CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
3.3.4. Phân tích nội dung kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
Trong phần này, luận án sẽ tập trung phân tích thực trạng kết nối vùng trong phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình theo 04 nội dung trọng tâm, gồm: kết nối vùng trong xúc tiến du lịch; phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; kết nối hệ thống giao thông phục vụ du lịch và đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn số liệu được sử dụng để phân tích bao gồm cả số liệu thứ cấp và sơ cấp (kết quả điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi từ các đối tượng liên quan như đã trình bày ở chương 2) và kết hợp sử dụng kết quả phỏng vấn chuyên sâu. Kết quả phân tích sẽ giúp đánh giá tồn diện về thực trạng kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, từ đó chỉ ra những hạn chế, tồn tại, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
3.3.4.1. Kết nối vùng trong xúc tiến du lịch
Dựa trên các báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho thấy, xúc tiến du lịch là một trong những nội dung cốt lõi được tỉnh Quảng Bình đặc biệt quan tâm khi tham gia
vào hoạt động hợp tác kết nối vùng, trong đó chủ yếu tập trung vào 2 nội dung chính, gồm: quảng bá và giới thiệu sản phẩm du lịch; hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch.
Đối với hoạt động quảng bá và giới thiệu sản phẩm du lịch, đây là hoạt động được thực hiện ở phạm vi nội vùng lẫn ngoại vùng. Ở phạm vi kết nối nội vùng và liên vùng trên lãnh thổ Việt Nam (tức kết nối trong phạm vi vùng Bắc Trung Bộ và giữa một số địa phương trong vùng với địa phương ngoài vùng), tỉnh Quảng Bình đã tham gia ký kết nhiều văn bản hợp tác liên kết với các tỉnh thành chủ yếu như: Chương trình hợp tác giữa Quảng Bình - Hà Tĩnh – Nghệ An và Thanh Hóa; Hợp tác giữa Quảng Bình – Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng và Quảng Nam. Các chương trình hợp tác liên kết này đã được cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, có thể kể đến như Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội được tổ chức định kỳ hàng năm với chủ đề "Bốn địa phương một
điểm đến"; tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế ITE tại TP. Hồ Chí Minh; tham gia Hội thảo kết nối đầu tư phát triển du lịch Hà Tĩnh; các Hội thảo khoa học và Hội nghị kích cầu du lịch với các tỉnh phía Bắc; phối hợp tổ chức đón các đồn Famtrip, Presstrip trong nước và quốc tế khảo sát tuyến điểm du lịch.
Bảng 3.2. Một số hoạt động xúc tiến du lịch trọng điểm thuộc chương trình hợp tác kết nối vùng của tỉnh Quảng Bình
Các chương trình xúc tiến du lịch Địa phương, vùng, quốc gia tham gia liên kết
Năm bắt đầu triển khai
• Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam – VITM
Quảng Bình - Thừa Thiên Huế - Đà
Nẵng - Quảng Nam 2018
• Hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC Quảng Bình - Thành phố Hồ Chí Minh 2019 • Quảng Bình trong lịng Hà Nội Quảng Bình - Thành phố Hà Nội 2017 • Hội nghị xúc tiến du lịch tại các tỉnh
Đơng Bắc Thái Lan
Quảng Bình - Chiang Mai và
Nakhomphanom, Thái Lan 2012
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình)
Việc tham gia gian hàng chung Hội chợ và các Hội nghị đã tạo được hiệu ứng tích cực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch chung của các địa phương tham gia liên kết, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, giúp các doanh nghiệp của các tỉnh tham gia liên kết tìm kiếm các đối tác, giới thiệu, chào bán các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch được chú trọng thông qua việc xây dựng đường dẫn liên kết các trang website của Sở du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá
các sự kiện tiêu biểu của các địa phương, như: Lễ hội hang động Quảng Bình với chủ đề Quảng Bình – Bí ẩn bất tận, Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn; Lễ hội Bà Triệu, Lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa); Lễ hội biển Cửa Lò; Lễ hội biển Thiên Cầm,….; sản xuất bản đồ chung du lịch của các tỉnh; viết bài, đăng tin, trên các ấn phẩm, bản tin chuyên ngành.
Ở phạm vi kết nối ngoại vùng, tỉnh Quảng Bình đã sớm thực hiện ký kết hợp tác với thành phố Hà Nội nhằm tăng cường thu hút khách du lịch ở thị trường phía Bắc. Có thể kể đến mơ hình hợp tác giữa Sở Du lịch Quảng Bình với Sở Du lịch Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Quảng Bình với Câu lạc bộ lữ hành UNESCO và Hiệp hội du lịch Hà Nội để phối hợp tổ chức các hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch định kỳ hàng năm. Ngoài ra, các hoạt động quảng bá du lịch Quảng Bình ra thị trường quốc tế có sự chuyển biến lớn, đã chủ động phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch Thái Lan, Hiệp hội Du lịch Chiang Mai, Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh liên kết tổ chức giới thiệu hình ảnh điểm đến du lịch Quảng Bình tại các nước Thái Lan, Anh, Nhật Bản, Mỹ, Úc và các thị trường tiềm năng khác. Đặc biệt là việc tổ chức phát động thị trường khách du lịch tại Chiang Mai (Thái Lan), xúc tiến du lịch tại Vương quốc Anh. Điểm nổi bật nhất phải kể đến đó chính là Cơng ty Oxalis adventure đã liên kết với hãng phim Hollywood (Mỹ) để đưa đoàn làm phim đến VQG PNKB nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh ra thế giới thơng qua các bộ phim "Bom tấn" nổi tiếng; các doanh nghiệp đồng hành với Sở Du lịch Quảng Bình để thực hiện ký kết hợp đồng với Google Art and Culture và trở thành đối tác chiến lược trong việc quảng bá sản phẩm du lịch tại VQG PNKB.
Khi được hỏi về cảm nhận của các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh khách sạn đối với các hoạt động xúc tiến du lịch do chính quyền địa phương tổ chức, phần lớn những người đại diện doanh nghiệp tham gia trả lời phỏng vấn đều nghi nhận vai trị của chính quyền địa phương trong các trong các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Bình thơng qua chương trình hợp tác kết nối vùng (Chi tiết được trình bày ở phụ lục 22). Trong đó, khơng thể khơng kể đến những nỗ lực từ Sở Du
lịch tỉnh Quảng Bình trong việc phát động và kết nối với các doanh nghiệp và Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Bình cùng đồng hành đẩy mạnh các chương trình hợp tác song phương lẫn đa phương với các địa phương để thực hiện giới thiệu, quảng bá du lịch và kêu gọi đầu tư. Thông qua các hoạt động kết nối vùng, thương hiệu du lịch Quảng Bình đã có được sự lan tỏa rộng rải đến các địa phương, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch và đặc biệt là du khách trong và ngoài nước.
Cùng với các hoạt động liên kết quảng bá sản phẩm du lịch, kết nối vùng trong xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở tỉnh Quảng Bình cũng được triển khai thực hiện trong nhiều năm trở lại đây. Hàng năm, tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị xúc tiến đầu tư với các địa phương ở vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các địa phương để tổ chức, có thể kể đến như: Hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ; Hội nghị gặp gỡ Nhật Bản – Khu vực Bắc Trung Bộ 2019. Ngoài ra, kết nối vùng trong xúc tiến đầu tư cũng được lồng ghép qua các Hội chợ du lịch được tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị phát triển du lịch vùng (như Hội nghị phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên năm 2019). Việc liên kết tham gia các diễn đàn, hội nghị và các sự kiện quảng bá xúc tiến du lịch đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngồi nước có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với chính quyền địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình cùng hợp tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình, trong giai đoạn 2015 – 2019, tổng số dự án phát triển du lịch của các nhà đầu tư tư nhân được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt chủ trương đầu tư là 60 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 18.364,57 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của tỉnh (Chi tiết ở phụ lục 23). Tuy nhiên, phần lớn các dự án đầu tư phát triển du lịch đến từ các
doanh nghiệp trong tỉnh, trong khi số dự án đến từ các nhà đầu tư ngoài tỉnh Quảng Bình cịn rất hạn chế, đặc biệt là chưa có nhà đầu tư nước ngồi. Trong giai đoạn 2015 – 2019, chỉ có 5 nhà đầu tư đến từ các địa phương ở trong nước, trong đó 03 nhà đầu tư ở Hà Nội; 01 nhà đầu tư đến từ tỉnh Nghệ An và 01 nhà đầu tư đến từ tỉnh Bình Thuận. Mặc dù số dự án đến từ các nhà đầu tư ngoại tỉnh chỉ chiếm 8%, nhưng tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp này là khá cao, chiếm đến 45,79% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực du lịch của tỉnh. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thu hút nhà đầu tư từ bên ngoài đối với sự phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Bình và sự cần thiết phải tăng cường kết nối trong xúc tiến đầu tư với các địa phương trong cả nước cũng như quốc tế nhằm thu hút được các nhà đầu tư có chất lượng và uy tín.
Bảng 3.3. Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2019
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1. Tổng số Dự án 23 132 103 105 67
Số DA du lịch 2 32 3 17 8
Tỷ lệ % số DA du lịch 8,70 24,24 2,91 16,19 11,94
Số DA của nhà đầu tư ngoại tỉnh 2 1 1 1
2. Tổng vốn 1.072,14 12.665,73 5.986,61 3.546,60 3.085,47
Lĩnh vực du lịch 13,25 9.688,70 3.888 2.190 2.584,62
Vốn đầu tư bình quân 1 DA 6,63 302,77 1.296,00 128,82 323,08
Tỷ lệ % vốn đầu tư du lịch 1,24 76,50 64,94 61,75 83,77
Vốn của nhà đầu tư ngoại tỉnh 1.170 357,018 4.882 2.000
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình)
Như vậy, các hoạt động kết nối vùng trong xúc tiến du lịch ở tỉnh Quảng Bình hiện nay mới chỉ mang lại một số kết quả tích cực trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lữ hành gặp gỡ, trao đổi hợp tác để xây dựng và phát triển các tour du lịch đến Quảng Bình. Trong khi đó, tác động từ q trình kết nối vùng đối với thu hút vốn đầu tư phát triển triển du lịch vẫn chưa thực sự rõ nét. Điều này được thể hiện qua số lượng dự án du lịch đến từ các nhà đầu tư ngồi tỉnh Quảng Bình rất khiêm tốn, đặc biệt là sự thiếu vắng của các nhà đầu tư quốc tế. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thu hút đầu tư hiện nay ở tỉnh Quảng Bình đã được ghi nhận từ ý kiến phản ánh của cán bộ quản lý và lãnh đạo của một doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Quảng Bình:
“Mặc dù đã có rất nhiều diễn đàn, hội nghị xúc tiến đầu tư được tổ chức theo vùng trên cơ sở liên kết, hợp tác đồng tổ chức, nhưng suy cho cùng tư duy của các địa phương hiện nay vẫn còn đặt nặng về thành tích thu hút được nhiều dự án đầu tư mà không dựa trên thế mạnh đặc thù của nhau để phát triển, cùng có lợi; tính trạng rập khn và cạnh tranh nhau vẫn cịn khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung” [Kết quả phỏng
vấn chuyên sâu tại Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình].
“Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở tỉnh gặp khó khăn là do mơi trường đầu tư chưa được hồn thiện, trong đó phải kể đến
các chính sách thu hút đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn, chậm cải cách thủ tục hành chính, nhân du lịch thiếu về số lượng lẫn chất lượng. Đây là những rào cản lớn đối với tỉnh Quảng Bình trong việc thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân” [Kết quả phỏng vấn lãnh đạo của một doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Quảng Bình].
3.3.4.2. Kết nối vùng trong phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (ban hành theo Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/08/2011) đã xác định sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Bình gồm 2 nhóm chính, bao gồm nhóm sản phẩm đặc thù và nhóm sản phẩm quan trọng, trong đó ngành du lịch Quảng Bình đã đưa vào khai thác chủ yếu 2 dòng sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm đặc thù, gồm sản phẩm du lịch gắn với Di sản thế giới VQG PNKB và Du lịch gắn với biển được phát triển trên cơ sở khai thác hệ thống tài nguyên du lịch biển trải dài theo dọc bờ biển của tỉnh Quảng Bình. Ngồi ra, thời gian gần đây tỉnh Quảng Bình cũng đã cung cấp cho du khách một số sản phẩm du lịch quan trọng như Du lịch sinh thái mạo hiểm với các sản phẩm chính như khám phá Động Sơn Địong; Tham quan di tích lịch sử, văn hóa (Chi tiết được trình bày ở phụ lục 24).
Bên cạnh việc thực hiện các chính sách đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa trên nguồn tài nguyên của tỉnh (nội lực), Quảng Bình đã đẩy mạnh các hoạt động liên kết vùng trong phát triển sản phẩm du lịch. Bằng chứng là giữa tỉnh Quảng Bình với các địa phương trong nước đã phối hợp tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip đến khảo sát để phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch, qua đó đã hình thành nên một số tour du lịch hấp dẫn, mang đặc trưng riêng của vùng, địa phương khi tham gia vào các chương trình liên kết vùng.
Trước hết, phải kể đến sản phẩm du lịch “Con đường di sản miền Trung” lần đầu tiên được thiết lập nhằm kết nối các di sản nổi bật nhất của 03 tỉnh Quảng Bình – Thừa Thiên Huế - Quảng Nam, bao gồm: VQG PNKB (Quảng Bình), Cố đơ Huế với 2 di sản là Quần thể di tích Cố đơ Huế và Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên Huế), Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An (Quảng Nam). Đến nay, không chỉ giới hạn ở 3 địa phương trong mục tiêu ban đầu tham gia vào chuỗi liên kết mà các địa phương khác ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ như Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hịa… cũng đã tham gia và phát huy tiềm năng, đem lại nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Bảng 3.4. Một số sản phẩm du lịch liên địa phương ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Địa phương, vùng, quốc gia
tham gia liên kết Sản phẩm du lịch liên địa phương
▪ Quảng Bình – Thừa Thiên Huế - Quảng Nam
▪ Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
• Con đường Di sản miền Trung
▪ Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế • Hồi niệm về chiến trường xưa • Đường Hồ Chí Minh huyền thoại
▪ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị -Thừa Thiên Huế
• Con đường sinh thái, văn hóa tâm linh Bắc miền Trung gắn với du lịch có trách nhiệm và bền vững.
▪ Quảng Bình – Thái Ngun • Từ thủ đơ Gió ngàn về Q hương Đại tướng
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình)
Bên cạnh đó, Quảng Bình đã tham gia liên kết với Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và xây dựng sản phẩm đặc trưng chung của khu vực Bình - Trị - Thiên theo các chủ đề: