thời đóng vai trị tích cực trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa. Tác giả Lê Đăng Lăng và cộng sự cho rằng, để đạt được sự phát triển du lịch bền vững cần đề cao vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)