CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Tác động của kết nối vùng đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch tỉnh Quảng
Quảng Bình
Đánh giá tác động của kết nối vùng đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch là nội dung khá rộng và có tính chất phức tạp, đòi hỏi việc vận dụng phương pháp đánh giá phải phù hợp với dữ liệu thu thập cũng như đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, đặc biệt kết quả đánh giá vừa phản ánh được hiện trạng, xu thế phát triển một cách khách quan và thuyết phục bằng các chỉ tiêu định lượng. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm, sự sẵn có (khả năng thu thập tốt nhất) nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả thực hiện phân tích định lượng và kết hợp định tính nhằm làm rõ sự tác động của kết nối vùng đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch tỉnh Quảng Bình trên 2 phương diện: (1) sự tác động đến doanh thu du lịch; và (2) tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình.
3.4.1. Tác động của kết nối vùng đến doanh thu du lịch Quảng Bình
Như đã trình bày ở chương 2, quan điểm vận dụng phương pháp này là xem doanh thu du lịch lữ hành như một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngành du lịch địa phương và đặt trong mối liên hệ với hoạt động kết nối vùng du lịch giữa Quảng Bình và các tỉnh, thành ở vùng Trung Bộ (bao gồm vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ). Điều này có nghĩa rằng, doanh thu du lịch là biến kết quả và chịu tác động từ các chương trình phát triển du lịch, trong đó có hoạt động kết nối vùng giữa Quảng Bình và các địa phương. Nếu kết quả phân tích chỉ ra bằng chứng có sự tương quan không gian cùng chiều về doanh thu du lịch lữ hành giữa các địa phương thì hoạt động kết nối vùng đã có tác động đến doanh thu du lịch (kết quả hoạt động du lịch) theo hướng tích cực, tức là tạo ra hiệu ứng lan tỏa doanh thu du lịch giữa tỉnh Quảng Bình và các địa phương ở khu vực miền Trung.
Kết quả xử lý số liệu cho thấy, chỉ số Moran’s I tổng thể về doanh thu du lịch lữ hành của các địa phương vùng Trung Bộ giai đoạn 2012 – 2019 đều lớn hơn 0 và có ý nghĩa thống kê khá cao (chi tiết tại Phụ lục 2), tức là có sự tương quan không gian cùng
chiều về doanh thu du lịch lữ hành giữa các địa phương trong toàn vùng. Tuy vậy, chỉ số tương quan không gian vẫn cịn thấp và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2017 - 2019. Nếu như giai đoạn 2013 – 2016, chỉ số Moran’s I tổng thể vùng giao động trong khoảng 0,140 – 0,149 với biên độ thấp, nhưng từ năm 2017 đến 2019 có sự sụt giảm đáng kể. Kết quả này phần nào phản ánh đúng xu thế dòng khách du lịch lữ hành ở các tỉnh
miền Trung trong thời gian qua, đó là khách du lịch đến khu vực miền Trung phần lớn là khách nội địa với đặc điểm là tự tổ chức các chuyến đi ngắn ngày thay vì đặt tour du lịch qua các hãng lữ hành và đang trở thành xu hướng chung hiện nay. Đây chính là một trong những thách thức không nhỏ đặt ra đối với các doanh nghiệp lữ hành trong việc liên kết phát triển các tour du lịch liên địa phương và liên vùng.
(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam được xử lý bằng Stata)
Hình 3.11. Chỉ số Moran’s I tổng thể về doanh thu du lịch lữ hành của các địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Khi phân tích chỉ số Moran’s I địa phương cho thấy, có sự phân cụm rõ nét về doanh thu du lịch lữ hành ở vùng Trung Bộ. Trong đó, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam là 3 địa phương được xếp vào góc phần tư thứ HH (cao – cao) trên biểu đồ phân tán Moran Scatterplot, tức là vùng có doanh thu du lịch lữ hành cao hơn so với các địa phương lân cận, phản ánh sự liên kết khá chặt chẽ giữa 3 địa phương này. Trong thực tế, cả 3 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam có tỷ lệ khách du lịch quốc tế cao hơn nhiều so với các tỉnh khác ở khu vực miền Trung, cụ thể: Quảng Nam (59,72%), Thừa Thiên Huế (45,46%) và Đà Nẵng (40,53%). Đây là 3 địa phương có lợi thế về tài nguyên du lịch, có vị trí địa lý tiếp giáp với nhau và nằm trên tuyến du lịch miền Trung – Tây Nguyên, nơi tập trung 6 di tích được thế giới cơng nhận, từ lâu đã có sự kết nối 2 di sản lớn (Kinh thành Huế - Phố cổ Hội An). Để khai thác tiềm năng du lịch, nơi hội tụ các di sản văn hóa và thắng cảnh thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hóa di sản và du lịch sinh thái, tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đã xây dựng chương trình liên kết “3 địa phương 1 điểm đến”, với nhiều nội dung quan
trọng đã được ký kết hợp tác và tổ chức thực hiện, như: Nâng cao vai trò của hiệp hội về đối thoại cơng - tư; xây dựng cơ chế chính sách và quản lý nhà nước; hợp tác trong lĩnh
vực thông tin du lịch; đầu tư và phát triển sản phẩm cũng như quảng bá cho sản phẩm của địa phương; đào tạo và phát triển du lịch.
(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam được xử lý bằng Stata)
Hình 3.12. Biểu đồ phân tán chỉ số Moran’s I địa phương về doanh thu du lịch lữ hành vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2012 và 2019
Trong khi đó, Quảng Bình và các địa phương cịn lại ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (ngoại trừ Khánh Hịa) được định vị vào góc phần tư LL (thấp – thấp), tức là địa phương có doanh thu du lịch lữ hành thấp và các địa phương lân cận cũng thấp trong suốt giai đoạn 2012 – 2019. Như vậy, tính liên kết địa phương và liên kết vùng trong phát triển du lịch của những địa phương này (trong đó có Quảng Bình) là rất thấp, chưa tạo ra được hiệu ứng lan tỏa để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu du lịch cho toàn vùng. Kết quả này trùng hợp với nội dung phân tích như đã trình bày ở phần trước, càng bổ sung thêm bằng chứng để kết luận rằng, sự trùng lặp về sản phẩm và việc áp dụng các mơ hình phát triển khá giống nhau là thực trạng chung của nhiều địa phương ở khu vực miền Trung, điều đó thể hiện sự chia cắt và phân mảnh trong phát triển du lịch, dẫn đến các nguồn lực không được sử dụng một cách hiệu quả.
Tóm lại, kết nối vùng trong phát triển du lịch ở khu vực miền Trung (bao gồm cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ) tập trung vào cụm du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Điều này hàm ý một chính sách quan trọng đối với tỉnh Quảng Bình đó chính là việc xác định cụm liên kết ưu tiên với 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Di sản Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng để phát triển tour du lịch liên địa phương theo chương trình “Con đường di sản miền Trung”, góp phần tạo sự khác biệt và tính độc đáo của sản phẩn du lịch vùng, tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch của cụm liên kết này.
3.4.2. Tác động của kết nối vùng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong phần này luận án thực hiện đánh giá tác động của kết nối vùng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), hoạt động trong 04 lĩnh vực chủ yếu, gồm: lữ hành, lưu trú, vận tải và nhà hàng. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả dựa trên nguồn số liệu điều tra khảo sát các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. Có 6 tiêu chí được sử dụng để đánh giá tác động của việc tham gia kết nối vùng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm: 1) Chia sẻ kiến thức, thơng tin và nguồn lực; 2) giảm chi phí xúc tiến, quảng bá; 3) nâng cao năng lực cạnh tranh; 4) mở rộng quy mô kinh doanh; 5) Phát triển sản phẩm mới; 6) Tăng doanh thu và lợi nhuận. Các ý kiến đánh được thực hiện bằng cách cho điểm bằng thang Likert 5 mức độ, trong đó, mức 1 thể hiện quan điểm hoàn tồn khơng đồng ý, mức 5 thể hiện quan điểm hoàn toàn đồng ý.
(Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát doanh nghiệp)
Hình 3.13. Đánh giá của doanh nghiệp về tác động của kết nối vùng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình
Kết quả thống kê cho thấy, các ý kiến đánh giá của doanh nghiệp đã ghi nhận một số lợi ích khi tham gia vào các hoạt động kết nối vùng, đó là giúp các doanh nghiệp có cơ hội chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin và nguồn lực để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Điều này được thể hiện qua mức điểm đánh giá về tiêu chí “Chia sẻ kiến thức, thông tin và nguồn lực” đạt trên 4 điểm, trong đó điểm đánh giá của các doanh nghiệp lữ hành là 4,26; của các cơ sở lưu trú (4,22 điểm); của các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng là 4,18 điểm và đơn vị vận tải là 3,16 điểm. Ngồi ra, tiêu chí “Giảm chi phí xúc tiến, quảng bá” cũng được các doanh nghiệp đánh giá tích cực, với mức điểm đánh giá trên 4 điểm, tức là việc tham gia các hoạt động kết nối vùng đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí xúc tiến, quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch.
Tuy nhiên, 4 tiêu chí cịn lại khơng được các doanh nghiệp đánh giá cao, đó là những tiêu chí liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh; mở rộng quy mô hoạt động; phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trung bình điểm đánh giá của các tiêu chí này chỉ ở dưới mức 3,5 điểm, ngoại trừ điểm đánh giá của doanh nghiệp lữ hành đối với tiêu chí “Tăng doanh thu và lợi nhuận” đạt mức 4,08 điểm.
Như vậy, xét trên bình diện chung thì việc tham gia các hoạt động kết nối vùng trong phát triển du lịch mới chỉ mang lại một số kết quả bước đầu, trong đó chủ yếu là tạo điều kiện để các doanh nghiệp gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và cùng hợp tác trong việc giới thiệu quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch. Kết quả này một lần nữa khẳng định rằng thực trạng hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình với các doanh nghiệp và đối tác bên ngồi tỉnh Quảng Bình phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi thông tin, chia sẻ và dẫn khách du lịch sử dụng một số dịch vụ cơ bản trong các tour, tuyến du lịch đến Quảng Bình như: thăm quan, lưu trú, ăn uống và vận chuyển. Trong khi đó, việc liên kết trong đầu tư, trong đào tạo nhân lực và phát triển sản phẩm dịch vụ hoặc liên kết ở cấp độ đối tác chiến lược, liên doanh liên kết là chưa được thực hiện một cách sâu rộng và phổ biến. Mặt khác, phạm vi tác động của kết nối vùng là khá hẹp, mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực lữ hành. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ ăn uống, vận chuyển hành khách chưa đón nhận được những lợi ích từ quá trình tham gia kết nối vùng mà nguyên nhân trực tiếp đó chính là mức độ tham gia liên kết của những doanh nghiệp này là chưa cao, nhất là các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ.